Dạ Thiên Tử

Chương 112: Cầu tài như khát nước



Dương Tam Sấu dẫn Nhạc Minh đi theo là có ý đồ. Ngoài lý do gã là tâm phúc của y ra thì còn có nguyên nhân quan trọng khác: gã là cao thủ duy nhất trong đám tâm phúc thuộc hạ. Làm một gia đinh hộ viện lại biết dùng phi đao, chẳng lẽ còn không phải là cao thủ?

Nhạc Minh dồn tất hy vọng chấm dứt quãng thời gian khổ sở trở lại Dương gia tiếp tục hưởng phúc vào một đao kia, bởi vậy tinh thần phấn chấn, gã lặng yên tới gần ba người Diệp Tiểu Thiên, tìm kiếm cơ hội hạ thủ.

Phi đao có toàn phi và trực phi, toàn phi đương nhiên càng xa càng tốt, trực phi thì cần phải gần, tuy nhiên, trực phi có độ chính xác sẽ cao hơn, lực cũng đủ hơn. Nếu dùng toàn phi, thì phần lớn áp dụng bằng thủ pháp vung cánh tay. Nhưng nếu thực hiện động tác đó ngay trên đường phố đông người, thì rất dễ bị phát hiện.

Cho nên Nhạc Minh đành phải sử dụng Thốn kình vào đao. Mà dùng đao để thốn kình, khoảng cách sát thương hữu hiệu cũng không quá ba trượng. Cho dù như vậy thì cũng không thể một sớm một tối là có thể luyện thành. Vì vậy Nhạc Minh luôn kiêu ngạo đối với phi đao của bản thân.

Diệp Tiểu Thiên chắp tay thảnh thơi đi phía trước. Nhạc Diêu cùng Phúc Oa Nhi theo sát phía sau, hai tiểu gia hỏa vừa đi vừa chơi đùa. Phúc Oa Nhi lấy đầu thúc vào mông Nhạc Diêu. Tuy dùng sức không lớn nhưng cũng làm cho Diêu Diêu loạng choạng. Phúc Oa Nhi cứ đùa không biết mệt. Diêu Diêu cũng cười khach khách không ngừng.

Bên cạnh xuất hiện một môn hộ khí phái, cửa ra vào đắp giàn giáo. Bên cạnh đống gạch ngói cùng vật liệu bằng đá, mấy thợ thủ công đang túi bụi làm việc. Diệp Tiểu Thiên tình cờ nhìn thoáng quá, thấy trên đầu cửa có treo bốn chữ lớn: Đồng Nhân phủ học. Lúc này mới hiểu đây là học đường của phủ Đồng Nhân.

Nhạc Minh đi lẫn trong dòng người đi đường càng lúc càng tiến lại gần, dần dần đã đi ngang hàng cùng ba người Diệp Tiểu Thiên. Nhìn khoảng cách đã đủ, Nhạc Minh lấy phi đao ra, gập cổ tay, phi đao rời khỏi tay, xuyên qua khe hở giữa đám người lao thẳng đến huyệt thái dương của Nhạc Diêu.

Nhạc Diêu chỉ là một tiểu nha đầu nhưng Nhạc Minh rõ ràng không hề nương tay, đao nhằm thẳng vào điểm yếu hại trên người cô bé. Ai ngờ Phúc Oa Nhi đang giả vờ ngoan ngoãn đi vài bước đúng lúc ấy lại vui mừng nhảy dựng lên, thúc đầu vào mông Nhạc Diêu.

- Ai nha. Phúc Oa hư.

Nhạc Diêu bị Phúc Oa Nhi thúc chúi người về phía trước phá lên cười khanh khách. Phi đao xẹt qua gáy cô bé trong gang tấc. Nhạc Diêu không hề hay biết.

Nhạc Minh tức giận giậm chân một cái, gã dồn hết hi vọng vào phi đao này, không thất vọng sao được. Tổng cộng gã có ba ngọn phi đao, lúc trước khi bị hộ viện phủ Tề Mộc nhốt vào thủy lao, đã tịch thu mất hai thanh. Thanh phi đao này may mắn còn giữ lại được là nhờ gã giấu ở dưới đế giày. Mà bây giờ...

