Ác Hán

Chương 322: Đạn Hãn Sơn (4)



Sau bảy ngày cướp phá hơn ba mươi đại trướng, Đổng Phi không thể không quyết định tạm thời dừng tay.

Không phải cái gì khác, trên thảo nguyên phát sinh biến hóa không ngờ, biến hóa này làm y luống cuống, làm y không hiểu ra sao, đồng thời trong lòng có chút linh cảm xấu.

Khuyết Cư phản rồi.

Nghe đâu Hòa Liên muốn giết Khuyết Cư, chiếm đoạt đất đai trung bộ thảo nguyên, Khuyết Cư vương đương nhiên không cam tâm bị thôn tính. Bỏ mặc cuộc vây tiễu, mau chóng tuyên bố rời khỏi Đạn Hãn Sơn, triệt để quyết liệt với Tiên ti.

Tiếp ngay đó Hòa Đầu Tiên Ti và Tố Lợi Tiên Ti phát động tập kích.

Hai bộ lạc đó gộp lại tới mười mấy vạn binh mã, cùng Khuyết Cư đánh không phân thắng bại.

Đúng lúc ấy Mộ Dung Tiên Ti không cam lòng đứng bên lề, nhảy ra liên thủ Khuyết Cư vương đánh bại hai bộ lạc kia. Hòe Liên phát ra tuyệt sát lệnh, không buông tha cho Khuyết Cư và Mộ Dung, vì thế Kha Tối Tiên Ti ra tay, hai bên lại đánh nhau tiếp.

Thảo nguyên đại loạn, loạn tới mức không phân biệt được địch ta nữa.

Từ Hoảng, Hạ Tề xuất binh, tức thì bị cuốn vào vòng loạn chiến này. Người Tiên Ti lúc thì liên thủ đối phó với Khất Hoạt quân, lát thì tàn sát lẫn nhau, làm thế cục trở nên khó lường.

Chính vì chém giết khắp nơi khiến Khất Hoạt quân tiến thêm một bước cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Vốn định nhân lúc người Tiên Ti điều động binh mã để đánh úp thảo nguyên, giờ thì hay rồi, đánh úp cái rắm. Toàn bộ thảo nguyên ngập trong khói lửa, làm Hạ Tề không thể không cẩn thận ứng phó.

Nhân mã của Đổng Phi dừng lại ở nơi tên là Tập Ninh, phía nam là Nhạn Môn quận, địa bàn của Viên Thiệu, có đại tướng Khiên Chiêu trấn thủ, Đổng Phi sẽ không tự chui đầu vào rọ.

Phía đông là Đại Thanh Sơn, tiếp nữa là Đạn Hãn Sơn.

Đổng Phi không dám tiến về phía đông nữa, vì nơi ấy địa hình khá phức tạp, không tiện triển khai tập kích.

Trong bảy ngày, Nguyên Nhung quân tổn thương gần 200 người, ngựa mất không ít. May mà mỗi lần tập kích đều thu dọn chiến trường, tiêu hủy khải giáp của ngựa và đằng giáp của quân sĩ.

Mặc dù loại dây leo này cả lãnh thổ Đại Hán trừ Nam Man ra chỉ có ở Thiên Sơn Tây Vực, còn không nơi nào kiếm được, nhưng dù sao vẫn là bí mật của Đổng Phi, không tiện tiết lộ quá sớm.

Tập Ninh chẳng qua chỉ là cái trấn không lớn lắm, nếu muốn phân chia kỹ thì nó thuộc về đất đai U Châu, có điều thời hậu Hán do nhún nhường dị tộc, thực tế nó không còn là lãnh thổ của Đại Hán nữa, đây là một thị tập mậu dịch của Tịnh Châu, U Châu và người Tiên Ti.

Mọi năm vào thời gian này Tập Ninh vô cùng náo nhiệt, thương nhân từ U Châu và Tịnh Châu tới đây mua bán trao đổi với người Tiên Ti. Hợp pháp có, bất hợp pháp cũng có, tóm lại đúng giá là được.

Nhưng Tập Ninh năm nay vô cùng vắng vẻ.

Do thảo nguyên rung chuyển, mọi người đã chẳng còn lòng dạ nào mà mua bán nữa, mà thương nhân cũng nhìn ra, chỉ e thảo nguyên sẽ hỗn loạn một thời gian dài. Cho nên khi đám Đổng Phi tới đây thì đã chẳng còn ai.

Trung tâm trấn có một kiến trúc giống bảo lũy, hẳn là người quản lý đương địa xây nên, đám Đổng Phi liền trú trong đó.

Tường bao cao hai trượng xây bằng đá, có một lối vào duy nhất, bên trong có hơn 20 gian phòng, còn có một đình viện diện tích không lớn lắm. Sau khi 300 Nguyên Nhung sĩ vào đó thành có chút chật chội, ngựa không thể vào, đành bỏ lại bên ngoài.

