Cao Quan

Chương 1: Mùa hè tủi nhục và đau xót




Kiếp trước, trong chốn quan trường, hắn cả đời thất bại, hậm hực mà chết.

Kiếp này, hắn quay trở lại, vạch trần thân thế kinh thiên của mình, tái nhập quan trường, lấy lại những gì mà hắn đã bỏ qua kiếp trước.

Hắn – Bành Viễn Chinh – liệu có thành công tìm lại thân thế của mình? Và hắn sẽ làm gì để có thể trụ vững trong chốn quan trường?

Tác giả Cách Ngư bằng phong cách viết phóng khoáng, đôi lúc lại ẩn chứa bao nội hàm trong đó sẽ dẫn dắt chúng ta đi theo từng bước chân của nhân vật chính trong hành trình tìm lại những gì đã mất của hắn.
Hôm nay, trời quang mây trắng. Ánh nắng chiếu rọi khiến người ta phải chói mắt.

Dưới ánh mặt trời, những bóng người lay động lọt vào tầm mắt của Bành Viễn Chinh, mà trên con đường cái mới được cải tạo lại giống như cặp đùi thon thả, trơn bóng, thẳng tắm, trông rất gợi cảm của một người phụ nữ, ngẫu nhiên có chiếc ô tô lao vút qua, chỉ trong chớp mắt là không thấy bóng dáng.

- Là người bị tử hình!

- Đúng là người bị tử hình!

- Như thế nào lại bị tử hình?

- Tôi làm sao biết được?

- Mấy người đó nhìn cái gì vậy?

- Sao không qua xem đi, suốt ngày chỉ biết hỏi?

Một đôi thanh niên nam nữa sóng vai nhau bước qua người Bành Viễn Chinh. Người nam dường như muốn nắm cánh tay người nữ, nhưng người nữ đã lặng yên tránh được.

Bành Viễn Chinh yên lặng theo sát đằng sau hai người, đến chỗ thông báo của khu tập thể nhà máy cơ giới.

Trước bảng thông báo đã tụ tập một đám người già trẻ bé lớn. Bành Viễn Chinh đứng đằng sau, nghe trong đám người giọng nói của một cô bé đang hỏi một cô bé khác:

- Lộ Lộ, cái gì gọi là cưỡng gian vậy?

- Chính là cái loại không biết xấu hổ ức hiếp người tốt.

Bản thông báo này được ghi trên tờ giấy màu đỏ, là bản thông báo mới nhất của thành phố.

Trong bảng thông báo này xuất hiện không ít những phần tử phạm tội bị trừng phạt, nhất là những tên tội phạm sắp bị xử bắn, tội ác tày trời, thậm chí là tinh thần biến thái.

Trên tờ thông báo còn dán hình một người đàn ông bị tuyên án tử hình vì phạm tội cưỡng gian. Người này gầy teo, da vàng ủng, đầu trọc, nhìn qua mới 20 tuổi đầu, cũng rất điển trai. Nhưng nghe nói tên này nửa năm qua đã cưỡng hiếp rất nhiều phụ nữ trung niên từ bốn mươi trở lên, thậm chí còn có một bà già tám mươi tuổi.

- Thật sự là một tên biến thái mà!

- Tên súc sinh chết tiệt!

Mọi người chỉ vào tấm hình, to nhỏ. Nếu có thể giết được thì tên tội phạm cưỡng gian này phỏng chừng đã chết vô số lần.

Mọi người to nhỏ một hồi rồi giải tán. Nhưng Bành Viễn Chinh lại kinh ngạc nhìn vào ngày tháng trên tờ thông báo. Ngày 25 tháng năm 1991. Trong ánh mắt của hắn lóe ra thứ ánh sáng vô cùng phức tạp.

- Bành Viễn Chinh!

Đằng sau truyền đến một tiếng gọi nhẹ nhàng.

