Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 824: Trong men rượu.



Vì chuyện ông bà ngoại sắp về quê, Tống Đàm cứ trầm ngâm mãi trong bữa ăn.

Nói cho cùng, làng Vân Kiều của họ vốn không có khuyết điểm lớn, nhưng cũng chẳng có điểm gì nổi bật.

Khí hậu thì bình thường, xuân lạnh, hạ nóng, thu mát, đông tuyết, chẳng khác gì những vùng nông thôn phổ thông.

Địa hình thì hỗn hợp: không phải đồng bằng rộng lớn, cũng chẳng có núi non hiểm trở, mà là đồng bằng, đồi núi, cao nguyên, dốc cao đan xen loạn xạ.

Thổ nhưỡng và nguồn nước cũng thế, không phải đất cát, không phải đất đen màu mỡ, chỉ là vùng có sông, hồ, suối, ao hồ lẫn lộn…

Nói trắng ra, giống hệt như mấy học sinh tầm trung trong lớp, không ưu tú ổn định như học sinh giỏi, mà cũng không có "khả năng bứt phá" như học sinh yếu. Tóm lại: chủ yếu là không có cá tính.

Cũng bởi lý do đó mà cậu mợ của cô dù ở nông thôn, muốn kiếm tiền thì dựa vào nhà là không đủ, nhất định phải ra ngoài làm thuê. Còn nếu không muốn làm thuê, thì phải học lấy một tay nghề cho vững.

Giống như kế hoạch mà cô sắp xếp cho Ngô Lôi, học nuôi bò nuôi dê, đảm bảo không thiệt.

Nghĩ vậy, cô lại nghĩ: phải hỏi đội xây dựng xem có thể xây một căn phòng nhỏ cho người làm không? Không cần gì cao sang, ở được 4–5 người là đủ.

Cô âm thầm ghi lại việc này vào đầu, rồi quay lại mới phát hiện, mâm rượu đã được nâng lên từ lúc nào rồi!

Chai rượu nhỏ xíu, đổ vào mấy cái ly rượu còn nhỏ hơn cái hột mít, mọi người còn giơ tay che che chắn chắn, như thể sợ rượu văng ra ngoài lãng phí vậy.

Bên kia, ông ngoại và ông nội đang cụng ly:

Một người nói:

“Ông về làm gì chứ? Hai người ăn cơm với nhau sao thơm bằng ở đây một đại gia đình? Đang tuổi hưởng phúc rồi, đừng lo chuyện tụi nhỏ quá nhiều, ở lại đây đi!”

Người còn lại thì đáp:

“Ông cũng nói tôi làm chi? Tống Đàm xây nguyên tầng một bao nhiêu phòng trống chẳng phải để cho ông bà đó à? Sao ông không đến ở luôn đi?”

c.uối cùng hai ông đồng loạt thở dài:

“Nhà vàng nhà bạc, vẫn không bằng cái ổ chó của mình! Thôi thôi, dzô một ly!”



Bên này, ông chú Bảy đang cụng ly với Tiểu Tưởng.

Ông tửu lượng không cao, uống hai ngụm mà mắt đỏ hoe hoe:

“Tiểu Tưởng à, ta nhìn cậu từ lúc cậu cao có nhiêu đây! Thầy của cậu tuy tay nghề không bằng ta, nhưng mà có một điểm ta phục lão ấy, đó là mắt nhìn người tốt!”

Tiểu Tưởng từ bé đến giờ chưa từng được uống rượu ngon như này. Chủ yếu là bác sĩ đã dặn kỹ, không được uống nhiều.

Anh ta nâng cái ly bé tẹo, nhấp môi từng ngụm, như thể cố gắng "nếm trọn hương vị" vậy.

Nghe ông chú Bảy nói thế, Tiểu Tưởng cũng không chịu lép vế:

“Thầy Tống, chú tay nghề giỏi, nhưng thầy con cũng không thua gì! Thôi từ từ thôi, chú uống chậm chút chứ!”



Lại nói đến bí thư Tiểu Chúc, cô nàng đang nâng ly kính rượu với giáo sư Tống, hai má đỏ hồng, nhưng mắt sáng lấp lánh:

“Giáo sư Tống, tôi nhất định phải kính thầy một ly! Tống Đàm nói, quy hoạch sinh thái trên núi toàn bộ là do thầy làm, tôi lên xem rồi, tuyệt lắm luôn ấy!”

“Nghe nói thầy sắp về lại trường? Vậy năm sau nhớ quay lại nha! Qua Tết làng mình chắc chắn sẽ đổi thay rõ rệt, đang cần nhân tài như thầy lắm đó!”

Giáo sư Tống cũng đã lơ mơ say, xua tay cười cười:

“Tôi cũng chẳng làm được bao nhiêu, chủ yếu là nước non ở đây tốt mà. Chưa đi ngay đâu, Tống Đàm nói muốn sửa mấy nhánh cây ăn quả, rồi ghép cho cả làng. Phải ở lại trông chừng chút, đừng để tụi nhỏ làm hỏng hết.”

Bí thư Tiểu Chúc nghe xong thì vui không tả xiết!



Tống Đàm đoán không sai, bữa rượu này không mạnh như tưởng tượng, không phải kiểu "uống phát ngất, ngủ tới sáng".

Chắc bởi vì ai cũng cố gắng giữ chừng mực, cả bàn tiệc ai nấy cũng chỉ lơ mơ say, trưa ngủ dến chiều một chút.

