Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên
Tôi bắt đầu học Phật năm hai mươi sáu tuổi. Rất nhiều bạn đồng tu đều biết, tôi không có phước báo, cũng không có tuổi thọ. Không chỉ một người, mà rất nhiều người xem tướng đoán mạng cho tôi đều nói tôi không qua khỏi tuổi bốn lăm.
Tôi tin, vì rất nhiều đời trong nhà tôi đều không qua được bốn lăm tuổi. Tôi không có phước báo là do trong đời quá khứ tôi không có tu phước. May mắn tôi vẫn còn một chút thiện căn, vẫn còn một chút thông minh trí tuệ đủ để tiếp nhận thiện pháp.
Năm đó, lão Cư Sĩ Chu Kính Vũ đem sách Liễu Phàm Tứ Huấn và Thái Thượng Cảm Ứng Thiên giới thiệu cho tôi. Sau khi đọc xong, tôi cảm thụ rất sâu sắc, biết được khuyết điểm của mình liền sửa đổi tự làm mới.
Tôi học nhẫn nhục, học nhường nhịn. Bây giờ vẫn còn một chút thọ mạng và dường như vẫn còn một chút phước báo.
Phước báo này không phải là của đời trước tu mà do chính đời này đã tu được, thực tế mà nói, đắc lực ở lời dạy dỗ của Ấn Quang Đại Sư. (Ấn Quang Đại Sư Ngài là Tổ thứ mười ba của Tịnh Độ Tông, Pháp Môn Tịnh Độ).
Từ Hồng Kông trở về Đài Loan, tôi đề xướng quyển Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên. Tôi in lần đầu tiên, đến nay tổng cộng đã in qua rất nhiều lần, đại khái số lượng cũng sắp gần một triệu bản. Đã in Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên, An Sĩ Toàn Thư và Liễu Phàm Tứ Huấn.
Ở Đài Loan tôi đề xướng phiên dịch lưu thông, hơn nữa ba loại sách này cũng đều đã giảng qua mấy lần, bao nhiêu lần tôi không nhớ rõ. Lúc đó tôi giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là dùng quyển này, cho nên bên trong sách có viết ghi chú.
Chân chính đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Ấn Tổ dùng ba loại sách này để bù đắp giới hạnh thiếu sót của chúng ta.
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là từ Thánh Hiền lập tâm phát nguyện, luôn được áp dụng trong đời sống thường ngày đối nhân, xử thế, tiếp vật.
Cổ Đức đã nói, công dụng của nó có thể làm thành nấc thang Siêu Phàm Nhập Thánh, là then chốt để chuyển họa thành phước. Ngày xưa, mỗi một Triều Đại ở Trung Quốc, người y theo cuốn sách này để tu học rất nhiều, họ được quả báo của Cảm Ứng rất thù thắng.
Trong Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên đã dẫn những nhân duyên công án này, bây giờ chúng ta gọi là chuyện xưa. Người phụng hành theo Thái Thượng Cảm Ứng Thiên thì họ có được thiện báo, còn người tạo tác ác nghiệp thì thọ những ác báo.
Sự thâu tập này có thể nói là rất phong phú, chúng ta đã được xem. Trên thực thế, sự thâu tập những nhân duyên công án này rất là hạn hẹp, còn sự tích của cảm ứng thì nhiều không kể xiết.
Chỉ cần chúng ta tỉ mỉ quan sát, có rất nhiều công án đều ở chung quanh chúng ta, chúng ta làm sao có thể không tin tưởng, làm sao có thể không y giáo phụng hành.
Ấn Quang Đại Sư lấy Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Hội Biên làm nền tảng tu học của Tịnh Độ. Ấn Tổ cả đời cực lực đề xướng, đây là trí huệ cao độ, là tâm đại từ đại bi của Ngài. Chúng ta phải nên biết, phải nên tôn trọng, phải nên cảm ân, phải nên y giáo phụng hành, đây mới là báo đáp.
Thư viện Trung Hoa Phật Giáo cất giữ số lượng sách này cũng không ít. Tôi xem mặt sau tờ bản quyền của ba quyển sách này, mỗi bản số lượng in ít nhất là mười ngàn quyển, nhiều nhất là năm mươi ngàn quyển và đã in tái bản mấy mươi lần.
Tôi thống kê khái quát, số lượng của hai quyển sách này vượt hơn ba triệu bản. Việc này khiến cho tôi vô cùng kinh ngạc. Hoằng Hóa Xã in các Kinh sách khác, mỗi một loại chỉ có một ngàn bản, hai ngàn bản, vì sao ba loại sách này in nhiều đến như vậy.
Điều này dẫn khởi sự chú ý của tôi. Tôi bình tĩnh suy nghĩ tỉ mỉ, Ấn Tổ khổ tâm muốn cứu tai nạn này, cứu kiếp nạn này.
Hòa Thượng Ân Sư - Pháp Sư Tịnh Không.