Cực Võ

Chương 600: Tứ Cường (2)



Trầm Côn thân là đệ tử chân truyền của Bắc Thiếu Lâm võ học của hắn cực kỳ phong phú nhưng mà Trầm Côn am hiểu nhất vẫn là La Hán Quyền, Kim Cương Quyền cùng La Hán Bát Toái Côn Pháp của Thiếu Lâm Tự.

Thân là đệ tử Thiếu Lâm, Trầm Côn đương nhiên cũng là luyện thể cao thủ, võ học Thiếu Lâm luyện thể vốn không phải dựa vào tâm pháp như Long Tượng Bàn Nhược Công mà là theo nguyên lý tích tiểu thành đại, rèn luyện nghiêm khắc từ nhỏ đến lớn mới có thể đúc ra được một khối thân thể như Trầm Côn.

Bằng vào La Hán Quyền, Kim Cương Quyền cùng với luyện thể thuật của Thiếu Lâm Tự bất cứ tăng chúng Thiếu Lâm nào đều sẽ tin tưởng đại hội này không ai làm khó được Trầm Côn và ngay cả bản thân Trầm Côn cũng nghĩ như vậy.

Trầm Côn đi theo con đường lấy lực chứng đạo, cương kình vô tỷ, hắn muốn trở thành một Kiều Phong khác của Thiếu Lâm Tự.

Kiều Phong thì ai cũng biết là đệ nhất nhân vật của Cái Bang nhưng ít người biết thật ra Thiếu Lâm cùng Cái Bang vì Kiều Phong đã sinh ra ma sát nhỏ, thiên phú của Kiều Phong ra sao thì chỉ có người mù mới không nhìn ra, Bắc Thiếu Lâm sao lại không muốn có một thiên tài đẳng cấp như Kiều Phong để lấy lại uy phong cho Thiếu Lâm đáng tiếc Thiếu Lâm khi đó sánh không nổi cùng Cái Bang.

Thiếu Lâm bất kể thế nào sẽ không yếu hơn Cái Bang nhưng tại thời điểm đó thứ nhất là Thiếu Lâm vừa xảy ra nội chiến thứ hai Cái Bang lại đang đạt đến đỉnh với Hồng Thất Công, Quách Tĩnh cùng Hoàng Dung lại thêm Cái Bang vốn là đại bang phái được triều đình trọng điểm ủng hộ thực sự khiến Thiếu Lâm khi đó rất khó có thể tranh đoạt được Kiều Phong mà cho dù có tranh đoạt thành công chỉ sợ ngoại trừ Nam Thiếu Lâm cùng Võ Đang ra bản thân bọn họ sẽ sinh ra thêm một cường địch là Cái Bang, rốt cuộc Kiều Phong cũng trở thành đệ tử của Hồng Thất Công sau đó nối tiếp Hoàng Dung làm bang chủ đời tiếp theo.

Việc của Kiều Phong không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tới Thiếu Lâm nhưng mà nhiều cao thủ Thiếu Lâm cũng cảm thấy không vui, lần này thậm chí nhiều thủ tọa trong Thiếu Lâm muốn Trầm Côn xuất sơn, muốn để hắn vô địch Tiềm Long Đại Hội lần này rồi chứng minh cho Cái Bang thấy thiên tài của Bắc Thiếu Lâm tuyệt không thua kém Trầm Côn.

Người Thiếu Lâm Tự thậm chí còn biết đại khái cái Tiềm Long đại hội này rốt cuộc có mục đích gì vì vậy cực kỳ tự tin với Trầm Côn dù sao minh xác Võ Đang, Cái Bang hay Nga Mi đều sẽ không xuất ra con bài chân chính tiến về phương nam, chỉ có Thiếu Lâm được cấp cái đặc quyền này.

Nói không ngoa, Trầm Côn là đại diện cho võ lâm phương bắc, là người mà bất kể võ lâm phương nam thích chơi ra sao Trầm Côn đều có thể tiếp, đều có thể vô địch.

Nga My – Võ Đang – Thiếu Lâm cùng Cái Bang cả bốn phái hiện tại đều nghe lệnh triều đình có thể coi là đồng khí tương liên, đại hội này do Ngô Tam Quế muốn đứng ra tổ chức nhưng mà lại tổ chức ở địa bàn của Phúc Kiến An chẳng nhẽ không đủ để chứng minh Phúc Kiến An cũng không ngăn cản sao?.

Nếu đại hội này được sinh ra để võ lâm phương nam lấy lại danh khí, để người phương nam cảm thấy võ phong cũng không quá thua kém phương bắc thì ở phía ngược lại đại hội này là sàn diễn của Bắc Thiếu Lâm, để báo hiệu Bắc Thiếu Lâm chính thức từ trong giấc ngủ bước ra ngoài, một đầu cự long của võ lâm rốt cuộc thức tỉnh, Bắc Thiếu Lâm muốn khai sơn.