Có điều Sư tông thú vẫn vào bảo lũy, không rời Đổng Phi nửa bước.

Gió thu tiêu điều, Đổng Phi lên đài quan sát, lòng vẫn chẳng hiểu đã xảy ra chuyện gì.

Mặc dù đoán được giữa Khuyết Cư và Hòa Liên có vấn đề, nhưng không nên sinh xung đột vào lúc này. Rõ ràng bên trong có dấu vết bị người ta thao túng, nhưng ai thao túng và vì sao thì Đổng Phi không rõ.

Ngọc Đái tự do bay trên không trung, thi thoảng phát ra tiếng kêu.

Nói thực, Đổng Phi rất thích Ngọc Đái, bảy ngày qua không có nó sẽ rất nguy hiểm.

Vấn đề bây giờ là làm sao liên hệ được với Hán An quân.

- Chủ công, hay là chúng ta nghĩ cách đánh vào Vân Trung, hướng tới Ngũ Nguyên? Nơi đó Viên quân hình như không nhiều lắm.

- Trước không nhiều, nhưng giờ thì khác.

Đổng Phi lắc đâu:

- Khiên Chiêu dùng binh lão luyện, lúc này thế nào cũng phái quân tới Vân Trung. Khiên Chiêu, Khiên Chiêu ... Lạ thật, sao sao ta không có chút ấn tượng nào về người này?

Đổng Phi nói không có ấn tượng, không phải nói là y không biết người này, ngược lại căn cứ vào tình báo có được, Khiên Chiêu và Đổng Phi thậm chí có khả năng đối diện với nhau.

Khiên Chiêu, tự Tử Kinh, người An Bình Ký Châu, tuổi 33, từng làm trưởng sử của Hà Miêu. Sau khi Hà Miêu chết, hắn thu hài cốt của Hà Miêu, ý đồ đêm xác về quê Nam Dương của Hà Miêu, dọc đường bị đạo tặc ngăn cản, người đi theo chạy hết, hắn đành đào mộ chôn Hà Miêu.

Đạo tặc thấy thế cảm động thả hắn ra.

Sau khi Khiên Chiêu về quên, Viên Thiệu đứng vững chân ở Ký Châu, hắn tới nương nhờ Viên Thiệu, làm đốc quân tòng sự, kiêm lĩnh Ô Hoàn Đột Kỵ. Đó là một trong hai đơn vị binh mã tinh nhuệ nhất của Viên Thiệu, đơn vị còn lại là Đại Kích Sĩ do Hàn Quỳnh con trai Ký châu thương vương Hàn Vinh nắm giữ, đủ thấy Viên Thiệu coi trọng hắn như thế nào.

Vấn đề là trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không có người này.

Viên Thiệu thật may mắn, bốn cột trụ Hà Bắc, bị y giết một, thu một, không ngờ lại vẫn còn nhiều nhân tài để dùng như thế, xuất thân bốn đời tam công chẳng phải là tầm thường.

Đổng Phi nghĩ tới đó đi xuống đài quan sát, xung quanh đây không có bộ lạc nào nên rất yên tĩnh, Nguyên Nhung sĩ ăn uống xong đã ngủ rồi.

Y chẳng cần phòng ốc, dựa vào một tảng đá, đắp áo choàng lên, nhắm mắt dưỡng thần. Sư tông thu ở bên cạnh, mũi khẽ phun phì phì.

- A Sửu, mười mấy năm qua làm mày khổ cực rồi.

Đổng Phi sờ đầu Sư tông thú, nói cũng ghé đầu tới cọ vào má Đổng Phi.

Thật mệt ...

Đổng Phi nhắm mắt lại, bất tri bất giác ngủ mất.

Mùa thu trên thảo nguyên, thời tiết biến đổi khó lường, sáng sớm trời có sương mù, càng ngày càng dày đặc, rồi thò tay ra không thấy ngón.

Rất yên tĩnh, rất bình lặng.

Trong mơ Đổng Phi như về tới Trường An, ở bên vợ con ... Đột nhiên, y mở choàng mắt, nghiêng tai lắng nghe, có tiếng vó ngựa truyền tới.

Mệt mỏi tức thì bay biến sạch, Đổng Phi ngồi bật dậy đánh thức Việt Hề đang ngủ say:

- Hình như có người, mau gọi mọi người dậy.

Việt Hề giật mình, vội mở mắt bò dậy gọi Nguyên Nhung sĩ.

Đổng Phi sầm sầm chạy lên đài quan sát, đưa mắt nhìn hướng vó ngựa, lúc này trời đã hửng sáng, Đổng Phi loáng thoáng thấy một đội nhân mã, nhưng không rõ số lượng.

