Cuộc Sống “Trà Xanh” Của Thái Tử Điện Hạ

Chương 481



Hóa ra quận chúa nhìn chòng chọc đối nhận là vì mải suy nghĩ nên nấu bọn nó thế nào?
Trân Châu vừa ngạc nhiên vừa buồn cười, thậm chí 1còn thấy quận chúa như thế này thật dễ thương: “Vậy để nô tỳ
đem cho Tử Ngọc”
“Làm xong nhớ đưa một nửa đến Đông cung” Thẩm Hi Hòa dặ0n dò.
Trân Châu buồn cười, quyết định lát nữa sẽ đích thân đem đi để xem Thái tử điện hạ phản ứng thế nào.
Chim nhạn là thứ b1ắt buộc phải có trong danh mục sính lễ của nhà quyền quý, đương nhiên không phải ai cũng có
thể bắt sống chim nhạn, những người không tự săn 2được sẽ nhờ người khác để sính lễ được trọn vẹn.
Xưa nay không ai nuôi nhạn bao giờ, thành thử số phận của những con nhạn dùng làm sí6nh lễ thường là bị làm
thịt, nhưng chính miệng tân nương tương lai báo đem làm thịt, lại còn chủ động đưa ra phương pháp nấu nướng
thì phải n9ói là chưa từng thấy.
Thẩm Nhạc Sơn xem xong danh mục sính lễ thì phiền muộn thấy rõ, sính lễ được đưa tới cũng có nghĩa là ngày con
gái xuất giá mỗi lúc một cận kề. Ông rầu rĩ quay lại nội viên thì thấy Bích Ngọc làm lễ với mình và nói: “Vương gia,
quận chúa mời vương gia ăn canh ạ”
Món ngon con gái đem đến cũng không khiến tâm trạng Thẩm Nhạc Sơn khá hơn là mấy, ông không hào hứng cho
lắm nhưng vẫn đi vào trong viện, ngồi xuống bàn ăn. Thẩm Hi Hòa bưng món canh nhạn hầm đến, bên cạnh là
người hầu băng đĩa nhạn quay. Nàng nói: “Phụ thân nếm thử xem có khác với nhạn ở Tây Bắc chúng ta không?”
Mắt Thẩm Nhạc Sơn sáng rực lên, quay sang hỏi Thẩm Hi Hòa: “Nhạn á?”
Thẩm Hi Hòa mỉm cười và gật đầu: “Vâng, hai con“.
Đã chim nhạn lại còn hai con, không cần hỏi cũng biết là từ đâu ra. Thẩm Nhạc Sơn hớn hở hắn lên, còn cười ha hả,
sau đó bắt đầu ăn như rồng cuốn.
“Ừm, rất tươi ngon.” Thẩm Nhạc Sơn vừa ăn vừa nhận xét.
Thẩm Hi Hòa ngồi bên cạnh, thấy phụ thân mặt mày rạng rỡ thì cũng nhoẻn cười theo. Hôm nay sính lễ được đưa
tới, nàng đã đoán trước Thẩm Nhạc Sơn thấy cảnh này thế nào cũng ủ dột dù đã chấp nhận sự thật con gái sắp lập
gia đình, thế nên mới làm thịt hai con nhạn để mua vui cho ông.
Không biết có đúng là nhờ được ăn thịt nhạn do con rể đưa tới hay không, tóm lại Thẩm Nhạc Sơn đã tạm quên
chuyện con gái sắp lập gia đình, cá ngày cứ vui phơi phới.
Trái với Thẩm Nhạc Sơn, khi nghe nói quận chúa phủ đưa thức ăn tới, thoạt đầu Tiêu Hoa Ung khoái chí lắm,
nhưng khi nhìn thấy đĩa thịt quay được cung nhân bưng lên, dù thức ăn trong đĩa được bày biện đẹp mắt nhưng
phần đầu và cánh nhạn lù lù ra đó, nhìn sao cũng thấy sai sai.
“Thiên Viên, người xem thử xem rốt cuộc đây là thịt gì?”
Thiên Viên rụt cổ. Hắn từng phiêu bạt giang hồ cùng Tiêu Hoa Ung nhiều năm, hầu như thứ gì ăn được đều đã ăn
thử, trong đó có món nhận quay, vì vậy vừa nhìn là nhận ra ngay nhưng lại không dám nói.
“Điện hạ, thuộc hạ kém cỏi, hay là mời Trân Châu cô nương đang đợi bên ngoài vào đây hỏi thử?” Thiên Viên từ
chối khéo.
Tiêu Hoa Ung liếc xéo Thiên Viên: “Mời nàng ta vào đây
Trân Châu chỉnh y phục cho chỉnh tề rồi khom lưng làm lễ với Tiêu Hoa Ung: “Nô tỳ tham kiến điện hạ”
“Miễn lễ” Tiêu Hoa Ung gấp gáp ngắt lời Trân Châu và hỏi, “Món thịt quay này là thịt gì?”
“Bẩm điện hạ, đây là món nhận quay” Trân Châu thành thật đáp.
Sắc mặt Tiêu Hoa Ung lập tức cứng đờ. Thật ra, hắn đã biết trước câu trả lời, chẳng qua là không muốn tin. Nghe
Trân Châu nói vậy, hắn vẫn muốn vớt vát chút hi vọng cuối cùng: “Nhạn ở đầu ra?”
“Là sính lễ mà điện hạ đem đến sáng nay đấy ạ” Trân Châu đã đạp đổ niềm hi vọng nhỏ nhoi ấy.
Nhất thời, Tiêu Hoa Ung á khẩu, không biết phải tỏ thái độ gì, phải nói ra sao.
Trân Châu đánh bạo ngẩng đầu lên, thấy Thái tử điện hạ đang nhìn đĩa nhạn quay chòng chọc, sắc mặt có phần đau
xót. Nàng ta tưởng Tiêu Hoa Ung định nói gì đó thì lại thấy hắn cầm đũa và bắt đầu ăn.
Tiêu Hoa Ung gắp một miếng thịt quay, nhẹ nhàng gật gù, tỏ ra hết sức thỏa mãn. Hắn càng ăn càng thấy ngon
miệng, làm Thiên Viên đứng bên nuốt nước bọt ừng lực. Món nhận quay này có mùi thơm nức mũi, không giống
những lần chủ tớ hai người từng ăn.
Trân Châu cũng ngửi được, nhưng nàng ta đã nếm thử trước đó nên vẫn giữ được bình tĩnh, còn múc cho Tiêu Hoa
Ung một bát canh để hắn ăn kèm, làm vừa lòng Tiêu Hoa Ung.
Lúc ăn đến phần cánh, Tiêu Hoa Ung phát hiện lớp da có vết rạch, bèn dùng đũa chọc vào đó, gắp ra một ống trúc
nhỏ, bên trong chứa một cuộn giấy. Tiêu Hoa Ung mở ra xem, thấy có chữ viết, là nét chữ của Thẩm Hi Hòa.
“Tiếng êm hòa đã kêu chim nhạn