Bành Viễn Chinh đột nhiên quay đầu lại, chỉ thấy một khuôn mặt thanh tú, nước da trắng, mặc một chiếc váy liền thân màu trắng, khoác một chiếc áo choàng lưu hành lúc đương thời, duyên dáng đứng ở một nơi, mỉm cười ngoắc hắn.

Cô gái bước tới, tà váy bị gió thổi lay động, trên gương mặt tràn đầy sự tươi cười rạng rỡ, kiều diễm như hoa.

Bành Viễn Chinh há miệng thở dốc, thăm dò:

- Tào Dĩnh?

Tào Dĩnh không nhận ra khóe miệng Bành Viễn Chinh có chút phức tạp chua xót, cười vươn tay về phía hắn:

- Hơn một năm rồi không gặp, bạn học cũ. Nghe dì Mạnh nói, anh cũng tốt nghiệp rồi, được phân về đâu vậy?

Bành Viễn Chinh chết lặng, cứng đờ cầm bàn tay mềm mại, ấm áp của cô gái, miễn cưỡng cười:

- Ừ, tôi được phân phối đến chính quyền xã Bạch Vân. Tuy nhiên tôi còn chưa nhận được tin.

- Chính quyền xã? Thật không tồi, nhưng dường như xã này rất xa xôi, và cũng rất nghèo.

Tào Dĩnh cau mày:

- Anh là một sinh viên giỏi, không nên phân đến nông thôn chứ? Cục Nhân sự làm việc như thế nào vậy?

Bành Viễn Chinh thản nhiên cười:

- Không sai, đến nông thôn rèn luyện cũng tốt.

Tào Dĩnh dường như có việc nên liền vẫy tay nói:

- Ừ, vậy cũng được. Bành Viễn Chinh, hôm nào chúng ta tụ họp bạn học cũ với nhau. Tôi còn phải đến trung tâm bách hóa để mua đồ, hẹn gặp lại sau.

- Ừ, hẹn gặp lại sau!

Tào Dĩnh bước về phía trước, đi được vài bước, lại quay đầu lại cười nói với Bành Viễn Chinh:

- Bành Viễn Chinh, tôi được phân phối đến trường trung học làm cô giáo.

Nói xong, Tào Dĩnh nhẹ nhàng bước qua đường cái đối diện, leo lên một chiếc xe bus công cộng. Sau khi lên xe, Tào Dĩnh mới cảm thấy hai má mình có chút nóng bừng.

Nhìn theo bóng dáng rời đi của Tào Dĩnh, Bành Viễn Chinh trong mắt hiện lên một tia nhu tình. Hắn đã xác định được, hắn đã tái sinh vào năm 1991, đối với hắn mà nói thì đây là một mùa hè khuất nhục nhất và cũng là đau xót nhất.

Trước mắt chính là tòa nhà bốn tầng cũ kĩ màu vàng vừa quen thuộc vừa xa lạ. Bành Viễn Chinh ngửa đầu nhìn bức màn màu lam nhạt treo trên cửa sổ một căn hộ lầu ba. Bức màn màu lam nhạt này khiến hắn vốn đã bình tâm nay tăng thêm một chút dịu dàng, thắm thiết.

Sau khi lên lầu, mở cánh cửa sắt đơn sơ bước vào nhà, trong nháy mắt, Bành Viễn Chinh không kìm nổi hai khóe mắt ươn ướt.

Hắn sống trong khu tập thể của nhà máy cơ giới thành phố Tân An này đến 30 năm. Cho đến năm 2000 thì khu tập thể này bị cưỡng chế phá dỡ. Lúc đó hắn mới chuyển đến một căn nhà khác.

Hắn sở dĩ vẫn sống trong căn hộ cũ kỹ này là vì tưởng niệm người mẹ đã mất. Đương nhiên, cũng bởi vì giá nhà kiếp trước quá cao. Với một người làm việc trong quan trường chức quan không cao như hắn, trên cơ bản là không mua nổi.

Thời gian quay trở lại năm 1991, cảnh tượng sau khi tái sinh hiện ra trước mắt khiến hắn cảm xúc phập phồng.