Rút lui đã không còn kịp nữa, muốn tập kích cũng không kịp nữa.

Đổng Phi nhíu mày lên Sư tông thú, giục ngựa ra khỏi bảo lũy. Người đối diện hiển nhiên cũng nghe thấy tiếng vó ngựa, dừng cả lại, chốc lát sau có tiếng hô lớn:

- Phía trước là ai?

Giọng vang vang, Đổng Phi cảm thấy nghe quen tai lắm, nhưng không nhớ ra:

- Các ngươi là ai, còn tiến tới sẽ bắt tên.

Người đối diện không trả lời, hiển nhiên hai chữ bắn tên làm bọn họ thấy do dự. Hai bên đang giằng co thì Nhung Nguyên sĩ lên ngựa, có điều cả hai bên đều không làm bừa. Việt Hề và Quách Viên im lặng đứng ở sau Đổng Phi, hết sức khẩn trương.

Trời dần sáng, sương mu cũng tan đi, Đổng Phi nhìn thấy rõ đối thủ không kìm được một tiếng "a" lớn. Mà đối thủ nhìn thấy Đổng Phi cũng cả kinh.

Ngựa dưới thân hí dài, đại tướng kia nói lớn:

- Đổng Tây Bình, ngươi làm ta tìm mãi.

Xích Thố, Phương Thiên Hoa Kích, giáp Đường Nghê, đai Sư Tủ, hai cái lông gà phất phơ trong gió, 600 Phi Hùng vệ càng oai phong lẫm liệt.

Đổng Phi hồ đồ, bụng thầm nhủ: Cái tên này sao lại ở đây, chẳng phải hắn đang ở U Châu hay sao?

Hiện trong Lữ Bố lòng đắng, rất đắng. Sau khi Ngụy Du bệnh mất, Viên Thiệu tăng cường công kích U Châu, đánh cho Lữ Bổ khổ không sao kể siết.

Điền Trù không phải là không có bản lĩnh, từng một dạo đoạt lại Ngũ Nguyên quan. Thế nhưng binh lực của Viên Thiệu quá mạnh, thêm nữa mưu sĩ đông đảo, bày mưu tính kế liên hồi, khiến Lữ Bố không thể không bỏ Đại Quận, dùng Điền Trù hợp binh làm một. Cùng lúc đó Công Tôn Độ cũng có hành động, khiến Lữ Đố càng khiếp đảm. May Lệnh Chi có đại tướng Cao Thuận trấn thủ, nên vẫn ổn thỏa.

Tới tháng bảy Viên Thiệu đánh dữ dội. Cao Lãm, Cao Cán, Viên Hi chia binh ba ngả, không ngừng đột kích, làm Lữ Bố lo không xuể.

Lữ Bố võ lực siêu quần, điều này không ai phản đối, có điều khiếm khuyết cũng rất rõ ràng, đó là quá kiêu ngạo, mí mắt quá cao, người thường không lọt vào mắt.

Ngụy Du còn sống, Lữ Bố ít nhiều còn kiềm chế, nhưng Ngụy Du chết rồi, không ai áp chế được hắn nữa. Dùng lời của hậu thế thì Lữ Bố rất ngu xuẩn, không biết tôn trọng, không biết lôi kéo người khác.

Một chuyện rõ nhất là bộ hạ cũ của hắn là Tiên Vu Phụ đã mở cổng Ngũ Nguyên quan đón quân Viên Thiệu vào.

Tiên Vu Phụ là một người rất thực tế, nhiều đời sống ở U châu, cương trực thẳng thắn, võ nghệ không cao, văn tài chẳng xuất chúng, ưu điểm lớn nhất là vững vàng.

Khi Lữ Bố mới tới U Châu, Tiên Vu Phụ cực kỳ hưởng ứng.

Thậm chí sau khi Lưu Ngu chết, đại bộ phận tướng lĩnh U Châu đều không phục Lữ Bố tiếp quản U Châu, Tiên Vu Phụ ra sức giúp Lữ Bố. Nhưng Lữ Bố ngồi vững ở U Châu rồi, Ngụy Du lại qua đời, Tiên Vu Phụ không được Lữ Bố coi trọng nữa. Dù sao trong mắt Lữ Bố, người này chẳng có chút ưu điểm nào, làm sao có thể trọng dụng.

Nhiều lần bị Lữ Bố xỉ nhục, dù hiền như bụt cũng phải nổi giận, Tiên Vu Phụ quy thuận Viên Thiệu, đồng thời mở cánh cửa bảo hộ phía tây, làm Lữ Bố khốn đốn.

Lúc này đứa con trai độc nhất lại rời nhà đi, vừa mới thu được tin Đổng Phi đưa tới, chưa kịp thở phào lại nhận được thư của Hòa Liên.