“Vậy trước hết hãy đi gặp vị chân nhân trẻ tuổi này của núi Hồng Lĩnh.” Rất nhiều ý nghĩ lóe lên trong đầu Đường Tuấn, bình tĩnh mà nói. Sau khi bén duyên với con đường y thuật, anh không chỉ tiến bộ vượt bậc trên con đường y thuật mà còn tiến bộ rất nhiều trên con đường võ học. Vậy nên, khi đối mặt với chân nhân trẻ tuổi được mệnh danh là triển vọng của cảnh giới Thần Hải này, anh cũng không sợ chút nào.
Advertisement
Dựa theo chỉ dẫn của của Quách Thịnh Minh, sau nửa giờ, ba người Đường Tuấn đến một phòng tập võ. Phòng tập này do Quách Thịnh Minh mở ở thành phố Vinh. Anh ta được người ta gọi bằng cái tên Phong Lôi Bát Cực, danh tiếng rất vang dội, nên đương nhiên sẽ thu nhận đệ tử và mở phòng tập võ.
Bước vào phòng tập võ, nam nữ thanh niên mặc quần áo tập thể dục lập tức đồng thanh chào phía Quách Thịnh Minh: “Thầy Quách.”
Tuy số lượng người không nhiều, nhưng thần sắc của bọn họ đều rất tốt, khí chất hiện trên người cũng không phải dạng tầm thường. Tất nhiên, đây đều là những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu, tiền tiêu không thiếu.
Người nghèo học văn, người giàu luyện võ.
Câu nói từ xa xưa của Việt Nam này không sai chút nào.
Tập luyện võ thuật không chỉ đòi hỏi một người thầy giỏi, mà còn cần một loạt các thiết bị luyện tập và thiết bị để kiểm tra các chức năng thể chất. Ngoài các bài tập luyện và chế độ ăn uống thông thường cần phải có sự hỗ trợ của thuốc và thực phẩm bổ trợ, nếu không thể lực sẽ không theo kịp, không những không thể cường tráng mà còn gầy đi.
Những thứ này đều yêu cầu chi phí rất cao. Nếu không có sự điều kiện kinh tế vững chắc thì dù người đó có thiên phú hay kiên trì đến đâu cũng khó có thể tiến bộ trong võ thuật, chứ đừng nói đến phát huy nội lực hay chân khí của các loại cảnh giới trong võ thuật.
Đường Tuấn liếc nhìn một lượt toàn bộ người trong phòng tập võ, sau đó khẽ nhíu mày. Hiển nhiên, những người này đang học Bát Cực Quyền, nhưng phần lớn bọn họ chỉ có tư thế giống, chứ không phải là Bát Cực Quyền thực sự.
Quách Thịnh Minh ở một bên dường như đã đoán được câu hỏi trong đầu Đường Tuấn, lên tiếng giải thích: “Võ công bây giờ chính là như vậy. Không thể tùy tiện truyền cho mọi người được, võ công chân chính sẽ chỉ truyền cho một hai người, thậm chí là chỉ truyền cho đúng một người. Nếu như dạy đại trà, các quy tắc sẽ bị phá vỡ. “
Khi Đường Tuấn nghe vậy, trong lòng không khỏi cảm thấy xót xa.
Y học và võ thuật đều là hai nét văn hóa cổ đại của Việt Nam, cả hai đều coi trọng tính truyền thừa. Đây vốn là một chuyện tốt, nhưng cả hai đều đang phát triển không tốt và đang phải đối mặt với những thách thức từ các nền văn hóa nước ngoài. Y học thì có y học phương Tây, y học Hàn Quốc, còn võ thuật thì có Karate, Taekwondo, đấu vật Mà những người dạy y học cổ truyền và võ thuật đều muốn giữ lại của riêng mình, không muốn thực dạy những điều đó cho người khác.
Về lâu dài, e rằng ngay cả bản thân người Việt Nam cũng sẽ quên đi võ thuật và y thuật mà tổ tiên này đã tốn không biết bao nhiêu công sức để nghiên cứu.