Ác Hán

Chương 358: Quan Trung Kiều Đầu Bảo (2)



Vào rất nhiều năm trước đây. . .

A, thật ra cũng không phải rất nhiều năm, có lẽ cũng chỉ vào 4, 5 năm trước, khi đó nhân mã của Đổng Phi đều còn đang ở Tây Vực.

Mỗ lần cùng Giả Hủ suy diễn sa bàn, Giả Hủ từng nhắc tới Quan Trung.

Lúc đó, Tây Vực chưa bình định, Khâu Từ Đại Uyên Ô Tôn ba nước không nghe theo mệnh của Hán Vương, lại có Bắc Hung Nô lúc nào cũng uy hiếp.

Nhưng Giả Hủ đã xác định, Đổng Phi chắc chắn chiếm lấy Quan Trung.

Quan Trung có Hàm Cốc quan hiểm yếu, Nam Sơn làm bình phòng, lạch trời Hoàng Hà hình thành một vách chắn kiên cố. Tần Xuyên 800 dặm, đất đai màu mỡ, thích hợp Đổng Phi đóng quân. Tuy nhiên, mọi việc tóm lại có lợi tất sẽ có hại.

Quan Trung mặc dù tốt, vấn đề lớn nhất phải đối mặt ở chỗ thủ có thừa mà tiến thủ không đủ.

Cho nên, sau khi chiếm lĩnh Quan Trung, vì sao Đổng Phi không tiếc giữ chặt Tuyển Phong quân một trong ngũ đại chủ lực ở Hà Đông. Một mặt là bởi vì Hà Đông từng là nơi Đổng Trác lập nghiệp, có cơ sở, về tình về lý đều phải chiếm lĩnh; mà mặt khác, Hà Đông có thể xem như bàn đạp để tiến quân Ký Châu, có ý nghĩa chiến lược vô cùng trọng đại.

Nhưng mặc dù đã chiếm lĩnh Hà Đông, Đổng Phi vẫn phải đối mặt với một vấn đề.

Hà Đông có Thái Hành sơn Vương Ốc sơn cách trở, muốn đi vào Ký Châu cũng không phải là một việc dễ dàng.

Muốn lấy Trung Nguyên, nhất định phải lấy Ký Châu trước!

Năm đó Cường Tần thống nhất lục quốc, cũng hạ thủ từ Tịnh U, sau đó chiếm Ký Châu, lúc này mới có thể kiêu ngạo nhìn vào Trung Nguyên.

Bàng Thống cho rằng, chiếm Tịnh U cũng không ngày một ngày hai. Nếu như không muốn chỉ rơi vào phòng thủ thì phải lấy Hà Nội, nối liền lưỡng hà, lấy Quan Trung làm chỗ dựa, lấy Tịnh U làm trợ thủ, ngày khác chiếm Trung Nguyên có thể dễ dàng hơn nhiều.

Trần Cung Từ Thứ đều rất tán thành điều này.

Cho nên khi Tào Tháo lo việc Lạc Dương hội minh, toàn bộ Trường An cũng đang chiêng trống rùm beng mà tiến hành điều binh khiển tướng

Vì chiếm lấy Hà Nội, Đổng Phi điều ra 8 vạn người, lấy Du Dịch quân là chủ lực. Khi ngọn lửa tại Thấm Thủy châm lên, Bàng Thống và đám người Hàn Đức đã bí mật mai phục ngoài Ung Thành, chờ đợi thời cơ.

Ngẫm lại xem, biển lửa trăm dặm, thanh thế cỡ nào?

Ung Thành nhị Lữ cũng không phải kẻ ngu, vừa nhìn tình huống này đã biết khẳng định Viên Thượng xảy ra vấn đề.

Nếu như Viên Thượng gặp chuyện không may ở nơi khác, nhị Lữ cũng chưa hẳn sẽ có động tác. Nhưng Viên Thượng gặp chuyện không may tại Hà Nội, mà hai người hắn lại không có hành động gì, chỉ sợ sau khi Viên Thiệu biết hắn sẽ là người thứ nhất không bỏ qua cho hai người.

Cho nên sau khi Thấm Thủy bốc lửa, nhị Lữ lập tức điểm binh mã xuất kích, chuẩn bị nghênh tiếp Viên Thượng.

Không nghĩ tới, nửa đường bị Hàn Đức phục kích, nhị Lữ võ nghệ mặc dù cao, nhưng bị mình Hàn Đức trảm rớt ngựa.

Thành Lễ lĩnh binh đánh tan binh mã của nhị Lữ, mà Bàng Thống gạt mở Ung Thành, bắt giữ Trần Lâm.

Liên tiếp những hành động này chỉ diễn ra trong một canh giờ. Bàng Thống có đủ thời gian để thanh lý chiến trường, tại Ung Thành ôm cây đợi thỏ, chờ Viên Thượng tự chui đầu vào lưới. Bàng Thống tin tưởng, cho dù Viên Thượng không chết, đi tới dưới Ung Thành phỏng chừng đã bị đám người Đổng Phi lột mấy tầng da. Mà trên thực tế, Viên Thượng cũng rất phối hợp, hoàn toàn y theo kế hoạch của Bàng Thống mà tiến hành.

Một trận đại chiến, diễn ra tròn một ngày.