Tới khoảng 4–5 giờ, người uống ít nhất, mới khỏi bệnh không lâu - Tiểu Tưởng, là người đầu tiên tỉnh dậy, chẳng nói chẳng rằng vội vã quay về núi làm việc.

Aiya, tối nay đám công nhân còn đợi ta anh nấu cơm nữa mà!

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -



Thao Dang

Bí thư Tiểu Chúc vì còn đang bận tâm chuyện khác nên cũng không uống nhiều. Chưa bao lâu sau khi chú Bảy chui vào bếp, cô nàng cũng lượn lờ lảo đảo đi sang chỗ Tống Đàm.

“Tống Đàm này,” cô hỏi:

“Lúc ăn cơm nghe giáo sư Tống nói, nhà cô định tỉa cành cây ăn quả, rồi ghép cho dân làng, vậy cô tính để cả làng cùng trồng loại trái cây nhà cô à?”

Cô ta vừa hỏi xong liền liên tục gật đầu:

“Ý tưởng hay quá đi chứ! Cứ như kiểu c.ua lông hồ Dương Trừng vậy, đầu tiên làm thương hiệu, sau đó là ít hàng tinh tuyển để tạo danh tiếng, c.uối cùng kéo cả ngành c.ua phát triển…”

Tống Đàm: …

Cô không nói thì tôi cũng chẳng nghĩ xa đến thế đâu.

Nhưng mà…

“Không thực tế.” Cô ngắt lời.

“Cô nghĩ xem, để xây dựng thương hiệu tổng thể như Dương Trừng, người ta đổ vào bao nhiêu tiền, có bao nhiêu hộ nuôi c.ua phía sau chống lưng?”

“Còn chỗ tôi thì sao?”

“Chưa nói mấy chuyện khác, chỉ riêng cái chuyện ngân hàng cho nông dân vay vốn lãi thấp, cô nghĩ có mấy ai dám vay để trồng hai mẫu vườn cây ăn trái không?”

Tiểu Chúc nghe đến đó liền nghẹn lời.

Làm nông phụ thuộc thời tiết, sợ nhất là thiếu hụt. Đừng nói vay lãi thấp, cho vay không lãi, bà con còn không dám đụng vào.

Dăm ba năm nay thời tiết càng lúc càng cực đoan, chỗ thì hạn, chỗ thì lũ, còn có nơi mùa hè tháng 7-8 lại mưa đá…

Trong tình hình này, ai dám đầu tư vào đất đai?

Lỡ như mất mùa, thì ai chịu trách nhiệm cho kế sinh nhai của họ?

Chưa kể, cho dù có trồng được cây, thì rắc rối phía sau vẫn còn một đống:

Làm sao ngăn họ vì tranh khách mà bán phá giá?

Làm sao bảo đảm họ không hái sớm bán non làm ảnh hưởng chất lượng?

Tới lúc thu mua đại trà, liệu có bỏ được thói quen ham lợi nhỏ, mà làm nghiêm túc về chất lượng không?

Từng điểm một, cái nào cũng khó như lên trời.

Nhưng bí thư Tiểu Chúc không sợ khó, cô ta chỉ thua ngay ở bước đầu tiên:

Nông dân không có tiền, không dám mạo hiểm đầu tư lớn, dù khoản đầu tư đó chỉ vài vạn tệ.

Mà càng không dám đánh cược, thì đời sống lại càng quẩn quanh thiếu tiền.

Một vòng luẩn quẩn.

“Được rồi được rồi.” Cô thở dài:

“Vậy cô định ghép giống vào mấy cây ăn quả nhà ai đó quanh làng à?”

Tống Đàm lắc đầu:

“Cô còn nhớ Điền Điềm trước đây tới làm thuê không? Cô gái đó dám nghĩ dám làm… Hè vừa rồi cô ấy tới, nói với tôi là muốn sau này ghép giống vào mấy cây hạt dẻ nhà tôi.”

Vùng này trồng cây hạt dẻ cũng kha khá, nhưng không đặc sắc, giá quá thấp, lại tốn công chăm, nên chẳng lời lãi bao nhiêu.

Nhưng đợi khi đường làng mở xong, mà cây hạt dẻ của nhà Tống Đàm là giống tiếp xúc linh khí lâu nhất, lại được ghép bằng cành có sức sống mạnh, thì sau này hạt dẻ sẽ ngon hơn hẳn.

Không nói đến chuyện thay đổi thần kỳ gì, nhưng ít ra cũng có thể nâng giá lên vài tệ một ký.

Mỗi ngày cô ấy lên thành phố bán lẻ thôi cũng đã đủ lời rồi.

Mà dù hai ba năm sau cây ghép có suy thoái, thì lại ghép lại thôi mà!

Chưa kể, ngoài cây hạt dẻ, Điền Điềm còn được giáo sư Tống chỉ dẫn, tự bỏ tiền ra mua hai chục cây đào, trồng ngay trước sân, sau vườn, sườn đồi, để cha mẹ ở nhà chăm.

Năm sau, không nói gì nhiều, bên lão Triệu thu mua chắc chắn lấy hết.

Mỗi năm làm từng bước, chậm mà chắc. Cũng đúng thôi, gia đình Điền Điềm có người bệnh, không muốn gánh nợ thêm, phát triển từ từ là hợp lý nhất.


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com