Cái Thùng Cơm Sát Vách

Chương 78: Chương kết thúc



Cha mẹ Kiều Phong đều ở trong trường đại học A. Nếu nhìn từ bên ngoài, đây là một căn hộ hơi cũ kỹ, thế nhưng bên trong nhà được lắp đặt trang thiết bị cực kỳ tinh xảo, bài trí với màu sắc thanh thoát tạo nên một cảm giác ấm áp. Hai vợ chồng ông bà đều đã sống tại căn nhà này hơn ba mươi năm nay nên tuy các con đã vài lần đề nghị chuyển sang một căn nhà lớn hơn nhưng đều bị ông bà từ chối.

Mẹ Kiều cũng giống như ba Ngô, thoạt nhìn thì trông trẻ hơn tuổi thật một chút. Da bà luôn được chăm sóc kỹ lưỡng nên rất trắng, các nếp nhăn không quá rõ, chỉ khi cười thì hơi hiện lên vài nếp nhăn trên khóe mắt. Bà lại rất thích cười, mà cũng chẳng bao giờ quan tâm đến mấy chuyện phức tạp như mấy nếp nhăn trên khóe mắt.

Lúc mẹ Kiều vừa mở cửa, Lam Sam đã nở nụ cười rạng rỡ, ngọt ngào gọi bà:

- Dì ạ.

Mẹ Kiều cười đáp lại, rồi mời hai đứa vào phòng,

Ngày hôm nay trong nhà họ Ngô rất đông đủ. Ông Ngô và Ngô Văn đều có mặt ở đây, ngoài ra, trên ghế salon trong phòng khách còn có thêm một ông lão nữa. Tóc ông đã trắng phau, biểu tình quắc thước, đeo kính lão, trên người là bộ quần áo Tôn Trung Sơn ngay ngắn. Khi ông nhìn thấy Lam Sam và Kiều Phong bước vào phòng bèn hơi nghiêng đầu quan sát họ.

Đương nhiên, trọng điểm là quan sát Lam Sam rồi.

Sắc mặt ông rất hồng hào, nhưng trên khuôn mặt khắc sâu những vết hằn của năm tháng, khi ông quan sát Lam Sam, những đường cong trên khuôn mặt không có bất kỳ biến hóa nào dù nhỏ nhất, giống như một bức tượng điêu khắc, tạo ra một cảm giác không giận mà tự uy.

Không cần giới thiệu thêm, Lam Sam cũng biết vị này là ai – đây chẳng phải là ông nội trưởng thôn của Kiều Phong đó sao. Ông là người trồng ra loại gạo thơm mà cô thích nhất, nên Lam Sam vừa gặp ông đã cảm thấy thân thiết với ông rồi, mặc dù trông ông còn rất hào khí, quả không hổ là trưởng thôn nhé.

Kiều Phong cũng không ngờ ông nội sẽ xuất hiện tại đây, thật là, cha mẹ cũng chẳng thèm nói trước với anh một tiếng, anh rất sợ Lam Sam sẽ khẩn trương nên khẽ nắm tay cô.

Lam Sam lại tuyệt đối chẳng hề khẩn trương chút nào, cô rất thoải mái, ân cần thăm hỏi ông nội Ngô, thậm chí còn nói với ông rằng:

- Ông ơi, cháu thật cảm ơn ông đã trồng ra loại gạo thơm ngon đến vậy, mỗi ngày mà cháu không được ăn thì đều thấy nhớ nhung ông ạ.

Thái độ của ông nội Ngô cũng giãn lỏng hơn, ông thoáng nhìn sang Kiều Phong, còn rất nhạy bén bắt được trọng tâm:

- Hai đứa đã ăn chung một nồi rồi đấy hả?

- Khụ. – Lam Sam che miệng ho khan, ngượng ngùng cúi đầu.

Kiều mẹ rất ân cần đỡ cô ngồi xuống, Ngô Văn rót cho Lam Sam một ly trà,sau đó Kiều mẹ lại quay vào bếp, lúc đi còn bắt theo tráng đinh là Ngô Văn theo cùng.

Lam Sam vội vã đứng lên:

- Dì ời, để con vào giúp dì?