Ngàn tính vạn tính, mọi sự chuẩn bị cho sàn diễn của Thiếu Lâm cùng Trầm Côn... vậy mà gặp khó khăn lớn như vậy.

Trầm Côn có thể còn không nghĩ nhiều nhưng các thủ tọa của Thiếu Lâm đều đang không khỏi nhíu mày bởi Bắc Thiếu Lâm tựa hồ hung hãn hơn dự kiến rất nhiều.

Đầu tiên ở đâu chui ra một cái Hoàng Dung, không chỉ cùng tên cùng nữ gia cát thành Tương Dương mà còn nắm giữ luôn Đả Cẩu Bổng Pháp.

Thứ hai chẳng biết Nga My bị điên cái gì vậy mà đệ nhất thiên tài Nga My – Viên Tử Y lại nam tiến sau đó giữa đường đâm một nhát trở thành cường địch số một của Trầm Côn, thực lực của Viên Tử Y mạnh thế nào thế gian có ai không hiểu?, một đời thiên tài phương Bắc bị nàng ép cho thở không nổi.

Tưởng hai người kia đã là quá lắm rồi vậy mà ngay trong trận doanh phương nam vậy mà đi ra một vị thiên tài Võ Đang vận dụng Thái Cực Quyền đến mức không thể chê đã thế còn thích lừa mình dối người dùng thân phận tán tu mà xuất hiện.

Đương nhiên những thứ này chỉ dừng ở mức thử thách còn chưa có cách nào thật sự ngăn cản bước tiến của Thiếu Lâm, ngăn cản tràng pháo hiệu đầu tiên cho việc khai sơn của Bắc Thiếu Lâm bởi Trầm Côn còn có Dịch Cân Kinh.

Địa vị của Dịch Cân Kinh tại thế giới này ra sao?, địa vị của nó vượt xa Tẩy Tuy Kinh đồng thời còn ẩn ẩn cao hơn cả Cửu Dương Thần Công.

Thiếu Lâm từng được coi là vô địch thiên hạ bởi bọn họ có Tẩy Tủy Đan Phương, Tẩy Tủy Kinh, Cửu Dương Thần Công cùng Dịch Cân Kinh tuy nhiên sau nội chiến bản thân Nam Thiếu Lâm nắm giữ Tẩy Tủy Đan Phương cùng Cửu Dương Thần Công còn Bắc Thiếu Lâm chỉ còn lại Tẩy Tủy Kinh và Dịch Cân Kinh.

Không ai có thể phủ nhận sau nội chiến Thiếu Lâm đã không còn là Thiếu Lâm, Bắc Thiếu Lâm yếu đi rất nhiều nhưng hễ là người trong giang hồ khi phải đưa ra so sánh giữa Bắc Thiếu Lâm cùng Nam Thiếu Lâm kết quả chỉ sợ hầu hết mọi người chọn Bắc Thiếu Lâm.

Không phải chỉ vì Bắc Thiếu Lâm vốn là Thiếu Lâm nguyên bản còn lại mà còn vì Dịch Cân Kinh.

Dịch Cân Kinh tại thế giới này là đại diện của Đạt Ma hơn nữa cho dù ai nói gì thì nói tại trận nội chiến Thiếu Lâm đúng là Dịch Cân Kinh mạnh hơn Cửu Dương Thần Công, khiến cho vị Cửu Dương Thần Tăng kia phải rời khỏi Tung Sơn tiến về phương nam mà lập nên Nam Thiếu Lâm.

Dịch Cân Kinh không phải là ai cũng có tư cách học và Trầm Côn thật ra cũng không có cái tư cách này bất quá hắn lại mang theo nhiệm vụ đánh trận đầu tiên cho Bắc Thiếu Lâm, từ 2 năm trước Trầm Côn đã bắt đầu tu tập Dịch Cân Kinh.

Dịch Cân Kinh phân theo ngũ hành, kết nối kinh mạch toàn thân với ngũ hành trong trời đất, có thể kết nối cơ thể với thiên địa, hấp thu lực lượng ngũ hành trong đất trời thành nội lực, có thể nói cuồn cuộn vô cùng vô tận mang thân thể con người hòa với tự nhiên đại đạo, mạnh mẽ dị thường.

Dịch Cân Kinh đương nhiên không giống Cửu Dương Thần Công, nó không phải chí dương chí cương chí nhiệt mà nó là âm dương hợp nhất, âm không giống âm, dương càng không giống dương, âm dương giao tế mà thành ngũ hành, ngũ hành hợp nhất mà ra thiên địa.

