Bên dưới bài post của Dung rất sôi nổi, ngoại trừ bé Hân ghi chữ Fansipan ra thì còn lại là địa bàn của bốn người ở thành phố. Lúc này hình như Hương vẫn chưa phát hiện ra trong trang cá nhân trống rỗng của Dung đột nhiên có một status thơ thẩn, mọi người trêu nàng, cũng may là zalo không cho người không kết bạn xem comment nên Dung không sợ ba mẹ sẽ biết.
Anh Thư comment: "Nhớ Hương thì ghi đại là nhớ Hương đi em ơi..."
Phương cũng comment sau: "Xin phép được cười nửa miệng, hơ hơ hơ."
Anh Thư: "Muốn vả cái mỏ @Phương"
Kiều My cũng rôm rả trả lời: "Bé Hương qua đèo đâu rồi ta?"
Màn hình hiển thị một comment mới của Phương Dung: "@Lưu Mỹ Ngọc"
"Chị nhớ nha!" Bé Kiều My dâʍ đãиɠ trả lời xong liền vứt điện thoại chạy đi bế con, tự nhiên vợ sai đi bế con lại đi hóng thị lung tung, vợ mà phát hiện thế nào cũng không toàn thây!
Hương đến khi check điện thoại thì mọi người cũng nói với nhau gần cả trăm comment rồi, cô lướt lên đọc lại, thấy chị trả lời rất ít ỏi mà người khác lại nói quá nhiều. Chị Phương và chị Thư có vẻ hơi rảnh nên nhắn rất nhiều, có vẻ chị My sau khi được tag chị Ngọc vào thì không dùng điện thoại nữa, để cho ba người họ múa võ mồm trên mạng với nhau.
"Chị My mới kêu em mà đi đâu mất tiêu rồi?"
Hương trả lời lại các comment trên, trong lòng khá là ghim vụ chị ấy nói mình là Hương qua đèo.
"Đi bế Triết rồi." Chị Ngọc trả lời.
Chị Ngọc có vẻ lớn nhưng tâm tình khá là trẻ con, nói chuyện với mọi người rất hợp, nhưng cho dù là hợp mọi người đều nể chị một phần. Hương có một ngày nghe chị kể lại chuyện xưa, bảo rằng hai người họ gặp nhau là một kì diệu, vậy nên cho dù chị Ngọc có lớn tuổi hơn vẫn gọi chị My bằng chị, coi là chị nhưng lại hành như con đẻ.
"Có người nhớ em lắm rồi kìa." Phương hảo tâm nhắc nhở.
Dung nhẹ nhàng thả một icon duyên dáng mà nàng hay dùng vào 🙂
Câu chuyện của họ, mãi mãi không dứt, nói mãi nói mãi sắp được một ngàn comment.
Buổi lễ khai giảng của trường trung học cơ sở diễn ra cũng khá sơ sài, trang thiết bị ở trường không phải dạng cũ kĩ như xưa, khá tương đồng với trường của thành phố Dung sống, nhưng không khí ở đây khác. Các em đều mặc áo khoác để che cho mình trước cơn gió lạnh, bình thường nếu không có đồng phục các em sẽ mặc mỗi đứa một loại áo khoác, khi đi ngoài trường rất khó để biết được đó là học trò của mình, vậy nên ở xứ lạnh học sinh thường mặc áo lạnh đồng phục như thế này.
Dung ngồi khép nép ở một góc để xem các em trình bày văn nghệ, cái ghế nhựa của nàng cũng khá đơn sơ, chỉ sợ đang ngồi thì ngã ngửa ra sau. Cô giáo viên bên cạnh nhìn lướt từ trên xuống dưới nàng, tuy là ra vẻ thân thiện nhưng Dung lại cảm thấy giả dối: "Em là người từ đâu đến?"
"Dạ, Sài Gòn ạ chị."
"Sài Gòn, từ này giờ cũng ít ai dùng."
Chị ấy vẫn nói luyên thuyên mãi về từ Sài Gòn của Dung, thật ra nàng chưa bao giờ để ý đến từ này, cho đến khi chị ấy cứ nói đi nói lại. Dung nhịn xuống câu nhắc nhở chị ấy nên nghiêm túc xem các em, nàng sợ chỉ mới mấy ngày mà gây thù chuốc oán với đồng nghiệp, dù sao đây là đất của người ta, người ta là vua.
Dung nhận danh sách dạy của mình, xem các lớp mà nàng sẽ dạy trong năm. Năm nay nàng không chủ nhiệm lớp nào cả, chỉ đơn giản là dạy thế vị trí của một giáo viên xin về quê.
