Biển Khát

Chương 21: C21: Chương 21





21. Phỏng đoán kịch bản

Đôi tình nhân thu dọn đồ đạc đứng lên, để lại những tiếng thì thầm vào gió.

Trên bãi hoa vàng thênh thang nay chỉ còn hai người. Đồng Ngôn nghĩ, họ cũng là một đôi, tương lai thậm chí còn hằng định hơn những cặp yêu nhau ngoài kia. Họ sẽ kết hôn trong một năm nữa.

Có thể hiểu cử chỉ thiện chí thẳng thắn của Yên Hồi Nam là một kiểu của lời đường mật khi đặt trong bối cảnh đã lên chuyện cưới gả. Có điều gì trong hắn đã nói nếu chú hỏi, tôi cũng sẽ không giấu giếm sự thật rằng tôi rất thường nghĩ về chú.

Khổ nỗi chú không hỏi. Đồng Ngôn lấy làm tiêng tiếc.

Yên Hồi Nam lật ra một trang kịch bản. Nó được gấp lại ở góc. Ai đó khoanh một vòng tròn lên những trang không mấy sạch sẽ này. Có cả hoa thị nữa.

Đồng Ngôn tình cờ gặp giáo sư Derian trong văn phòng khoa. Kịch bản này là bản thảo gốc mà ông lấy từ trong cặp ra, có rất nhiều ký tự tiếng Trung và tiếng Anh được bôi xoá. Ông đã ngăn Đồng Ngôn lại và đánh dấu vào hồi thứ hai, dặn hắn về nhà hãy làm quen với lời thoại.

Đây là kịch bản tình cảm mang chủ nghĩa lãng mạn như truyện cổ tích của Wilde. Chủ đề chính là tình yêu; cốt truyện xoay quanh cái nhìn của ba vị - quý tộc, nhà thơ và kẻ ăn xin, đối với nàng Rose mỹ miều. Nói cách khác, đó là ba góc nhìn về tình yêu đến từ ba con người có hoàn cảnh khác nhau. Về hồi thứ hai được giáo sư đánh dấu, đó cũng là một trong những điểm đặc sắc nhất của vở kịch, khi đã nhấn mạnh về sự đấu tranh nội tâm của chàng thi nhân trẻ vì danh tiếng mà tự tay dâng Đoá Hồng của mình cho người khác. Ở diễn biến tiếp theo, khi Rose được chàng hết mực yêu thương trao vào tay phú hộ, nàng đã mọc ra những gai nhọn và kết liễu đời mình cùng với vị thi nhân ấy.

"Ngôn Ngôn sẽ đóng vai gì trong đây nhỉ?" Yên Hồi Nam hỏi, vẻ thích ý.

Đồng Ngôn cúi người tới gần, dựa khẽ vào vai anh. "Giáo sư chưa nói. Nhưng có lẽ là nhà thơ, một người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp văn học," hắn nghiêng đầu nhìn anh, viên ngọc xanh trên thuỳ tai dán vào gò má toả ra vầng sáng lung linh. "Chú nghĩ sao?"

Yên Hồi Nam lại có ý kiến khác: "Tôi nghĩ em thích hợp đóng vai Rose hơn, một Đoá Hồng kiêu sa lộng lẫy." Tươi đẹp, tự do và có tính huỷ diệt cao, nàng vẫn giữ được sự trinh nguyên của tình yêu đến khi lìa đời. Hồi thứ hai kết thúc vào lúc nhành hồng úa tàn. Một đoạn nhạc dài kết hợp với ánh sáng vàng để cường điệu hoá cảm xúc, như một bản ai điếu, có thể thấy tác giả cũng đồng cảm với nhân vật này. "Thương thay cho Đoá Hồng Nhỏ," anh cảm thán.


"Đã có một bạn nữ đóng vai Rose," hắn thấp giọng bác lại. Đoạn giải thích với anh, "Khoa Văn nhân tài đông đúc, lẽ ra sẽ không nhờ viện trợ từ khoa bạn. Chỉ khéo là giáo sư muốn tìm một sinh viên có gương mặt phương Đông để vào vai cho thêm phần kịch tính, thì tôi đã gặp ông vào hai ngày trước trong một welcoming party, khi mà tôi mặc kiểu sơ mi na ná phong cách thế kỷ 19."

Sở hữu vòng eo thon, đôi chân dài và phần lưng vừa phải, những kiểu áo đan dây, tay loe hoặc có hoạ tiết nhẹ là sinh ra dành cho hắn. Có đôi khi hắn đã hoà vào trong thành phố này, với tâm hồ tự do trôi nổi giữa thế kỷ trung cổ.

Yên Hồi Nam đóng kịch bản lại. "Tôi có thể đến xem em biểu diễn không?"