Nạp thái thì buổi sáng xong ngay
Rước dâu chồng vợ sum vầy
Kịp khi băng giá phủ đầy chưa tan”*
(*) Bài thơ “Bào hữu khổ diệp” (Bầu có lá đắng) thuộc Kinh Thi, bản dịch của Tạ Quang Phát.
Bài thơ nói về tập tục dùng chim nhạn làm sính lễ. Tiêu Hoa Ung cầm cuộn giấy, nở nụ cười tươi rói.
Hắn chẳng buồn ăn tiếp, vội vàng lau tay qua loa rồi đứng dậy, đi về phía thư phòng, viết một lá thư đưa cho Trân
Châu và nói: “Ta đã nhận được thựU U gửi thông qua chim nhạn, giờ nhờ người đưa thư của ta về cho U U nhé”
Trân Châu cầm lấy, làm lễ cáo từ rồi rời khỏi Đông cung.
Thẩm Hi Hòa ngồi với Thẩm Nhạc Sơn được một lát thì Trân Châu quay về, đem theo thư của Tiêu Hoa Ung, trong
thư viết một đoạn điển cố liên quan đến chim nhạn.
Sở dĩ chim nhạn được chọn làm sính lễ là vì chúng là một loài chim chung thủy, luôn luôn có đôi có cặp, cả đời chỉ
biết có nhau, nhỡ một con qua đời thì con còn lại sẽ không tìm bạn đời khác và cũng chẳng thiết sống nữa.
Nhiều người lấy nhạn làm sính lễ nhưng lại chẳng biết ngụ ý thật sự của việc này là gì. Đưa nhận không phải là để
phô trương đẳng cấp, mà là tượng trưng cho lời hứa hẹn chung thủy. Buồn cười thay, nhiều người đưa nhận chỉ để
cho có chứ chẳng giữ được lời hứa ấy.
Tiêu Hoa Ung từng hứa hẹn sẽ noi gương Phan An chung thủy với thê tử, nay lại thêm điển cố về chim nhạn, hắn
luôn cực lực tỏ vẻ cả đời này chỉ có mình nàng hết lần này đến lần khác.
Thẩm Hi Hòa có cứng rắn đến mấy cũng có lúc mềm lòng. Nàng cất lá thư đi.
Trân Châu để ý, trước kia quận chúa chẳng mấy coi trọng quà cáp và thư từ của Thái tử điện hạ, trừ những dịp đặc
biệt ra, còn lại đều xử lý qua loa, thế mà nay lại cẩn thận cất kỹ.


Trong một thời gian dài kế tiếp,Thầm Hi Hòa và Tiêu Hoa Ung chỉ qua lại bằng thư từ.Theo tục lệ xưa,tân lang và tân nương không
được gặp nhau trước hôn lễ kéo không may mắn.Thẩm Hi Hòa không tin vào thần linh,nghe vậy chi khịt mũi xem thường,nhưng
Tiêu Hoa Ung lại cực kỳ để bụng.Tục ngữ nói rằng“Chưa cưới đã gặp,sau chẳng thấy nhau.Vì coi trọng hôn lễ,Tiêu Hoa Ung giữ
thái độ có thờ có thiêng,có kiêng có lành,quyết tâm tuân theo lễ pháp.Đây là lần đầu Thẩm Hi Hòa thấy hắn nghiêm chỉnh đến thế.
Một ngày vào tháng Hai,trong lúc công tác chuẩn bị cho hôn lễ đang được gấp rút tiến hành,chẳng biết vì sao mà Nghiêu Tây công
chúa lại phát sinh tranh chấp với Liệt vương Tiêu Trường Doanh và bị hắn lỡ tay đẩy xuống hồ sen trong cung,vừa lúc bị Hữu Ninh
để bắt gặp.
Hữu Ninh đế phạt Liệt vương hai mươi hèo,sang hôm sau thì phong Nghiêu Tây công chúa là Thục phi,chính thức trở thành một
trong tứ phi,còn là phi tần duy nhất có phong hào.
Nghiêu Tây công chúa trở thành phi tử dị quốc đầu tiên của Hữu Ninh đế,trung tuần tháng Hai tiến cung,nghe nói rất được sủng ái.