Chiến Thần Thánh Y

Chương 1008



Đến tận bây giờ mọi người mới giải tán, Đường Tuấn mới đưa ra câu hỏi của mình với Thiệu Quý Khương. Chỉ vì thuật Chúc Do có tầm quan trọng lớn lao, liên quan đến nhà họ Đường và Thánh Thủ Tông ở ngàn năm trước, thậm chí còn có liên quan tới Vu Môn, cho nên anh bắt buộc phải thận trọng.  

Advertisement

Nhìn thấy vẻ mặt nặng nề của Đường Tuấn cùng với sức mạnh cường đại đang mơ hồ dao động toát ra từ trong cơ thể anh, Thiệu Quý Khương chỉ khẽ thở dài rồi nói: "Đây vốn là bí mật của phái Phù Dương Lưu tôi, nhưng chuyện của ngày hôm nay có thể thành công hay không, tất cả đều nhờ vào công lao của Hội trưởng Đường, tôi không thể giấu diếm anh."   

Advertisement

"Quả thật thuật Chúc Do không phải là đồ vật thuộc phái Phù Dương Lưu tôi."  

Khi Thiệu Quý Khương kể ra mọi chuyện từng chút một, Đường Tuấn dần biết được nguồn gốc anh ta học được thuật Chúc Do từ đâu.  

Khoảng nửa năm trước, một ông cụ họ Ngô đã đến gặp hai thầy trò Lư Thế Giang và Thiệu Quý Khương, muốn so tài y thuật với họ còn đưa ra điều kiện vô cùng hấp dẫn ‘bất kể thắng hay thua đều sẽ truyền lại thuật Chúc Do’.  

Thuật Chúc Do là một truyền thuyết trong giới y học cổ truyền, trong đó cũng ẩn giấu chân lý võ học, đừng nói là y học cổ truyền, ngay cả các võ giả đều không chống lại được sự cám dỗ của nó. Đáng tiếc là Lư Thế Giang không phải là một y sư bình thường. Ông ta là một người nổi tiếng nóng tính. Chưa kể đến việc theo quan điểm của ông ta thì thuật Chúc Do này cũng chỉ là tà thuật, thậm chí những bí truyền của các môn phái khác, với tính cách của ông ta e rằng cũng đều khinh thường liếc nhìn.  

Lư Thế Giang đã từ chối ông cụ họ Ngô kia.  

Nhưng Thiệu Quý Khương không thể từ chối.  

Mặc dù y thuật của anh ta đã được Lư Thế Giang truyền dạy, nhưng tư tưởng lại cởi mở hơn. Cùng với việc anh ta ngày một trưởng thành, càng học thêm được nhiều y thuật và kỹ năng ngày càng tinh thông, từ tận đáy lòng, anh ta bắt đầu không tán đồng với những quan điểm về y học cổ truyền của Lư Thế Giang. Anh ta tự mình đi tìm ông cụ họ Ngô kia, sau đó hai người đã so tài y thuật.   

Thiệu Quý Khương nhớ lại, đến tận bây giờ vẫn còn cảm thấy kinh ngạc, rõ ràng lần so tài đó anh ta bị đả kích rất lớn.   

Anh ta nhìn Đường Tuấn chậm rãi nói: "Tôi đã so tài châm cứu với ông Ngô, anh có biết ông ấy đã sử dụng phương pháp châm cứu nào không?”  

Đường Tuấn sửng sốt không đoán ra được. Phương pháp châm cứu hiện nay quá nhiều, không đến nghìn thì cũng phải có trăm, chẳng hạn như Tứ Tượng châm pháp bí truyền của nhà họ Đường hay mười ba kim châm Quỷ Môn do Quỷ y tự nghĩ ra, Ngũ Long châm pháp của nhà họ Vương, Thái Ất thần châm được lưu truyền qua thế hệ của Dược Y Cốc, đều là những châm pháp mà hiện tại Đường Tuấn am hiểu, cũng đều không dám nói chính mình đã học được hết.   

Đối với bất kỳ ngành nào cũng vậy, đều phải học tập suốt đời.  

Thiệu Quý Khương lại không muốn để Đường Tuấn phải suy đoán, anh ta dừng lại giây lát sau đó thở dài nói: “Là Tứ Tượng châm pháp, là châm pháp độc đáo của Y Thánh nhà họ Đường các anh.”  

Không thể nào!  

Khi Thiệu Quý Khương vừa thốt ra câu này, trong đầu Đường Tuấn đột ngột nảy ra suy nghĩ này.  

Đường Hạo là người cởi mở hơn rất nhiều so với Lư Thế Giang, cả đời ông cũng chỉ thu nhận mấy vị đệ tử và gần như đã truyền dạy hết tất cả những gì mình biết cho họ mà không hề giấu diếm điều gì. Nhưng suy cho cùng Đường Hạo cũng chỉ người trần mắt thịt, ông có thể dạy kĩ thuật châm cứu và cách kê đơn sáng suốt của mình, nhưng lại vô cùng coi trọng Tứ Tượng châm pháp của Đường gia. Ngoại trừ một mình Đường Tuấn ra, ông không hề truyền dạy cho châm pháp này cho bất kỳ người nào nữa. Đây chính là căn cơ giúp Y Thánh nhà họ Đường đứng vững như hiện nay, Đường Tuấn là người hiểu rõ điều này hơn ai hết.