Chương 27: Hỏi thăm mộ phần
Thỉnh thoảng có kẻ rảnh rỗi, còn đi tìm kiếm mộ phần của Tống Tuyết Ngọc, viết vài bài thơ chua chát để tế bái.
Thế nhưng, mộ của Tống Tuyết Ngọc ở nơi nào, dường như không ai nhắc đến.
Mọi người say sưa bàn tán về những lời đồn đại về yêu nữ, thỉnh thoảng thở dài về cái c.h.ế.t của nàng ở Thanh Lương am, nhưng sau khi chết, nàng có được an táng hay không, được chôn cất ở đâu, chẳng có ai đặc biệt quan tâm.
Để tìm ra nơi chôn cất Tống Tuyết Ngọc, Tiểu Lỗ tướng quân đã phái người tìm kiếm khắp các khu mộ phần ngoại ô, nhưng không thu hoạch được gì.
Hồ Cảnh Diễm thậm chí còn tìm hiểu đến cả thầy phong thủy, cũng không có kết quả.
Ta quyết định lục tung các ghi chép về chuyện ma quỷ, đặc biệt là những thứ do các vị quan lại cũ viết, bọn họ căm hận Tống Tuyết Ngọc đến tận xương tủy, biết đâu sẽ để ý đến nơi chôn cất của nàng, để đến đó sỉ nhục chửi bới.
Kết quả, có người viết rằng Tống Tuyết Ngọc bị trời phạt mà chết, c.h.ế.t rồi xương cốt không còn.
Có người viết rằng sau khi chết, t.h.i t.h.ể của Tống Tuyết Ngọc bị ném xuống sông, vì xác thịt thối rữa nên cá cũng không ăn.
Có người viết rằng Tống Tuyết Ngọc ở trong am vẫn không thay đổi bản tính dâm đãng, câu dẫn lính canh, cuối cùng bỏ trốn cùng hắn, Thái Tổ bất lực chỉ có thể tuyên bố nàng đã chết. Phía sau là hơn vạn chữ về chuyện phòng the sau khi bỏ trốn... (Cuốn sách này còn lưu hành rất ít, bị cấm rất nghiêm ngặt.)
Tóm lại, có người nghiến răng chửi rủa, có người miêu tả dung tục, nhưng thật sự không có ai nhắc đến việc Tống Tuyết Ngọc được chôn cất ở đâu.
Thái Tổ Tống Tường Dận con cái không nhiều, cả đời chỉ có hai con gái một con trai. Ngoài Tống Tuyết Ngọc, còn có một người con gái khác gả đến Hoắc La quốc, hai mươi tư tuổi bệnh c.h.ế.t nơi đất khách quê người.
Thái Tổ tại vị mười hai năm, thay đổi hoàn toàn bầu không khí suy đồi của nước Ngụy, cải thiện nhiều ràng buộc đối với nữ tử, tăng dân số, khôi phục kinh tế, chỉnh đốn quân đội, sử sách gọi là "Trời ban bậc hùng tài, cứu muôn dân khỏi lửa nước". Ngay cả những vị quan lại cũ của nước Ngụy trước đây cũng không tiếc lời khen ngợi.
Thế nhưng trong tất cả ghi chép về việc Thái Tổ thành lập Đại Ngu, không hề nhắc đến Tống Tuyết Ngọc một chữ nào.
Việc Tống Tuyết Ngọc c.h.ế.t ở Thanh Lương am, được ghi lại trong sử sách do sử quan Đại Ngu biên soạn cho nước Ngụy.
Tống Tuyết Ngọc, mỗi năm đến Thanh minh có ai tế điện ngươi không, đốt cho ngươi chút vàng mã, rót cho ngươi một bình rượu nhạt?
Có ai sẽ rơi nước mắt vì ngươi, thật lòng khóc thương cho ngươi một phen?
Chương 28: Hồ ly Hoắc La
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/cong-chua-truong-lac/chuong-17.html.]
Hồ Cảnh Diễm nói, nếu thật sự không còn cách nào, có thể đi tìm người chiêu hồn cho Tống Tuyết Ngọc. Mọi người lại nhìn hắn bằng ánh mắt khinh thường.
Đại Ngu tôn sùng Phật giáo và Đạo giáo, nhưng đối với phương sĩ, thầy cúng thì hạn chế khá nghiêm ngặt.
Nước Ngụy trước đây có hai ba vị hoàng đế, rất thích làm những chuyện thần bí, đó cũng là lý do tại sao người trong hậu cung nước Ngụy có thể tiếp xúc với thầy cúng một cách công khai.
Sau khi Thái Tổ lên ngôi, đã quở trách những việc này là: "Mù mịt, làm hỏng gốc rễ đất nước".
Ta hỏi Mạnh Du Du, nếu nữ quỷ là Tống Tuyết Ngọc, nàng lưu luyến ở Bất Như Vi Xướng Lâu, có phải là vì, Thái Tổ thật sự đã đưa nàng vào kỹ viện hay không?
Mạnh Du Du dùng tay che miệng ta lại.
Ta biết những lời này của mình là bất kính, nhưng nếu thật sự là như vậy, oan hồn của Tống Tuyết Ngọc sẽ mang theo oán niệm như thế nào, phiêu dạt ở nơi đã khiến nàng phải chịu đựng sự sỉ nhục?
Ta vừa mới qua sinh nhật mười lăm tuổi không lâu, Tống Tuyết Ngọc mười lăm tuổi vào cung, vậy khi nàng bị đưa vào Bất Như Vi Xướng Lâu, chỉ mới mười ba mười bốn tuổi...
Mạnh Du Du nói: "Công chúa đừng nghĩ đến những chuyện này nữa, với tư cách là bạn đồng hành, ta phải nhắc nhở người, gần đây sứ thần Hoắc La quốc đến thăm, cả kinh thành đang tập trung nghênh đón sứ thần, người cũng đã qua tuổi cập kê rồi, không thể lơ là trong các hoạt động quốc gia."
Ta biết nàng không muốn ta buồn phiền thêm, nên nói những chuyện khác để chuyển hướng sự chú ý của ta.
Triều đại trước nước Ngụy là Trần triều, Trần Mạt Đế hoang dâm vô độ, dẫn đến mất đi một vùng đất rộng lớn ở phía Bắc, vì vậy bị tổ tiên nước Ngụy cướp ngôi.
Mấy đời hoàng đế đầu tiên của nước Ngụy cũng minh trị, thu phục lại một phần lãnh thổ.
Đáng tiếc về sau dân số ngày càng ít, các hoàng đế sau này nhiều nhất chỉ có thể làm vua giữ nước.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Khi Đại Ngu mới thành lập, phía Bắc có bốn nước, Bắc Kỳ, Tây Hoàn, Hoắc La, Túc Hạt. Thái Tổ có lời thề, giành lại đất cũ.
Thái Tông và Cao Tông hai lần chinh phạt, đánh bại Tây Hoàn, tiêu diệt Túc Hạt, hiện nay xung đột với Bắc Kỳ liên miên.
Hoắc La luôn là một quốc gia d.a.o động, cho nên có câu - Hồ ly Hoắc La, sói Bắc Kỳ.
Việc sứ thần Hoắc La đến, quả thực rất quan trọng đối với sự ổn định biên giới của Đại Ngu.