Phi lao xẹt qua gáy Nhạc Diêu cắm vào hộp mực ở bên cạnh giàn giáo. Hộp mực đen vỡ tan, mực chảy ra. Phi đao xoay tròn hai vòng bắn ngược trở lại, chuôi đao nện vào thân hình núc ních những thịt của Phúc Oa Nhi.

Phi đao rơi xuống đất.

Phúc Oa Nhi đột nhiên thấy trước mặt xuất hiện một đồ vật sáng lập lòe, sợ bị người khác lấy đi, vì thế lập tức đưa cái tay gấu ra đoạt lấy, nắm chặt, và... nhét vào miệng.

- Gạc, cờ rắc...

Thiên hạ này không thiếu kẻ tham ăn, nhưng chắc chẳng có ai so nổi con gấu này. Phi đao dài ba tấc mà nó ăn sung sướng ngon lành tựa như ăn đậu rang. Khi Phúc Oa Nhi lấy thanh phi đao lên gặm thì mấy thợ thủ công phát hiện hộp mực bên cạnh giàn giáo bị vỡ tan liền kêu lên thất thanh. Diệp Tiểu Thiên cùng người đi đường vội nhìn về phía đó, không ai phát hiện ra Phúc Oa Nhi ăn vụng.

Nhạc Minh đứng ở phía đối diện, quay đầu lại thăm dò, hướng Dương Tam Sấu lắc đầu. Dương Tam Sấu hận hận giậm chân một cái, ra hiệu cho gã: rút lui.

Khi phi đao bắn ngược trở lại đã dính mực nước, khứu giác Phúc Oa Nhi linh mẫn cỡ nào, khẩu phi đao kia chỉ đủ dính kẽ răng nó, thật sự không bõ bèn gì, lúc này lại khịt khịt mũi, đi qua nhặt một nghiên mực bể nát nhét vào miệng: Gạc cờ rắc...

Hương vị không ổn, Phúc Oa Nhi nhụt chí nhổ ra một tảng đá bột phấn.

Đám thợ thủ công cho rằng đã tìm được tội phạm gây họa, lập tức kéo tay áo Diệp Tiểu Thiên, hét lớn:

- Ngươi không được đi. Con tỳ hưu (vật phong thủy) nhà ngươi nuôi làm bể đồ đạc của chúng ta.

- Ơ, cũng biết hàng đấy, nhận ra đây là “tỳ hưu” cơ á.

Diệp Tiểu Thiên thấy đám thợ thủ công nhận ra tên tham ăn nhà mình, trong lòng nảy sinh hảo cảm với bọn họ.

Diệp Tiểu Thiên cũng nhận ra Phúc Oa Nhi nhà mình gây họa, nhưng bất quá tiểu gia hỏa ngang bướng cố chấp, cũng khó nói... Hơn nữa hiện trường cũng không có hung thủ nào khác, đại khái đúng là do Phúc Oa Nhi nhà mình gây chuyện rồi. Nhưng hộp mực đám thợ thủ công dùng cũng không đáng mấy bạc, cùng lắm là bồi thường, xong.

Nghĩ vậy, Diệp Tiểu Thiên vội vàng bồi tội:

- Dạ dạ dạ, vị đại thúc này, đừng nóng giận. Súc sinh nào hiểu chuyện đời, cái hộp này đáng giá bao nhiêu tiền, kẻ hèn này đền cho ngươi là được rồi.

Lúc này đám thợ thủ công đều xúm lại, một người trong đó nói:

- Ôi không được rồi, bức tranh chữ này của Lê lão gia bị nhuộm mực rồi. Đó là một bức tranh chữ dùng giấy Tuyên Chỉ viết, vốn chồng lên đặt ở giàn giáo, dùng hộp mực đè lên. Lúc này, có thợ thủ công mở tờ giấy kia ra, chỉ thấy trang giấy đã bị thấm mực ướt sũng nước, đen sì một mảnh. Ngoài chữ cuối cùng, thì không còn nhìn thấy gì nữa.

