Cùng Anh Ngắm Hoa Sơn Trà

Chương 38



THU LÀM CẤP DƯỠNG ở nhà ăn một thời gian, nhà trường bảo Thu đi rèn luyện nửa năm ở nông trường của nhà trường. Nhà trường nói, cô không về nông thôn lao đông, sau này ra dạy học sẽ có người có ý kiên, đi nông trường rèn luyện nửa năm chẳng ai còn chuyện gì để nói.

Nhà trường xây một nông trường ở một thôn của thầy cho nên Phó Gia Xung mới cắt cho nhà trường một ít đất, hơn nữa còn cấp nhân lực làm cho trường mấy gian nhà.

Từ thành phố K về Nghiêm Gia Hà chừng bốn chục dặm, có xe khách đường dài, mỗi ngày có hai chuyến; từ phố huyện K về Nghiêm Gia Hà mỗi ngày những bốn chuyến xe. Từ Nghiêm Gia Hà về Phó Gia Xung chừng tám dặm, đều là đường núi, có nhiều đoạn xe đạp cũng không đi nổi, chỉ có thể dựa vào đôi chân.

Nhà trường cử mấy giáo viên về nông trường, các cô giáo phục trách việc ăn ở của học sinh, các thầy giáo hướng dẫn học sinh lao động. Nhóm đầu tiên đến nông trường còn có nhiệm vụ tiền trạm, chuẩn bị đón học sinh.

Thu ở trong nhóm đầu tiên về nông trường, nghe tin ấy Thu phấn khởi vô cùng, vì điều ấy có nghĩa là Thu thoát khỏi sự giám sát, khống chế của mẹ. Hơn nữa, Tây Thôn Bình chỉ cách Nghiêm Gia Hà mấy dặm đường, như vậy sẹ được gần Ba hơn.

Mẹ tuy lo lắng, nhưng không lo bằng việc Thu về nông thôn, bây giờ Thu đã đi làm, về nông thôn nửa năm sẽ được về dạy học, đi cùng là các thầy các cô của trường, mẹ có thể tin được. Quan trọng nhất là, mẹ không biết vị trí địa lí giữa Tây Thôn Bình và Nghiêm Gia Hà thế nào, nếu mẹ biết, sợ rằng mẹ càng lo hơn.

Những người đi nông trường lần này do thầy Trịnh phụ trách, đi cùng còn có một cô giáo hơn hai mươi tuổi, chính là cô Triệu lấy chồng mới bảy tháng đã sinh con. Một thầy giáo khác chừng bốn mươi tuổi, gọi là Giản, đã từng dạy vật lí lớp Thu, trước đây vẫn thường tập bóng với đội của Thu. Thầy Giản người không cao, nhưng tập thể dục thể thao nên cánh tay khỏe mạnh, chơi bóng rất giỏi, rất được khen ngợi.

Nhà trường đặt địa điểm nông trường ở một ngọn đồi, cách ngọn đồi không xa là một con đường, máy kéo nhỏ có thể đi được, con đường thông đến một thị trấn nhỏ gọi là Hoàng Hoa Trường, từ đấy có ô tô đến Nghiêm Gia Hà. Nhà trường có một cái máy kéo nhỏ, có thể dùng nó làm xe chở hàng cho nông trường.

Lái máy kéo nhỏ là một thanh niên mới hơn hai mươi tuổi, tên là Chu Kiến Tân, bố cậu ta là hiệu trưởng trường trung học số Mười Hai của thành phố K. Kiến Tân sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, vì bị bệnh tim nên không phải về nông thôn, không biết ai dạy cậu ta lái máy kéo nhỏ, có thể dựa vào uy tín của bố, làm lao động tạm tuyển ở trường số Tám, chưa được tuyển chính thức.