Bắt đầu từ khi châm lửa đến khi Viên Thượng bị bắt, toàn bộ hành động đều có thể nói vô cùng thuận lợi.

Khi Tào Tháo nhận được thông báo, chuẩn bị xuất binh cứu viện thì Hàn Đức đã dẫn dắt binh mã chiếm Bình Cao, đứng bên kia sông nhìn vào Hổ Lao quan. Vũ An Quốc cố thủ bến đò Mạnh Tân, bày ra tư thế tùy thời qua sông tập kích Lạc Dương. Việt Hề chiếm huyện Hoài (phía tây nam huyện Võ Trắc Hà Nam ngày nay), Thuần Vu Đạo chiếm Võ Đức ( Tiêu Tác Hà Nam ngày nay), bày ra tư thế phòng ngự.

Hoàng Trung thì suốt đêm chiếm Tu Võ, đóng quân tại phía tây Thanh Thủy, nhìn chằm chằm vào Hà Nội.

Khi đại quân Tào Tháo đến bến đò Hoàng Hà thì cũng đã vô lực xoay chuyển, chỉ có thể đứng bên kia sông than khóc cho Viên Thượng.

Trận Hà Nội, Đổng Phi bắt được tổng cộng 11 vạn người của quân Viên Thiệu, trong đó hơn phân nửa bị di chuyển tới Hà Đông, số ít tù binh ở lại Hà Nội, sau đó lại khẩn cấp mệnh lệnh Từ Thứ làm thái thú Hà Nội, lệnh Hoàng Trung xây đại doanh Thanh Thủy phía tây Thanh Thủy.

Đến lúc này, binh mã Đổng Phi có thể trong 10 ngày đột nhập kinh triệu, lại có thể tập kích bất ngờ Ký Châu, quấy rối Duyễn Châu.

******

Năm mới qua đi, Lưu Biện chính thức đăng cơ tại Trường An, nên niên hiệu là năm Thái Bình thứ nhất.

Nếu như dựa theo Dương lịch của hậu thế, năm này chính là Công Nguyên năm 200, năm này Đổng Phi đã 30 tuổi.

Trong thành Trường An tràn ngập không khí hân hoan.

Trải qua 200 năm, tòa đế đô cổ xưa này lại một lần nữa trở thành tiêu điểm cho người trong thiên hạ chú ý đến.

Tâm tình Lưu Biện rất tốt, sáng sớm đã thức dậy, không đến Phật đường tu hành một lúc như trước kia nữa, mà luyện một bài Hoa thương, sau đó rửa mặt, lúc này mới hăng hái bừng bừng dưới vòng vây của mọi người thượng triều.

Đây là lần đầu tiên hắn tảo triều sau khi đăng cơ.

Đổng Phi không ở đây, vì vậy Lưu Biện mệnh Trần Cung chủ trì triều nghị, mà hắn thì ngồi ngay ngắn trên hoàng kim long ỷ với một tâm tình kích động.

Cảm giác này, rất quen thuộc, cũng rất kỳ diệu!

Thật ra rất nhiều năm trước đây, Lưu Biện cũng từng trải qua như vậy. Chỉ là lúc đó hắn còn nhỏ tuổi, mà trong triều còn có cữu phụ Hà Tiến. Tuy là hoàng đế, nhưng phần lớn thời gian Lưu Biện đều cảm thấy hình như mình chỉ là một khôi lỗi.

Hôm nay, ta đã trưởng thành!

Nhưng cảm giác lớn lên cũng không phải rất tốt, không có người ở phía trước che mưa gió, không ngờ sẽ lại khó chịu như vậy.

Lưu Biện đã quen chuyện lớn chuyện nhỏ đều do Đổng Phi làm chủ. Nhưng hiện giờ Đổng Phi còn đang ở Hà Nội chiến đấu với loạn thần tặc tử, Lưu Biện đành phải đối mặt với những việc mà hắn chưa bao giờ trải qua này. Vị Ương cung phải tu sửa, yêu cầu tiền của. . . Trường An thập nhị môn phải xây mới, yêu cầu tiền của; cựu thành cần quy hoạch, tân thành cần kiến thiết, việc lớn việc nhỏ đặt ra trước mặt Lưu Biện, mỗi một việc đều phải phí đầu óc, đều phải cải cọ kịch liệt một hồi.

Một hồi triều nghị, đầu Lưu Biện muốn nổ tung!

- Khải tấu thánh thượng, thần có bản tấu!

Ngay khi triều nghị sắp kết thúc, một người đi ra từ trong hàng văn thần, nằm dưới bệ đỏ lớn tiếng nói.

Là Tô Cố. . .

Tô Cố vốn là thái thú Võ Đô, sau đó đám người Văn Sính qua đã giá không hắn!

Người này nên nói như thế nào chứ? Bản lĩnh lớn không có, bản lĩnh sát ngôn quan sắc vãn có một chút, đồng thời cũng là một người không có chủ kiến.

Tại Võ Đô, mặc kệ nói thế nào hắn cũng là chư hầu một phương.

Nhưng đến Trường An, mặc dù nói chức vị cũng là một trong cửu khanh, nhưng tình huống thực tế thì sao? Trong lòng Tô Cố biết rõ ràng.

Không có oán khí, đó là giả!