Nền đất xi măng rất sạch sẽ. Một ít chỗ trũng xuống còn đọng nước, hẳn là mẹ mới vừa lau nhà xong. Trong phòng khách, chiếc quạt trần chạy vù vù, còn trên bàn bày mấy miếng dưa hấu đỏ tươi được đậy cẩn thận bằng cái lồng bàn.

Trong nhà tuy rất đơn sơ nhưng không hề có một hạt bụi.

Mạnh Lâm là một người rất sạch sẽ. Bà cũng là một người có trình độ văn hóa, gia đình gia giáo, nguyên bản vốn có thể sống một cuộc sống thư nhàn. Nhưng vận mệnh lại hướng bà sang một hướng khác.

Đau khổ, nghèo khổ, áp lực… đã cấu thành dấu ấn sinh mạng của mẹ hắn trong cả đời này.

Bành Viễn Chinh chậm rãi ngồi xuống ghế sofa, nhắm hai mắt lại.

Hắn biết, mẹ không có ở nhà, nhất định là vừa mới rời khỏi không lâu.

Bà đã về nhà mẹ đẻ vì vấn đề phân phối công việc của con trai sau khi tốt nghiệp. Bà đã không qua lại với nhà mẹ đẻ mình hơn mười năm rồi. Nếu không phải vì muốn cho con đến một đơn vị tốt, bà tuyệt đối sẽ không bao giờ quay lại căn nhà đó.

Cha của Bành Viễn Chinh là Bành Ngọc Cường bệnh chết vào tháng 4 năm 1976, khi đại họa cả nước sắp bước vào thời kỳ chấm dứt.

Bành Ngọc Cường xuất thân từ gia đình nông dân, mười sáu tuổi đã báo danh hưởng ứng lệnh triệu tập nhập ngũ, từ nay về sau cải biến vận mệnh của mình. Tham gia quân ngũ được tám năm thì vào Đảng, từ trung đội trưởng thẳng đến đại đội trưởng. Năm hai mươi bốn tuổi thì xuất ngũ, về nhà ở tỉnh Giang Bắc làm một Phó chủ nhiệm phân xưởng của nhà máy cơ giới Tân An.

Tháng 2 năm 1969, Bành Ngọc Cường chịu sự đả kích của dư luận, kết hôn với con gái của hiệu trưởng trường đại học Giang Bắc Mạnh Khánh Đào là Mạnh Lâm. Năm thứ hai sinh ra con trai Bành Viễn Chinh. Đến năm Bành Viễn Chinh sáu tuổi thì Bành Ngọc Cường qua đời.

Sau thời kỳ đặc biệt chấm dứt, cha của Mạnh Lâm là Mạnh Khánh Đào rất nhanh được sửa lại án xử sai. Mạnh gia tiến vào xã hội thượng lưu. Mạnh Khánh Đào vẫn làm hiệu trưởng trường đại học như cũ. Con cả Mạnh Quân thì trước làm Phó giám đốc cho một doanh nghiệp nhà nước, sau này, khi nhà nước cải cách phát triển, thì ra ngoài làm ăn, trở thành một ông chủ lớn tiếng tăm lừng lẫy.

Con thứ của Mạnh Khánh Đào là Mạnh Cường, xuất thân làm quan, trở thành cán bộ lãnh đạo. Trưởng nữ Mạnh Bình thì làm việc trong đoàn nghệ thuật thành phố.

Cả nhà Mạnh Khánh Đào vẫn khinh thường Mạnh Lâm lấy Bành Ngọc Cường. Họ cảm thấy Bành Ngọc Cường xuất thân từ một gia đình nông dân, là tầng lớp hạ đẳng, không xứng đáng với con gái của mình. Vì thế người nhà đã mãnh liệt yêu cầu Mạnh Lâm tái giá, đem Bành Viễn Chinh trả lại cho Bành gia.