Trước kia Thu đã biết Kiến Tân,vì thời còn đi học. Thu vẫn phải đến lao động ở xưởng trường, gặp cậu ta kéo xe hàng ở đấy. Vế sau, khi Thu làm cấp dưỡng, vẫn thường thấy cậu ta mặt nhem nhuốc dầu mỡ, điều khiển cái máy kéo nhỏ chạy trước nhà ăn tập thể, một lũ trẻ con chạy ra xem cậu ta quay maniven khởi động máy kéo. Không khởi động được máy, cậu ta kêu trời kêu đất; khởi động được máy lũ trẻ hò reo ầm ĩ, chúng nhảy cả lên rơmoóc, theo cậu ta sao sân vận động của trường thử máy.

Cậu ta không những có cái tên Kiến Tân, mà người cũng giống Ba, cao gần bằng Ba, nhưng gầy hơn, đen hơn, lưng không thẳng như lưng Ba. Nhưng cả hai có chung đặc điểm là lúc cười cả khuôn mặt cùng tươi cười; lúc nheo mắt, cặp long mày đậm đen; hai nếp cười bên cánh mũi khi cười rất có sức hấp dẫn.

Thu và bốn thầy cô ngồi ô tô đi qua phố huyện K đến Nghiêm Gia Hà thì xuống xe, sau đấy đi bộ về Phó Gia Xung. Kiến Tân lái máy kéo từ trường trung học số Támthành phố K đến phố huyện K, lại đi tiếp đến Nghiêm Gia Hà, sau đấy đến Hoàng Hoa Trường, cuối cùng đến nông trường, chừng bảy, tám chục dặm. Khi hai nhóm gặp nhau ở sau ngọn đồi, mọi người còn hát bài Trường chinh ca, đường núi vắng người, bình thường người dám hát hay không dám hát lúc này đều cất cao giọng.

Vì còn một sô đoạn đường nữa chưa sửa xong, Kiến Tân đành dừng lại ở lờ gạch, mấy người phải đi lại mấy chuyến mới chuyển hết đồ về nông trường.

Mấy gian nhà của nông trường khá quy mô, nền nhà chưa san, vẫn còn lởm chởm, cửa sổ không có kính, cũng chẳng có gì che chắn, đành dùng liếp che tạm. Giường đắp bằng đất, trên để mấy tấm ván. Then cài cửa không có, Thu và cô giáo Triệu ở với nhau, về đêm hai người dùng một cây gỗ chèn cửa.

Việc đầu tiên của họ là làm nhà vệ sinh, cũng chính là đào hố, để trên hai mảnh vasb, sau đấy dùng cây cao lương che chắn bốn phía. Nghe nói vùng này có một loài động vật, người địa phương gọi là “bọ hung chúa”, về đêm thích ra tấn công người, nó dùng cái lưỡi đầy gai liếm đít người rồi lôi ruột ra ăn. Vì sợ “bọ hung chúa” khi đi nhà vệ sinh ai cũng đem theo một cây búa, cố gắng không đi nhà vệ sinh buổi tối, chỉ khi thật cần thiết, nam giới ra sau nhà giải quyết tạm. Thu mỗi đêm phải đi nhà vệ sinh một vài lần, lại ngượng không dám ra sau nhà, đành cầm theo cây búa ra nhà vệ sinh cách nhà chừng vài trăm mét.

Kiến Tân ở gian nhà sát cổng trước, nếu không đóng cửa, hễ Thu ra ngoài là cậu ta trông thấy. Thu phát hiện mỗi lần từ nhà vệ sinh ra, đều thấy Tân đứng bên đường hút thuốc, đứng ở chỗ không làm Thu phải lúng túng, gặp tình huống là có thể chạy đến cứu. Thu đi qua, hai người chào hỏi, một trước một sau về phòng mình.