Sư phó của đám thợ thủ công cũng vội tới xem xét, kêu lên:

- Hộp mực bị bể còn chưa tính, chữ này Lê lão gia bảo chúng ta khắc vào đầu cửa đấy. Lê lão gia cũng không phải người tính khí tốt, chữ này không có, chúng ta cũng không dám đi tìm Lê lão gia xin lại bộ khác.

Diệp Tiểu Thiên nghe thấy vậy thì cau mày, vốn tưởng rằng chỉ là chuyện bồi thường tiền, không ngờ đã chọc vào phiền toái lớn. Cũng không biết Lê lão gia này là người nào, đã có thể đề câu đối lên cửa phủ học chắc chắc là người nổi danh trong đám trí thức địa phương, hoặc chính là Huấn đạo, Giáo dục của phủ học này.

Văn nhân vẫn coi bản vẽ đẹp của mình nhất. Mặc dù chỉ là mấy chữ, ngươi nói nó không đáng một đồng cũng được, mà nói nó đáng giá ngàn vàng cũng được, vạn nhất Lê lão gia công phu sư tử ngoạm thì toàn bộ bạc hắn có bồi thường cho lão cũng không đủ.

- Đã có cách.

Mắt Diệp Tiểu Thiên chớp mấy cái nảy ra ý hay, lập tức nói với đám người kia:

- Không cần kêu không cần kêu, chữ này mới bị nhuộm, còn nhận ra được.

Diệp Tiểu Thiên nói xong đoạt lấy bức giấy kia, mở rộng ra chiếu dưới ánh mặt trời, gật đầu nói:

- Há, hóa ra là dạng chữ này, nhận ra rồi, các ngươi nhận ra chưa?

Mấy tên thợ thủ công nhìn tờ giấy đen sì thật sự không nhận ra chữ gì.

Sư phó nói:

- Lê lão gia viết mấy chữ này chúng ta còn chưa xem qua. Viết cái gì vậy?

Diệp Tiểu Thiên chỉ điểm:

- Mau tới đây.

Ngươi xem, ở đây màu có đậm hơn chút, chiếu dưới ánh mặt trời thì thấy khá rõ, tốt rồi, ta biết đôi câu đối này.

Vừa nói, hắn vừa gấp bức tranh lại ném sang một bên.

Những người thợ này cũng không biết trên bức tranh viết gì, cứ tiện tay viết cho bọn họ một cái khác là được.

Diệp Tiểu Thiên tự tin nói:

- Đại thúc đừng vội, lấy bút mực ra cho ta, ta sẽ viết lại bức chữ này cho ngươi, ta không còn phải chịu rắc rối nữa mà đại thúc cũng không bị Lê lão gia quở trách.

Đám thợ thủ công kia xôn xao, bên cạnh có một đồ đệ nhắc nhở:

- Sư phó, người này... có thể viết giống bút tích của Lê lão gia sao? Nếu như không giống, bị Lê lão gia phát hiện...

Những người khác như bừng tỉnh:

- Đúng vậy, chúng ta phải khắc mấy chữ này của Lê lão gia bên trên cột cửa này đấy, chữ viết của ngươi không giống với Lê lão gia, Lê lão gia phát hiện ra ngay thôi.

Diệp Tiểu Thiên bình tĩnh nói:

- Bút thể chính là Vương thể (thể chữ của Vương Hi Chi), Nhan thể (thể chữ của Nhan Châu Khanh thời Đường) hay Tam Tống (Tống Toại, Tống Khắc, Tống Quảng), hay là Tô Hoàng Mễ Thái (Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Mễ Thị, Thái Tượng) là hết. Đem bức tranh chữ kia tới, ta xem chút.

Lập tức có người đi lấy tập giấy Tuyên Chỉ kia, bên trên chỉ còn một chữ: TIỀU.

Diệp Tiểu Thiên thầm nghĩ: “Tiều cái gì mà tiều, cái này đến tột cùng là muốn tiều gì”.

Đám thợ thủ công căng thẳng hỏi:

- Nét chữ của Lê lão gia, ngươi bắt chước được không?

Diệp Tiểu Thiên cười ha hả:

- Đã không phải tự nghĩ ra kiểu chữ, bắt chước có gì không được, đây là... u a... đây là Sấu kim thể nha, ta sẽ viết lại câu đối này, các ngươi cứ so sánh xem có giống hay không.