- Không cần không cần, mau ngồi xuống đi con.

Kiều Phong cũng kéo tay Lam Sam, cười nói:

- Em thì giúp được gì chứ, đến nhặt rau còn chẳng xong nữa mà.

Một câu này đã đập vỡ tan nát mọi biểu hiện hiền lành chăm chỉ giả tạo mà cô vừa thể hiện rồi.

Ông Ngô buồn cười quá, con trai ông sao mà ngốc nghếch thế không biết.

Cũng may Lam Sam không phải kiểu con gái khó khăn, sau khi bị vạch trần thì hơi mất tự nhiên, cười một cái rồi cho qua luôn. Ông nội Ngô nhận thấy Kiều Phong tìm được cô bạn gái này là rất đúng người, nếu xét về tính cách, cả hai quả là rất xứng. Kiều Phong thì quá khép nép nên tìm một cá tính phóng khoáng thế này có khi lại bù trừ được cho nhau đấy.

Lam Sam quay trở lại ngồi trên ghế salon, cùng nói chuyện phiếm với hai vị trưởng bối. Cô khá hiếu kỳ về ông nội Ngô, liền hỏi:

- Ông ơi, ông là người ở đâu ạ?

Đại khái là vì mới nghe đối phương khen rất thích gạo ông trồng nên ông nội Ngô không còn tỏ ra quá nghiêm nghị như lúc đầu, ông đáp:

- Ông là người Hồ Nam.

- Hồ Nam là tuyệt nhất đấy, là đồng hương của chủ tịch Mao.

Ông nội Ngô cười khà khà. Bất kể xã hội có thay đổi như thế nào thì trong lòng những người ở thế hệ trước như ông , ba chữ “Mao chủ tịch” vẫn có sức nặng vô cùng. Lam Sam lại hỏi:

- Ông ơi, trong thôn của ông có bao nhiêu người vậy.

- Khoảng hơn bốn nghìn miệng ăn.

- A, đúng là một thôn không nhỏ đâu, vậy có bao nhiêu mẫu đất ạ.

- Khoảng hơn sáu nghìn mẫu gì đấy, là một thôn rất lớn.

Nghe một già một trẻ trò truyện, ông Ngô cảm thấy hơi là lạ sao í, điều Lam Sam quan tâm có phải hơi bị trật nhịp không nhỉ? Vì sao cô bé lại có hứng thú với vấn đề thổ địa hay nhân khẩu quê ông chứ. Nơi này hàng năm cả nhà cũng chỉ quay về quét tước một đôi lần thôi mà…

Nhưng bất kể thế nào, ông nội và Lam Sam đều trò chuyện rất vui vẻ, xem ra ông rất thích cô. Kiều Phong có vài lần định chen vào rồi thôi, anh hình như muốn giải thích điều gì đó song cuối cùng vẫn chưa thể chen miệng vào được.

Ở trong bếp, Ngô Phong chợt gọi to:

- Kiều Phong, vào đây giúp anh với.

Kiều Phong lập tức đứng dậy đi vào bếp.

Kiều mẹ cùng Ngô cha thật ra đều không quá chú trọng vào chuyện cơm nước, Ngô Văn cũng không biết làm gì, hai anh em nhà này vốn đều ăn cơm căng-tin đại học A mà lớn lên. Về sau, Kiều Phong tự nhiên lại có hứng thú đối với nấu ăn, đọc thêm nhiều sách vở, tự học thành tài, dần dần trở thành kẻ ngoại tộc trong “cái nhà không biết nấu cơm” này.

Hôm nay, mẹ Kiều rất hứng khởi nên vốn định vào bếp tự làm một mâm cơm, thế nhưng bà đánh giá cao trình độ của mình rồi, nên hiện bà có phần bê không nổi trọng trách này.

Ngô Văn đứng bên cạnh thùng rác nhặt rau, anh chàng cầm một cây Tiểu Du Thái xinh đẹp trong tay, không ngừng bóc bóc lột lột, đến sau cùng chỉ còn mỗi cái thân mới an tâm, sau đó lập tức ném tất cả vào rổ. rồi lại lột tiếp cái khác.