Hôm mới đến, ở vùng đồi núi này không có thức ăn gì, mọi người đều lấy thức ăn riêng đem theo ra ăn. Những ngày nắng ráo mọi người đi đào hành dại, tỏi dại về ăn. Ngày mưa đi nhặt nấm đất về rửa sạch, xào lên, ăn giống như mộc nhĩ đen. Mỗi lần đi nhặt nấm đất cô giáo Triệu thường đi với thầy Giản, Thụ bị bở rơi, nhưng một lúc sau Tân đi tìm, cùng Thu nhặt nấm đất.

Gia đình thầy Thịnh tuy ở ngay dưới chân đồi, nhưng vẫn ở cùng mọi người, mỗi tuần mới về một lần, có lúc đem rau ở nhà lên cho. Thu phụ trách nấu nướng, muốn trả tiền cho thầy, hỏi thầy bao nhiêu tiền một cân, thầy Trịnh nói:

- Hai hào một xu tám một cân. – Nói xong, thầy đứng giạng hai chân làm tư thế nhổ rau.

Cuộc sống ở nông trường rất khổ, nhưng các thầy giáo, cô giáo vẫn vui vẻ, cho nên Thu không cảm thấy buồn. Ban ngày làm việc, buổi tối trước khi ngủ tất cả tập trung một chỗ nói chuyện. Thu phát hiện thầy Giản biết nhiều chuyện lịch sử, thầy Thịnh và cô giáo Triệu biết nhiều chuyện dân gian, Tân hay kể chuyện Shelock Holmes phá án.

Đã chuẩn bị tương đối, nông trường đón lớp học sinh đầu tiên đến. Việc đầu tiên của học sinh sau khi đến là sửa lại con đường sau đồi, khi đó máy kéo nhỏ mới đến được ngôi nhà hình chữ L. Vậy là Kiến Tân và cái máy kéo nhỏ của anh ta trở thành đại cảnh quan của nông trường.

Kiến Tân thích mặc cái áo quân phục cũ, hình như mỗi tối cậu ta không quên nhét nó vào vại dưa nên cái áo nhăn nhúm như dưa muối. Cái mũ quân phục lưỡi trai cũng mềm oặt, giống như bại tướng tân binh Quốc Dân đảng, nhưng lúc cậu ta lái máy kéo nhỏ trông thật hung dũng, hành động nhanh chóng, lên xuống thoăn thoắt, tư thế dũng mãnh, ngày nào cũng xông vào nhà bếpu thôi.

Học sinh nghe thấy tiếng máy nổ xình xịch của chiếc máy kéo nhỏ giống như bà con ở quê nghe tiếng tàu hỏa, đều chạy ùa ra khỏi cửa, xem hoạt động duy nhất kết nối nông trường với thế giới bên ngoài.

Trên mặt Kiến Tân vẫn dính đầy dầu máy, tưởng như đấy là tiêu chí đạo đức và kỹ thuật của cậu ta. Có lúc Thu bảo với Tân, mặt cậu dính dầu máy, cậu ta đưa tay áo kên lau, càng lau càng nhiều hơn. Thu cười gập cả người, cậu ta chìa mặt nhờ Thu lau giúp, khiến Thu hoảng hống bỏ chạy, nhưng cậu ta thì “cô không giúp cô phải chịu trách nhiệm” rất thản nhiên tự đắc làm việc của mình.

Thu và cô giáo Triệu phụ trách gánh nước rửa rau, thổi cơm, thầy Giản và thầy Trịnh chịu trách nhiệm hướng dẫn học sinh lao động, Kiến Tân chuyên trách vận chuyển, năm người phân công thật hợp lú. Cứ dăm ngày ba bữa Thu và cô giáo Triệu lại theo cái máy kéo nhỏ của Tân đi mua gạo và thức ăn. Cô giáo Triệu đi vài lần rồi chán không muốn đi, bảo không chịu nổi mùi dầu máy, hơn nữa ngồi trên cái máy kéo xình xịch hơn chục dặm chai cả mông đít.