"Cớ sao không thể," hắn gật đầu. "Tôi sẽ xin cho chú một chỗ ngồi đẹp nhất." Nói đoạn, hắn nghĩ đến vở diễn của Aisa trong buổi lễ tốt nghiệp năm ngoái. Hình như phụ huynh của tập thể sinh viên thảy ngồi ở hàng trung tâm, ngay cả người yêu và bạn bè của họ cũng phải chịu khó chen chúc ở bậc thềm hai bên cánh gà? Hừm, tất nhiên hắn sẽ không để Yên Hồi Nam ngồi bó gối với nhóm sinh viên đại học rồi. Nhưng liệu hắn có nên lấy danh nghĩa "phụ huynh" để cho anh ngồi giữa các cô dì chú bác trung niên trở lên?

Tôi đoán được em đương nghĩ gì đấy. Yên Hồi Nam nhìn hắn, trêu nữa: "Vậy Ngôn Ngôn lấy thân phận gì để xin cho tôi một chỗ ngồi đẹp đây?"

Đồng Ngôn chột dạ: "Chắc là... người nhà." Hắn nghiêng đầu, những chiếc lá gãy trốn trong tóc khẽ rơi ra.

Yên Hồi Nam giơ tay nhặt, vặn xoắn trên đầu ngón rồi đưa cho Đồng Ngôn. Anh mô phỏng theo cách tặng hoa. "Tôi nghĩ mình vẫn nên đứng ở bên rìa sân khấu, đặng có thể lên tặng hoa cho em ngay sau vở diễn."

Thế đấy, chú tính cả rồi, chú chỉ muốn xem tôi sẽ đặt chú ở đâu. Đồng Ngôn nhướng mày, trêu lại: "Người nhà cũng có rất nhiều loại nhé. Để xin cho chú một chỗ ngồi đẹp, tôi sẽ thành thật nói với thầy: Uncle của em muốn đến xem em trình diễn."

Gió lên, lay những cành cây cứng cáp đung đưa nhè nhẹ.

Yên Hồi Nam khẽ cười, trông bất đắc dĩ lắm. Anh mở lòng bàn tay ra để gió cuốn chiếc lá gãy đi. "Đây là cây gì, em nhỉ?"

"Hoa anh đào; hàng năm nở vào tháng Ba và tháng Tư. Khi đó sắc hồng ươm cả con đường, đẹp lắm." Đồng Ngôn ngẩng đầu nhìn cành cây khô quắt, nói giọng tư lự. "Thời gian trôi nhanh quá. Mới ngày nào mùa hạ, chớp mắt đã đông rồi."


Ngày rời London, Văn Phong bất chấp tiệc tối gia đình cũng phải gọi anh lại. Gã bảo đừng trách tôi không nhắc cậu trước, mùa đông đến rồi, đêm nay là đêm đầu tiên đồng hồ trên toàn khu vực nước Anh được chỉnh trở lại bình thường, và đó sẽ là một đêm dài 25 giờ.

Anh bỗng nghĩ đến Đồng Ngôn, nghĩ đến hắn một mình ngày qua ngày ở Edinburgh. Anh thực sự muốn biết bạn nhỏ đã làm gì vào ngày này trong ba năm qua.

Điện thoại thình lình đổ chuông. Đồng Ngôn bèn cúi nhìn màn hình, nhận máy.

Yên Hồi Nam nghe được loáng thoáng. Đó là một giọng nữ trung, nói rất nhanh, có vẻ người ở đầu dây bên kia khá năng nổ hoạt bát.

Đồng Ngôn lơ đãng trả lời và có vài lần nhắc đến tên anh trong cuộc nói chuyện. Cô gái nọ như đã biết về sự hiện diện của anh, trước khi cúp máy còn cười see ya.

Mặt trời ngả dần về Tây, ánh chiều tà đã thôi chói mắt. Một giờ thêm vào này, nhóm nhỏ ba người họ luôn đồng hành đi qua từng đêm trắng. Nhưng năm nay đã khác. Hắn, và họ, đã có thêm một người cần bận tâm.

Đồng Ngôn lần lữa, hỏi Yên Hồi Nam: "Uncle sẽ ở đây với tôi bao lâu?"

"Tôi sẽ ở đây với em cho đến ngày kia," đó là thời gian nhiều nhất anh có thể dành ra khi công việc còn đang chất đống.

Đồng Ngôn lựa từng từ, mất khá lâu để nói: "Aisa vừa gọi tôi. Cô là một người Scotland rất nhiệt tình và là hậu duệ của người Celt cổ đại. Dân của họ có một phong tục cổ truyền, đó là tổ chức lễ kỷ niệm gọi là 'Samhuinn Fire Festival', tạm dịch là Lễ hội Đuốc, vào đêm trước mùa đông, với các màn trình diễn và diễu hành sôi động."

"Em muốn đến tham gia à?"


Đồng Ngôn nhìn anh, nói thẳng: "Aisa mời chúng ta tham dự. Họ muốn gặp chú."

Yên Hồi Nam rất sẵn lòng. Biết Đồng Ngôn đã giới thiệu về mối quan hệ của họ với những cô cậu bạn thân thiết, anh thực sự lấy làm vui. "Được, tôi đi cùng em."