Trong thùng rác đã tích lũy được cực nhiều cành lá rau đáng thương.

Kiều Phong thấy kỳ quái quá:

- Sao anh lại muốn lột sạch hết Tiểu Du Thái thế?

Ngô Văn xù lông:

- Nói cái gì thế, sao con người em có thể phóng túng dâm đãng như vậy chứ?

Kiều Phong vội ngậm miệng, nhìn anh rất vô tội.

Mẹ Kiều mải miết thái, vừa quay đầu đã nhìn thấy đống đồ ăn trong tay Ngô Văn, vội cả giận nói:

- Nguyên liệu nấu ăn chúng ta còn dư lại để có thể sử dụng vốn không nhiều rồi, con còn lãng phí thế hả.

Kiều Phong lắc đầu, vội rửa tay, đích thân ra trận. Anh chỉ có một yêu cầu đối với mẹ và anh trai mình:

- Làm phiền hai người đứng ra cửa cách xa một chút, đừng gây trở ngại cho con.

Hai người kia vô cùng nghe lời nhé, vội lùi ngay ra sau, nghiêng đầu nghe tiếng cười trong phòng khách truyền tới. Mẹ Kiều ngạc nhiên hỏi:

- Sao Lam Sam lại không hề sợ ông nội con thế nhỉ?

Ngô Văn cũng rất ngạc nhiên:

- Không chỉ không sợ, còn khiến ông già trở nên vui vẻ như vậy, cứ như nhặt được tiền.

Động tác của Kiều Phong hơi khựng lại, anh chần chừ nói:

- Hình như, cô ấy hiểu lầm…

- Hiều lầm cái gì?

- Cô ấy cho rằng ông nội mình là trưởng thôn.

- …

- …

Trong phòng bếp chợt vang lên tiếng cười ầm ĩ, Ngô Văn vừa cào tường vừa cười nghiêng ngả:

- Đúng là một nhân tài.

“Nhân tài” Lam Sam cuối cùng cũng bị bại lộ. Kỳ thực ông nội Ngô luận về khí chất cũng chẳng có chút nào giống với một nông dân cả, thế nhưng vì trước đây Lam Sam vẫn chủ định ông là như vậy, nên lúc gặp mặt cũng bỏ qua nghi vấn này mà chỉ cho rằng ngày nay đời sống của người nông dân cũng càng ngày càng tốt lên, càng ngày càng thay đồi. Khi nghe đến khi ông nội Ngô kể về các chiến hữu của mình, cô nàng mới cảm thấy kỳ lạ:

- Ông nội trước đây từng nhập ngũ ạ?

Ông nội Ngô sửng sốt:

- Đúng vậy, từ năm mười mấy tuổi ông đã tham gia cách mạng rồi.

Ông Ngô cũng thắc mắc:

- Lam Sam, Kiều Phong nói gì với con vậy?

- Không có gì. – Lam Sam lắc đầu, nhìn ông nội Ngô: - Cháu chỉ biết trước đây ông nội Ngô từng làm trưởng thôn thôi.

Ông Ngô bị sặc nước trà luôn, vội che miệng ho khan kịch liệt.

Ông nội Ngô liếc mắt lườm con trai mình, ông nhịn cười lắc đầu:

- Kiều Phong đùa con cho vui đấy thôi, tên nhóc này hỏng thật, con đừng nghe nó nói nhé… Ông từng đổi qua nhiều công việc, nhưng chưa từng được làm qua chức trưởng thôn đâu.

Lam Sam xấu hổ quá rồi:

- Hả? Đúng, không ngờ, ôi cháu ngại quá, cháu vẫn cho là…

Ông nội cười xua tay:

- Không sao, làm trưởng thôn cũng tốt lắm mà.

Lam Sam bị làm trò cười cho thiên hạ, mặt mũi đỏ bừng bừng, khẩn trương nắm lấy ngón tay mình, giống i hệt một học sinh tiểu học đang mắc lỗi.

Lúc này Kiều mẹ mới rút lui từ trong bếp ra ngoài phòng khách để hòa giải, để lại hai đứa con trai ở trong bếp nấu cơm.