Đám thợ thủ công kia không có cách nào khác, đành mang tới một bộ giấy Tuyên Chỉ, chuẩn bị bút nghiên thật tốt, trải trên một bàn đá, mời Tiểu Thiên viết.

Nét chữ của vị Lê lão gia này đúng là thuộc Sấu kim thể *, trước đây, khi còn ở thiên lao. Diệp Tiểu Thiên theo học đám quan trường nhân kiệt kia đủ thứ thượng vàng hạ cám. Nói đến thư pháp, triều đại này lưu hành nhất là Tam Tống, Vương - Nhan và Sấu kim thể thì hắn cũng hiểu. Vấn đề nan giải bây giờ là phải suy đoán xem tên Lê lão gia viết cái gì trên bức tranh kia.

*"Sấu kim thể" hay "Sấu kim thư" (•••/•••), một kiểu viết chữ trong nghệ thuật thư pháp. Tên gọi "Sấu kim thể" là do trên thực tế kiểu viết của Huy Tông thanh mảnh tương tự như sợi vàng, xoắn và đảo ngược.

Những công tượng đó cũng chưa từng xem Lê lão gia viết gì nên cũng rất thuận lợi, chỉ cần chữ cuối nhìn giống như chữ Tiều là có thể hù bọn họ. Viết xong thì ù té quyền chuồn luôn, bọn họ có phát hiện ra cũng đành chịu.

Diệp Tiểu Thiên nghĩ tới đây, múa bút ghi liền một đôi câu đối: Địa vị thanh cao, nhật nguyệt mỗi tòng kiên thượng quá. Môn đình khai khoát, sơn xuyên thường tại chưởng trung tiều (tạm dịch: Địa vị thanh cao, nhật nguyệt thường mang trên vai gánh; Môn đình rộng lớn, núi sông luôn nắm giữ giữa tay nhìn). Diệp Tiểu Thiên viết xong, tràn đầy tự tin kêu mấy người kia tới:

- Đến, nhìn một cái, xem có gì sơ hở không?

Đám thợ thủ công vội vàng cầm tờ giấy Tuyên Chỉ nhăn nhăn nhúm nhúm loang lổ mực kia, rồi lại so sánh với bản Diệp Tiểu Thiên vừa viết, so sánh nét bút mạch lạc đúng là không sai chữ nào. Bọn họ vui mừng quá đỗi, luôn mồm nói:

- Cám ơn trời đất, rõ ràng là không hề kém chút nào.

Diệp Tiểu Thiên cười nói:

- Không cần cám ơn, đã như vậy, kẻ hèn này xin cáo từ.

Không đợi đám thợ kia kịp phản ứng, Diệp Tiểu Thiên nắm tay Nhạc Diêu, trong nháy mắt dẫn theo hai kẻ gây họa chạy đi mất dạng.

- Ai, bọn họ còn chưa đền tiền hộp mực.

Đám thợ kia đột nhiên nhớ ra, ngẩng đầu nhìn, Diệp Tiểu Thiên đã đi mất dạng. Vị sư phó xem đi xem lại bộ chữ kia, hài lòng nói:

- Được rồi, một cái hộp mực đáng giá bao tiền? Cái này tốt rồi, không cần sợ cái bản mặt thối kia của Lê lão gia nữa.

Đúng lúc này, Lê lão gia vác bộ mặt thối đi từ trong phủ học đi ra.

Lê lão gia tên là Lê Trung Ẩn, hai ngày trước vừa đi Thủy Tây, bị Đề học đạo nghiêm khắc khiển trách một trận nảy lửa.

Đại Minh nam bảy bắc 63 tỉnh, Đề học đạo các tỉnh đều do Đề hình Án sát sử hoặc Án sát Phó sử, Thiêm sự đảm nhiệm. Đề học đạo Quý Châu do Quý Châu Đề hình Án sát sử đại nhân kiêm nhiệm.

Khảo sát thành tích chủ yếu của quan viên địa phương căn cứ vào thuế ruộng và trị an. Còn tiêu chuẩn khảo sát quan viên đối với việc học hành trong vùng phụ trách thì là thì? Đương nhiên là số lượng người đỗ tú tài, cử nhân hay tiến sĩ.