Tương truyền nói về võ công hoàn mỹ trong thiên hạ chỉ có hai bộ công pháp sánh ngang được với Dịch Cân Kinh được coi là công pháp không có điểm yếu hoàn mỹ vô khuyết.

Trong thiên nếu mang Dịch Cân Kinh ra thì cũng chỉ có Trường Sinh Quyết của Trường Sinh Chân Nhân cùng Cửu Âm Chân Kinh của Hoàng Thái Sư là có tư cách đánh đồng.

_ _ _ _ _ _ _ _

Dịch Cân Kinh chia làm 7 tầng.

Trầm Côn dành 2 năm tâm sức ở trong Thiếu Lâm Tự, bằng vào thiên tư kinh khủng của bản thân đồng thời căn cơ cực kỳ vững chắc do Tẩy Tủy Kinh tạo thành ấy vậy mà hắn mới chỉ có thể bước vào tầng thứ 2 của Dịch Cân Kinh.

Tầng một của Dịch Cân Kinh gọi là Ngũ Hành Tương Sinh.

Tầng hai của Dịch Cân Kinh chính là Ngũ Hành Tương Khắc.

Ngũ Hành Tương Sinh là bước đầu của Dịch Cân Kinh, kết nối thân thể với lực lượng ngũ hành, kết nối bản thân cảm ngộ thiên địa, gột rửa tạp chát trong người, khai thông kinh mạch huyệt đạo.

Ngũ Hành Tương Khắc cao hơn tương sinh một bậc, khi đã nắm giữ thuật tương sinh trong ngũ hành thì liền tiến về một cấp bậc cao hơn được hiểu là nắm giữ thuật tương khắc trong ngũ hành, mượn lực tương khắc một lần nữa kích hoạt bản năng của cơ thể.

Tại bước thứ hai của Dịch Cân Kinh có liên quan tới mệnh căn, mệnh căn của Trầm Côn là kim vậy ngũ hành tương khắc của hắn đối ứng với hỏa.

Hỏa nuốt kim nhưng mà hỏa cũng có thể rèn luyện kim, đây là tương sinh tương khắc.

Giây phút Trầm Côn lùi lại sau đó hai tay trực tiếp chắp vào nhau thì Cổ Chân đang đứng cách tương đối xa cũng không khỏi rùng mình.

Không chỉ là Cổ Chân rùng mình mà cả đám người Viên Tử Y, Mộ Dung Yến Nhi cùng Hoàng Dung đều không khỏi kinh hãi, trên người Trầm Côn có một loại uy thế đặc biệt.

Từng đợt khói trắng bắt đầu bốc lên trên cơ thể Trầm Côn sau đó làn da trắng bạch như được vật gì đốt nóng lên, trực tiếp chuyển sang màu hồng nhạt.

Thân thể Trầm Côn lúc này cứ như một thanh thép đang đun nóng vậy.

Cổ Chân lúc này đối mặt với Trầm Côn ánh mắt của hắn rốt cuộc cũng có biến đổi, Trầm Côn sau đó vậy mà cúi thấp người xuống, hai chân đứng rộng thành thế trung bình tấn điển hình, hai tay co lại đắt sát hông.

Cổ Chân chưa từng giao đấu với Trầm Côn trong trạng thái này bản thân thậm chí còn không biết Trầm Côn sử dụng Dịch Cân Kinh nhưng Cổ Chân có một loại cảm giác, cảm giác bản thân mình không thủ nổi.

Thấy Cổ Chân biến thế, Trầm Côn căn bản không nghĩ nhiều thân hình lại tiến lên như long hành hổ bộ, lần này mỗi bước chân của hắn còn tỏa ra nhiệt khí, còn có từng làn khói trắng bốc lên, tuy uy lực chưa lộ nhưng lại làm cho lòng người có chút sợ hãi.

Cổ Chân hít vào một hơi không khí làm cho lồng ngực căng phồng, ánh mắt toàn bộ nhìn vào thân ảnh trong làn khói trắng kia, một tay thu lại, một tay độ ngột xuất ra.

Tốc độ đấm của Cổ Chân cực nhanh hơn nữa không còn một chút cảm giác gì giống với Thái Cực Quyền khi xưa nữa, một quyền này phải dùng từ cực tốc để hình dung.

Cổ Chân ngoại trừ Thái Cực Quyền thật ra không biết thêm một loại võ công gì nữa nhưng mà một chiêu trung bình tấn đấm thẳng này hắn còn dùng nhiều thời gian hơn cả Thái Cực Quyền, tập đi tập lại không ngừng không nghỉ, mỗi ngày hắn đấm hàng ngàn quyền thậm chí hàng vạn quyền.