Buổi chiều hôm đó sau khi giặt đồ xong thì Dung có điện thoại, nhìn màn hình điện thoại mà nàng ngơ ngẩn ra hồi lâu. Trên màn hình hiển thị "mẹ", một chữ tuy là tên gọi ấm áp của đấng sinh thành nhưng cũng có thể lạnh lùng hệt như quỷ dữ. Dung trầm ngâm một chút, cuối cùng quyết định sẽ bắt máy. Giọng của mẹ nàng chẳng có một chút dịu dàng, bên ngoài gia đình của nàng chính là gia đình văn hóa, yêu thương hòa thuận với nhau, nhưng đằng sau ngôi nhà búp bê xinh đẹp kia là một mái ấm gia đình lạnh lẽo, chẳng có chút quan tâm tình cảm.
"Ở trên đó sao rồi?"
"Theo mẹ ạ?"
"Mày đừng có hỏi đố mẹ? Mày nghĩ lại kĩ chưa? Thằng Quân nó quyết định sẽ quay lại với mày, mày không lo mà biết ơn. Lần này mày về thì lo mà làm thủ tục kết hôn lại..."
Bàn tay Dung nắm lấy điện thoại hơi chặt, ngày trước còn chưa yêu Hương có lẽ nàng sẽ suy nghĩ lại, bây giờ tâm trí nàng lúc nào cũng là Hương, nàng không thể nào quay đầu lại nữa rồi.
"Con không cưới nữa, mẹ có từ con, con cũng chịu."
Thứ lỗi cho Dung bây giờ yêu đương đến mù quáng, nàng bây giờ chỉ còn một mong ước đó chính là được ở bên cạnh Hương, ba mẹ nàng muốn nàng chết, vậy nàng cũng đành xem mình chưa từng tồn tại, như một chiếc bóng lặng lẽ mà yêu Hương. Bấy nhiêu thôi với nàng đã đủ, nàng chỉ hi vọng ba mẹ hiểu, bằng không... nàng cũng không còn thiết tha bất kì thứ gì. "Tao nuôi ra được thứ gì đây trời! Mày ăn nói có biết suy nghĩ không hả? Nuôi mày lớn đến chừng này để mày trả ơn như vậy à?"
Chẳng ai hung đỏ nhưng mắt Dung lại hồng, nàng mím chặt môi của mình, run rẩy mà thốt ra một câu: "Con còn không biết con có phải là con ruột của mẹ không..."
Bên đầu dây bên kia im lặng bất ngờ, lòng Dung càng lúc càng loạn, nước mắt cũng rơi xuống, từng hạt từng hạt buồn tủi cho thân phận mình.
"Mày... ý mày là sao?"
"Mẹ có bao giờ lo cho con không? Thứ mẹ lo chỉ là sĩ diện của gia đình, mẹ sợ mất mặt, mẹ sợ hàng xóm chê cười ba mẹ. Cho dù con có chết thì mẹ cũng sẽ không buồn, nhưng mẹ sẽ chết nếu mất sĩ diện. Mẹ ơi, thứ người ta nhìn vào chỉ là vỏ bọc, hạnh phúc hay không mới là thứ mình cảm nhận. Con... ước gì một ngày mẹ có thể nghĩ cho con." Mẹ Dung như bị ai đem nước sôi chế qua thân người, giãy đành đạch lên qua điện thoại: "Mày nói vậy là sao hả con ** vô ơn, cho mày ăn học đến chừng này để mày chơi chữ với mẹ mày à? Đồ đạc tiền bạc có bao giờ mày thiếu không? Nuôi mày to xác đến chừng này mà mày bảo như vậy à, biết vậy tao thà đem mày bán quách cho lão đầu xóm rồi!"
Từng câu chữ xúc phạm nặng nề của mẹ nàng dành cho nàng, cảm giác như có một ngàn một vạn mũi tên cùng lúc đâm vào nàng, đau đầu lẫn đau cả thể xác. Mẹ nàng... thật sự có bao giờ thương nàng không?
"Mày thích im à? Càng lớn mày càng mất dạy, cái thứ mất dạy như mày sau này đừng nhận là con tao nữa!"
Nếu nàng hư hỏng bà sẽ nhận là con bà ư? Không bao giờ! Từ ngày nàng còn nhỏ bà đã mạnh mẽ ràng buộc nàng, còn nhớ nàng ngày còn bé khi đi rất chụp giật, đôi khi nàng sẽ chạy xồng xộc mỗi khi nàng thích, mỗi lần như thế bà đều phạt nàng, đôi khi còn bắt nàng quỳ cả ba tiếng. Còn nhớ nàng cũng có bạn ấu thơ, hai người chơi ô ăn quan trước cửa nhà thì mẹ nàng chạy xộc ra, một tát tát vào mặt nàng, mang cô bạn ấu thơ của nàng về nhà mà mách mẹ người ta, không cho hai người chơi với nhau. Bà muốn nàng vừa là người có học vừa là người lễ độ, mà sự lễ độ đó được trả giá bằng cả tuổi thơ của nàng. Đôi khi nàng tự hỏi, rốt cuộc bà có yêu có thương nàng không?