Ở Đồng Nhân vô cùng bế tắc. Khoa khảo xưa nay không hề có thành tích gì. Kỳ thực không chỉ có Đồng Nhân, mà toàn bộ Quý Châu đạo cũng vậy, không chỉ nói trên lĩnh vực khoa cửa không thể so với Giang Chiết mà so với các tỉnh phương Bắc cũng thua xa. Mỗi năm, đám con cháu trực hệ của các lão gia thổ đi kia cũng có vào học, nhưng trên cơ bản là “bảo tống sinh” (học sinh cử đi học), thành tích không quan trọng, quyết định tới việc bọn họ có vào hay không vào chính là thân phận.

Hai năm liên tục, Đồng Nhân không có tú tài. Đề học đại nhân lần này ra nghiêm lệnh, nếu như năm nay phủ học Đồng Nhân lại không có thành tích gì, thì cái chức Huấn đạo phủ học của lão cũng chấm dứt.

Thử hỏi tâm tình của Lê Huấn đạo làm sao mà tốt được.

Sư phó công tượng sợ lại xảy ra chuyện ngoài ý muốn, đầu tiên là dừng hết các việc khác, dán đôi câu đối kia lên cột cửa đang định điêu khắc thì Lê Huấn đạo đã ngẩng đầu lên nhìn, đột nhiên khựng lại, nổi giận đùng đùng quát:

- Dừng tay, mấy chữ lưu niệm bên trên cái cửa này, là của ai?

Đám công tượng kia lòng nhảy dựng lên, thầm kêu không ổn. “Huấn đạo lão gia hẳn là đã nhìn ra. Không đúng, bút tích kia y đúc lão mà”.

Sư phó công tượng kiên trì cười nói:

- Lê lão gia, đây không phải là thủ thư của ngài sao?

Lê Huấn đạo quát:

- Nói năng bậy bạ, bản quan không viết những chữ này, đến tột cùng là ai viết?

Sư phó công tượng nghe vậy lòng thầm khổ: “Bị cái tên tiểu tử hồ đồ kia lừa gạt rồi”. Y rơi vào đường cùng, đành phải thuật lại toàn bộ câu chuyện. Lê Huấn đạo nghe xong càng giận hơn:

- Lẽ nào lại như vậy. Cái tên thất phu này dám lừa gạt lão phu... lão phu...

Lê Trung Ẩn chỉ vào cái mũi sư phó công tượng, rồi bỗng, im bặt. Sư phó kinh hãi, vội vàng nói:

- Lê lão gia, xin ngài bớt giận, ngài mắng ta đánh ta đi, dù thế nào ra cũng chịu, ngài tuyệt đối đừng xả khí hư...

- Ha ha ha...

Lê Trung Ẩn đột nhiên đổi giận thành vui, cười ha ha, cười tới mức dọa sư phó vội vàng lùi hai bước, cẩn thận cất cái đục vào bên trong:

- Đừng nói là Huấn đạo lão gia giận đến phát điên rồi nha...

Lê Trung Ẩn hỏi:

- Ngươi nói, một người thiếu niên viết mấy chữ này?

Sư phó khiếp đảm gật đầu nói:

- Đúng... là một thiếu niên, mặt non choẹt. Cho dù không phải thiếu niên thì cũng vừa qua tuổi thành niên là cùng.

Lê Trung Ẩn đi đến gần cửa, càng xem càng vui mừng:

- Chữ viết tốt hơn, tư tưởng cũng lớn a. Nhân tài. Nếu lão phu vợt được người này vào lưới làm môn hạ, lo gì hắn không đỗ tú tài?

Lê Trung Ẩn hào hứng hỏi:

- Người nọ đi hướng nào?

Sư phó công tượng nói:

- Đi về bên kia, hắn mang theo một tiểu nữ, và còn có một tỳ hưu, rất dễ nhận ra.

Lê Trung Ẩn không nói hai lời, đuổi theo ngay.

Cầu tài như khát nước, trong đám sư trưởng khắp thiên hạ, còn có người nào khổ hơn đám Huấn đạo Giáo dụ Quý Châu này?