Mạnh Khánh Đào thậm chí còn lựa chọn một đối tượng kết hôn cho con gái của mình, là học sinh của ông ta, Phó giáo sư khoa tiếng Trung của trường đại học Giang Bắc Trương Lôi. Mạnh Lâm tuy rằng đã kết hơn, nhưng lúc đó chỉ mới hơn ba mươi tuổi, dung mạo như hoa, khí chất tao nhã, nên Trương Lôi đối với bà rất ái mộ.

Nhưng điều này chỉ có Mạnh Khánh Đào và Trương Lôi tình nguyện. Bành Ngọc Cường và Mạnh Lâm quen biết, quý mến nhau trong hoạn nạn. Mà Bành Ngọc Cường lại vì cô mà phải chịu cực khổ. Cho nên tình cảm vợ chồng rất sâu đậm. Mạnh Lâm kiên quyết không chịu tái giá, thứ nhất là không quên được người chồng rất chân thành của mình, thứ hai là không thể bỏ đi đứa con còn quá nhỏ của mình.

Mạnh Khánh Đào giận tím mặt, sau khi quát mắng Mạnh Lâm một hồi thì tỏ vẻ rằng, nếu Mạnh Lâm không thể vứt bỏ Bành gia thì từ nay đoạn tuyệt quan hệ cha con, cả đời không cho Mạnh Lâm bước vào cửa.

Mạnh Khánh Đào sau khi phát hiện bị bệnh ung thư gan thì không lâu sau đó đã qua đời. Từ đó con cháu của Mạnh gia cũng vì vậy mà hoàn toàn đoạn tuyệt với Mạnh Lâm. Tuy rằng Mạnh Khánh Đào chết không quan hệ gì đến Mạnh Lâm, nhưng người của Mạnh gia vẫn cho rằng cha mình là do Mạnh Lâm bức chết.

Nhoáng một cái đã hơn mười năm. Mạnh Lâm ngậm đắng nuốt cay, cùng con trai Bành Viễn Chinh sống nương tựa lẫn nhau. Cuộc sống tuy có khó khăn nhưng rất ấm áp và hạnh phúc. Nguồn: http://truyenfull.com

Năm 1987, Bành Viễn Chinh đậu vào trường đại học Kinh Hoa danh tiếng nhất cả nước. Sau khi tốt nghiệp thì được phân phối về xã Bạch Vân. Thời đó, cơ quan chính quyền không giống như đời sau, nhất là ở nông thôn. Nghe con trai của mình bị điều đến một vùng xa xôi như vậy, Mạnh Lâm rốt cuộc ngồi không yên.

Bà mặt dày chủ động đến nhà anh trai thứ hai của mình là Phó chủ tịch thành phố Tân An Mạnh Cường để cầu xin giúp đỡ Bành Viễn Chinh đổi một đơn vị khác, thì nhận được sự sỉ nhục từ Bành gia.

Sau này, Mạnh Lâm sau khi cầu khẩn những người xung quanh không có kết quả, rơi vào đường cùng, bà đã lợi dụng chức thủ quỹ của mình tham ô năm ngàn đồng, làm lễ vật cho Phó cục trưởng Cục Nhân sự. Kết quả bị bại lộ, bà bị bắt giam. Tuy rằng Mạnh gia cũng ra mặt khơi thông quan hệ, bồi thường công khoản, Mạnh Lâm được thả về, nhưng cả đời bà sống thanh cao, Mạnh Lâm nhất thời suy nghĩ nông cạn nên đã tìm đến cái chết.

Sau khi mẹ mất, Bành Viễn Chinh lâm bệnh một thời gian, cuối cùng thì vẫn đến chính quyền xã công tác. Công tác tại chính quyền xã đó sáu năm, trong một cơ hội ngẫu nhiên được điều đến Ủy ban nhân dân thành phố, trở thành một nhân viên nho nhỏ trong đó. Hắn đã làm việc tại Ủy ban nhân dân thành phố nhiều năm, mới được đề bạt lên chức Phó chánh văn phòng, cả đời chịu buồn bực thất bại.

Đây chính là những gì mà Bành Viễn Chinh đã trải qua trong kiếp trước.