Đồng Ngôn thở ra, cười nói về bạn bè mình: "Hyman là một cậu chàng có tàn nhang, với mái tóc xoăn nâu trông giống teddy bear. Aisa là chủ tịch câu lạc bộ Văn học của trường, một cô gái siêu ngầu với phong cách 'chị đại' mà giới trẻ hay nói..." Hắn đứng dậy nhảy bước nhỏ, phủi cỏ khô dính trên áo. Đôi khuyên tai lam ngọc đung đưa sống động.

Yên Hồi Nam cũng đứng dậy. Anh nghĩ tới ở trong nước, mặc điện thoại bị tịch thu, Đồng Ngôn cũng nhất quyết một hai phải ra ngoài dạo phố dù chẳng có lấy người bạn.

Hắn chủ động đưa tay về phía Yên Hồi Nam, như đứa trẻ ngoan chờ được dắt. "Chúng ta về nhà trước đi. Lễ hội Đuốc khuya nay mới bắt đầu, mình sẽ gặp họ sau." Đồng Ngôn dẫn anh băng qua cung đường vắng hiếm người qua lại, được hai hàng cây tươi tốt phủ bóng mát. Giả như trời nhiều mây hoặc mưa, con đường này hẳn trông hơi âm u nhưng hôm nay ngoại lệ, trời có nắng, màu xanh bất tận rập rờn sức sống.

Đây là lần thứ hai Yên Hồi Nam ghé thăm căn hộ một phòng ngủ của Đồng Ngôn. Nó rất khác với đêm đầu tiên họ gặp nhau. Nắng vàng ruộm, cửa sổ hình vòng cung mở he hé, rèm vải bông lả lơi. Chăn trên giường rũ một góc xuống đất. Những sách đ ĩa đang mở nằm rải rác trên bàn và thảm trải sàn cạnh giường ngủ.

Đồng Ngôn đặt kịch bản lên bàn. Yên Hồi Nam ngồi vào vị trí mình đã từng ngồi trước đó.

Gói thuốc lá để mở, cạnh bên là con bật lửa màu xanh nước biển.

Tôi biết thế là không phải phép nhưng sao... con bật lửa này trông quen quá. Yên Hồi Nam nheo mắt. Anh nhớ tới chiếc bật lửa hỏng của Đồng Ngôn vào đêm mưa nọ. Trực giác bảo đó là cái mới, và nó giống như đúc với kiểu anh từng dùng ở mười năm trước.

Anh cười nhẹ, vờ như không biết gì. Đồng Ngôn ngang qua thì khựng lại, vơ gói thuốc và bật lửa đi.

"Chú muốn uống gì không," hắn đặt chứng cứ lên đảo bếp.

Yên Hồi Nam lấy điện thoại ra xem giờ, sẵn đọc tin nhắn của Chang. "Em có muốn mình đi sớm một chút, mời mọi người bữa tối không?"

Hắn xua tay: "Họ thường ăn tối ở nhà rồi mới ra ngoài."


Anh tắt màn hình điện thoại, nỗ lực của Chang xem như công cốc. "Còn chúng ta thì sao đây?"

Đồng Ngôn chống tay lên đảo bếp. "Bây giờ gấp quá, có lẽ tôi nấu không kịp. Nguyên liệu trong tủ cũng không còn nhiều," hắn quyết định dẫn Yên Hồi Nam đến một nhà hàng brunch nổi tiếng, nơi có dessert và beefsteak rất được ưa chuộng.

Một tách cafe thay cho lời kết của bữa trưa muộn. Đồng Ngôn tự giác cầm hoá đơn thanh toán, làm anh nhớ đến câu chọc khoáy của Văn Phong.

Phố đã lên đèn, họ xách hộp bánh quế ra khỏi nhà hàng. Edinburgh gần đây tối sớm; năm, sáu giờ trời đã nhá nhem rồi. Hoàng hôn nhạt dần và chẳng chốc mất tăm mất tích. Gió đã se lạnh.

Hắn mặc thêm áo khoác trước sự nằng nặc của Yên Hồi Nam. Đó là một kiểu áo đan len bản to, dài quá gối.

Nhiệt độ trong và ngoài nhà hàng nay chênh nhau rất lớn, Đồng Ngôn bèn khoanh tay quấn lại vạt áo trước ngực. Yên Hồi Nam thì một tay xách hộp bánh, tay kia ôm hờ hắn vào lòng.

Gần đó là một khu chợ phiên, với những dãy đèn lồ ng màu vàng ấm treo lủng lẳng dọc lối vào.

Họ đứng sát vào nhau và nhận được bao cái nhìn nồng hậu của người dân xứ Scot.

Còn một lúc nữa Lễ hội Đuốc mới khai mạc. Đồng Ngôn dừng bước trước dãy hàng đa dạng nọ, bị đám đông xô nghiêng vào ngực Yên Hồi Nam.

Hắn che trán, ngẩng đầu nhìn thấy cằm anh đang ở khoảng cách rất gần. Một bàn tay luôn ấm xoa trán hắn.

"Cẩn thận nào," giọng anh trầm thấp.

Hắn gật gà gật gù, nói: "Hôm rồi chú đòi quà tôi đúng không? Ở chợ phiên này rất dễ tìm thấy hàng tốt. Chú xem đi, thích gì cứ nói, tôi tặng chú."