Thu không sợ mùi dầu máy, từ nhỏ Thu đã thích ngửi mùi dầu máy, cho nên cô đi với Tân mua thực phẩm. Lần nào cũng vậy, ăn cơm sáng xong mới đi, tranh thủ chiều về để thổi cơm cho học sinh, sợ cô giáo Triệu một mình không làm xuể.

Đi với Tân đã tương đối quen, Thu muốn cậu giúp đỡ đưa đi Tây Thôn Bình một chuyến, Thu muốn đến xem Ba đang làm gì, tại sao không đến thăm Thu.

Vsau đi mua thực phẩm, Thu hỏi Kiến Tân có thể từ Nghiêm Gia Hà đi Tây Thôn Bình được không, Thu bảo có một người bạn ở đấy, Thu đến để trả sách cho bạn.

Tân hỏi:

- Bạn trai hay bạn gái?

Thu hỏi lại:

- Bạn trai thì sao? Bạn gái thì sao?

Lúc nói chuyện mặt Kiến Tân luôn tươi cười, miệng trơn như gáo múc dầu:

- Bạn gái thì đưa đi, bạn trai thì không.

- Nếu anh thấy không tiện thì thôi. –Thu nói.

Kiến Tân không nói tiện hay không tiện, nhưng mua xong gạo lúc quay về, Thu thấy cậu ta dừng xe mấy lần, đứng nói chuyện với người qua đường, Thu không biết cậu ta đang làm gì. Cho máy kéo chạy một lúc, cậu ta nói với Thu:

- Đến Tây Thôn Bình rồi đi đâu nữa?

Chưa bao giờ Thu từ đây đi Tây Thôn Bình, chưa biết phải thế nào, suy nghĩ hồi lâu Thu mới định hướng được, chỉ về phía lán của đội thăm dò:

- Ở phía kia.

Tân đánh chiếc máy kéo nhỏ đến thẳng lán đội thăm dò, dừng lại, nói:

- Tôi chờ ở đây, nếu chờ quá lâu tôi xông vào cứu cô đấy nhé.

Thu nói:

- Khỏi cần, tôi ra ngay.

Thu chạy nhanh về phía lán đội thăm dò, cảm thấy trái tim mình như sắp nhảt ra khỏi lồng ngực. Bình thường Thu không thấy tim mình đập, nhưng lúc này nghe rất rõ tim đang đập mạnh, hơn nữa trái tim lên rất gần cổ họng. Lúc này Thu tin những điều sách viết: lúc kích động tim nhảy lên gần cổ họng; lúc bình tâm, trái tim lại rơi xuống, gọi là “tim rơi xuống bụng”.

Thu cầm quyển sách cho có cớ, chuẩn bị nếu Ba không có nhà, hoặc thái độ của Ba không nhiệt tình, Thu đến ể trả sách. Thu hít thở thật sâu mới dám gõ cửa phòng của Ba, nhưng gõ hồi lâu vẫn không có ai mở cửa. Thu nghĩ, đang là buổi chiều, có thể anh đi làm vắng. Thu rất thất vọng, nhưng vẫn không chịu, Thu gõ cửa các phòng khác, xem có ai để hỏi thăm. Đi một vòng cũng không gặp ai, có thể tất cả đều đi làm.

Thu quay về phòng của Ba, tưởng như không còn hi vọng gõ cửa tiếp, không ngờ cửa mở. Ra mở cửa là một người độ tuổi trung niên Thu đã gặp lần đến gọi Ba về nhà bà Trương ăn cơm. Thu ngó nhìn trong phòng, thấy bóng một người con gái đang chải tóc, hình như vừa từ giường ngồi dậy.

Người đàn ông trung niên nhận ra Thu, nói:

- Ôi, “canh đỗ xanh” đấy à?

Cô gái kia ra, hỏi:

- “Canh đỗ xanh” của anh à?

