Công Chúa Trường Lạc

Chương 24



 Chương 40: Lăng mộ Tĩnh An công chúa



Lăng mộ Tĩnh An công chúa vẫn còn.



Mạnh Du Du thở dài nói: "Cũng không thể khai quan nghiệm thi chứ."



Cho dù có điên, chúng ta cũng không thể làm vậy được...



Ta nói ta muốn đến lăng mộ Tĩnh An công chúa xem thử.



Hồ Cảnh Diễm không đồng ý, hắn nói: "Ngài cứ ở yên trong cung đi, ngài không phát hiện ngài đi đâu xem thử, là lập tức xem ra một đống chuyện lộn xộn không hiểu rõ hay sao?"



Ta nói vậy ta càng nên đi xem thử, vạn nhất xem đến mức Tĩnh An công chúa từ trong mộ đi ra mới tốt chứ.



Nhị ca một câu quyết định: "Tiểu Lỗ tướng quân có thể hẹn muội muội ta thêm lần nữa."



Cứ như vậy, Tiểu Lỗ tướng quân lại hẹn ta thưởng thức cảnh đẹp non nước.



Ta sợ sẽ khiến sứ đoàn Hoắc La bất mãn, nhị ca nói: "Không sao, vừa hay có thể để bọn họ suy nghĩ lại chuyện hòa thân."



Như vậy, ta liền yên tâm thoải mái đi xem lăng mộ Tĩnh An công chúa.



 Chương 41: Cỏ Tương Ly



Khu vực lăng mộ của Tĩnh An công chúa vô cùng yên tĩnh, cây cối xanh tươi um rậm bao quanh, cách đó không xa là mặt hồ lấp lánh ánh nước.



Ta chắp tay vái lạy trước bia mộ, khẽ nói: “Đều là công chúa Đại Ngu, Tĩnh An công chúa có thể giúp ta giải đáp những bí ẩn này không?"



Nguyệt Lang thật chu đáo, còn mang theo cả đồ phủi bụi cho ta. Ta tự tay lau dọn bia mộ của Tĩnh An công chúa, coi như một lời ai điếu.



Khi lau mặt sau của bia mộ, ta phát hiện ra có khắc một vài chữ nhỏ, trải qua mưa nắng đã trở nên mờ nhạt. Ta cố gắng nhìn kỹ, phía trên viết:



_Người yêu tương ly, cả đời bạc mệnh, biết người oán ta, kiếp sau đừng gặp._



Vỏn vẹn mấy chữ, lại chất chứa đầy oán hận và tình cảm sâu đậm, dường như ẩn chứa rất nhiều câu chuyện buồn thương phía sau.



[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.com.vn/cong-chua-truong-lac/chuong-23.html.]

Tĩnh An công chúa năm tuổi đã vào chùa tu hành, chẳng lẽ cũng từng có chuyện tình cảm phong hoa tuyết nguyệt với một nam nhân nào sao?



 Chương 42: Tương Ly



Cảm ơn Tiểu Lỗ tướng quân lần nữa, ta đứng dậy hồi cung. Trên đường về, ta âm thầm suy đoán, chẳng lẽ người yêu của Tĩnh An công chúa tên là Tương Ly? Cái tên này thật chẳng lành.



Khi ta kể lại phát hiện của mình cho mọi người nghe, Nhị ca không nhịn được cười: “Vĩnh Lạc nghịch ngợm, không thích đọc sách, Tương Ly chính là hoa Thược Dược đấy.”



Trong sách cổ có ghi chép, hoa Thược Dược từng được coi là loài hoa chia ly, dùng trong những dịp tiễn biệt, vì thế còn có tên gọi khác là Cỏ Tương Ly.



Tĩnh An công chúa, chẳng lẽ cũng rất yêu thích hoa Thược Dược sao?



Hoa Thược Dược tuy hình dáng giống hoa Mẫu Đơn, nhưng một loài là biểu tượng của phú quý, một loài lại bị cho là hoa mang âm khí nặng nề, thường chỉ được trồng trong chùa chiền.



Vào thời Tiền Ngụy, vì phụ nữ sùng bái Phật giáo, nên hoa Thược Dược được gọi là hoa Phật, lại một lần nữa được ưa chuộng.



Trên bia mộ của mẫu thân Tĩnh An công chúa cũng có khắc hoa Thược Dược. Còn Tống Tuyết Ngọc, khi tới gặp Trần quý phi, cũng mang theo hoa Thược Dược.



Kỹ nữ không muốn được chuộc ở Bất Như Vi Xướng Lâu, tên là Tiết Thược Dược.



Tất cả những điều này chẳng lẽ chỉ là trùng hợp?



Mạnh Du Du đề nghị, hay là chúng ta tìm đọc toàn bộ chính sử, dã sử, bút ký, du ký, ghi chép từ khi Thái Tổ khai quốc đến nay, tập hợp tất cả những thông tin liên quan đến hoa Thược Dược.



Cứ như vậy, chúng ta trải qua mấy ngày vùi đầu vào sách vở. Cuối cùng, Nguyệt Lang tìm thấy một đoạn ghi chép trong bút ký của một vị quan đại thần thời trước:



_"Nghe đồn khi kinh thành thất thủ, có một vị Trung tài nhân nhảy xuống thành để tuẫn tiết, đồng thời để lại lời nguyền cho thế gian. Tuy nhiên, chuyện lời nguyền không thể hoàn toàn tin tưởng, nhưng hành động tiết nghĩa của người con gái này thật đáng khen ngợi. Có người nhặt nhạnh hài cốt của nàng, thấy trâm cài hoa Thược Dược của Trung tài nhân vỡ vụn trong vũng máu, không khỏi rơi lệ."_



Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!

Trung tài nhân là cấp bậc thấp nhất trong hậu cung Tiền Ngụy.



Xem ra, vị Trung tài nhân này chính là người được cho là đã nguyền rủa các công chúa Đại Ngu.



Trong đoạn ghi chép này, thiếu một chi tiết, lại thêm một chi tiết. Chi tiết thiếu đi là nàng ôm con gái nhảy xuống thành cùng chết, chi tiết được thêm vào là chiếc trâm cài hoa Thược Dược trên đầu nàng.



Bút ký của vị quan đại thần này chủ yếu ca ngợi Thái Tổ khai quốc, chỉ viết sơ sài về chuyện cũ của triều Ngụy, nên không bị cấm.



Không ngờ trong chút ít thông tin đó, lại thật sự có thứ chúng ta muốn tìm.