Chân như rễ cây cắm xuống đại địa, sống lưng như cây cổ thụ thẳng tắp hướng đến tận trời, quyền như khai sơn đập thẳng về phía Trầm Côn, nắm tay lớn như tay gấu lại dài như một con mãnh xà đang vươn mình cắn vào cổ con mồi vậy.

Một quyền cứ như vậy dùng tốc độ không tưởng đánh xuyên qua làn nhiệt khí, thổi tung từng đoàn khí trắng sang hai bên.

Trầm Côn gần như không kịp phản ứng, quyền kia cứ như vậy nện lên mặt hắn, điều duy nhất Trầm Côn có thể làm là hơi nghiêng cổ của bản thân mình.

Động tác này gần như chỉ là phản xạ vô điều kiện của Trầm Côn nhưng lại giúp Trầm Côn thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, quyền đầu của Cổ Chân thay vì đánh thẳng vào sống mũi của Trầm Côn lại chỉ lệch qua khuôn mặt hắn.

Tiếp theo Trầm Côn không khỏi lạnh người, kình lực của Cổ Chân lớn đến mức như có thanh kiếm cắt qua cổ hắn vậy, máu vậy mà tóe ra nhưng mà cũng vì đau đớn này làm cho Trầm Côn biết hắn không được lùi lại.

Trong lúc đau đớn nhất thì hắn càng tỉnh táo, tỉnh táo để nhìn một tay còn lại của Cổ Chân chuẩn bị tung ra.

Thế nào gọi là trung bình tấn?, tức là khi một tay thu lại tay kia dồn hết lực xuất ra, Trầm Côn biết chỉ cần một tay còn lại của Cổ Chân thu lại sau đó một quyền tương tự đánh ra thì hắn thua chắc, khoảng cách là quá ngắn để Trầm Côn có thể triệt tiêu sát thương sau đó hoàn toàn tránh được quyền tiếp theo của Cổ Chân.

Lại dùng Thiên Cân Trụy, một chân của Trầm Côn như cột đình cắm trên mặt đất một chân bước dài ra phía trước, quyền biến thành thưởng một chưởng đánh thẳng vào ngực Cổ Chân.

Đây là Đại Lực Kim Cương Chưởng đỉnh đỉnh đại danh của Bắc Thiếu Lâm.

Trầm Côn xuất quyền thì Cổ Chân ở bên kia cũng đã rút tay lại đồng thời tay kia hướng ra nhưng chung quy chậm một bước, tay trái tung ra được một nửa, lực chưa phát hết thì đụng vào chưởng pháp của Trầm Côn, bị cương kình khủng khiếp cùng nhiệt khí kia ép bật ngược trở lại, quyền đầu chưa đánh hết sức đã bị đè về sau đó một chưởng của Trầm Côn cứ như vậy ép thẳng vào ngực Cổ Chân.

Cổ Chân như một cây đại thụ bị đánh bật cả rễ, cả người liên tục lùi lại sau đó cứ như vậy ngã xuống dưới võ đài.

GIây phút Cổ Chân ngã xuống thì Trầm Côn cũng gục cả người xuống, hắn dùng một tay đấm thẳng xuống võ đài đỡ cho cơ thể, một tay còn lại đang che lấy phần động mạch ở cổ, tuy vết thương chưa hướng đến động mạch của hắn nhưng máu đã chảy ra không ngừng.

Trầm Côn lúc này cũng không có đau đớn, ánh mắt chỉ muốn nhìn thật kỹ đối thủ mình vừa đánh bại kia, hai người hơn nhau có lẽ chỉ ở một tích tắc giao thủ, có chăng là Trầm Côn hắn phản ứng vẫn nhanh hơn Cổ Chân nửa bậc mà thôi.

Cổ Chân rơi đài, Tứ Cường liền được thành lập nhưng mà nhìn máu đổ trên người Trầm Côn có lẽ ai cũng nhìn ra được... cho dù bất cứ ai trong Tứ Cường quyết đấu lại với Cổ Chân có lẽ chưa chắc thắng được.

Bắc Thiếu Lâm đi ra một Trầm Côn thì Võ Đang Sơn cũng xuất hiện một vị Cổ Chân, hai đại phái đến hiện tại không ngờ vẫn minh tranh ám đấu, đến cả truyền nhân cũng song song xuất ra quyết phân cao thấp.

Lần này tựa hồ Bắc Thiếu Lâm cao hơn Võ Đang nửa bậc, điều này cũng có thể coi vô tình khiến danh khí của Bắc Thiếu Lâm trong mắt người nam phương cao hơn nhưng đồng thời tuyệt không giảm danh khí của Võ Đang, có thể coi là một mũi tên trúng hai đích.