Anh kia cười, nói:

- Anh đâu có “canh đỗ xanh”? Của cậu Tân đấy. Nhớ ra rồi, cái từ “canh đậu xanh” là của cô ta phát minh. Bọn anh bảo ăn thịt hươu nhiệt, cô ấy bảo ăn “canh đỗ xanh” giải nhiệt.

Nói xong anh ta cười đầy ẩn ý.

Thu muốn hỏi tin của Ba, bất kể hai người đang nói gì, cô hỏi:

- Anh có biết lúc nào anh ấy tan ca?

- Anh ấy? Ai cơ? -Người đàn ông trung niên hỏi đùa.

Cô gái chỉ vào người đàn ông, hỏi Thu:

- Cô có quen anh Thái không? Anh ấy là chồng tôi. Tôi đến thăm, vừa đến hôm nay, chắn hẳn cô ở đây lâu rồi, cô có biết anh Thái của tôi có “canh đỗ xanh” ở làng này không? Họ đi dã ngoại, không có gì vui, nên đến đâu cũng có “canh đỗ xanh”.

Người đàn ông không quan tâm đến những điều vợ mình vừa nói, anh nói với Thu:

- Anh Tân được điều đi chỗ khác rồi, cô không biết à?

- Anh ấy được điều đi đâu?

- Sang đội Hai.

Thu sững sờ, không biết anh sang bên ấy làm gì mà không nói? Thu đứng ngẩn ngơ một lúc rồi mạnh dạn hỏi:

- Anh… có biết… đội Hai ở đâu không?

Người đàn ông đang định nói với Thu thì vợ anh giật tay áo anh:

- Anh đừng có gây rắc rối, nếu anh Tân muốn cho cô ấy biết thì đã bảo cô ấy rồi. Anh cẩn thận đừng để người ta đánh nhau.

Thu không biết “canh đỗ xanh” ngụ ý gì nhưng chị kia nói chuyện cũng có thể đoán ra đôi chút, Thu ngập ngừng giây lát rồi nói:

- Anh chị hiểu nhầm rồi, tôi chỉ đến trả anh ấy cuốn sách, xin lỗi đã làm phiền anh chị. – Nói rồi Thu quay đi ngay.>

Kiến Tân thấy thần sắc Thu không bình thường, Thu cũng không nói gì. Về đến nông trường đang lúc thổi cơm, Thu vội đi giúp cô giáo Triệu. Nhưng thổi nấu xong, lúc mấy thầy giáo ngồi lại ăn cơm, Thu thấy đau đầu, không muốn ăn, về ngủ một giấc.

Mấy thầy giáo quan tâm đến hỏi Thu có chuyện gì, Thu bảo không sao, chỉ đau đầu, muốn ngủ một giấc. Kiến Tân mang đến cho Thu một bát cháo đặc một đĩa nhỏ đựng ít dưa muối, nhìn hai thứ đó Thu cảm thấy đói, nói “cảm ơn” rồi ăn luôn.

Hôm sau, Thu đi gánh nước, Kiến Tân theo sau, bảo gánh giúp Thu. Thu không chịu:

- Thôi, anh có bệnh tim, không gánh được đâu.

Tân nói:

- Bệnh tim của tôi là do sợ về nông thôn, để tôi gánh giúp, lần nào cũng thấy cô gánh nước, tại sao cô giáo Triệu không gánh?

Chưa bao giờ Thu nghĩ đến chuyện ấy, hễ hết nước là Thu đi gánh. Thu sợ người khác thấy Tân gánh nước giúp, liền từ chối:

- Cứ để tôi gánh.

Tân cười:

- Cô sợ người khác nói à? Nếu thật sự sợ, tôi hôm qua cũng không nên không ăn cơm mà đi nằm ngay. Bây giờ cô nói gì thì cũng không bằng chuyện tối hôm qua.

Thu khó hiểu, hỏi:

- Hôm qua thế nào?

- Họ bảo đi dọc đường tôi với cô thế nào đấy.