Đại Đế Cơ

Chương 170: Không lùi bước



Trời đã rất khuya rồi thế nhưng đèn đuốc ở thành Trường An vẫn sáng rực như cũ. Những tiếng huyên náo theo gió liên tục truyền đến. Đứng ở trên đường lớn cũng có thể nhìn thấy ánh lửa sáng ở một góc trời… khiến lòng người chấn động, hoảng sợ.

Cổng thành vẫn chưa đóng lại. Thỉnh thoảng vẫn có người phi ngựa vụt qua. Đấy là người của các nhà các hộ về để truyền tin.

Một tên nô bộc thở gấp, đứng bên ngoài thư phòng của Liễu Xuân Dương, bẩm báo: “… Tiết Thanh thiếu gia thoát ra ngoài, nói, Liêu đại nhân, tiểu tử có bài thơ muốn tặng ngài…”

Người bên trong phòng lên tiếng, ngắt lời hắn: “Làm thơ? Lúc đó thì làm thơ gì chứ?”

Tên đó cũng đáp: “Đúng ạ, hắn ta thật sự đã làm một bài thơ.”

Trong phòng im ắng một lát, chỉ nghe loáng thoáng có tiếng người lẩm bẩm: “... Mỗi khi tình hình căng thẳng là lại làm thơ… thích làm thơ đến vậy luôn… giống y hệt người đó… yêu quái…”

Cái gì mà mỗi lần, người kia, yêu quái? Tên người hầu nghe không hiểu bèn hỏi.

Liễu Xuân Dương không trả lời hắn: “Làm thơ về cái gì?”

Tên kia đáp: “Có mấy câu lận, tôi không nhớ được. Nói chung là để mắng Liêu Thừa.”

Liễu Xuân Dương lại hỏi tiếp: “Sau đó thì sao?”

Tên kia đáp: “Sau đó Liêu đại nhân vô cùng tức giận muốn bắt Tiết Thanh thiếu gia lại nhưng mà hắn ta lại làm thêm một bài thơ nữa.”

Tay của Liễu Xuân Dương gõ trên khung cửa sổ, hình như còn lầm bầm câu gì đó.

Tên đầy tớ chủ động nói trước: “Bài thơ đó còn nhiều chữ hơn nên nô tài càng không kịp ghi nhớ.”

“Sau đó?” Liễu Xuân Dương lên tiếng.

Tên kia lại đáp: “Sau đó thì bọn họ đều bị bắt lại hết rồi. Thanh Hà tiên sinh và các tiên sinh ở trường học cũng bị bắt… Binh lính kinh thành, nha môn quan phủ đều ra tay rồi ạ… Tri phủ đại nhân thì muốn nhốt bọn họ vào trong đại lao còn Liêu đại nhân thì nói muốn nhốt người ở Song Viên. Tri phủ đại nhân nói là nhiều người quá khiến Liêu đại nhân càng tức giận hơn, nói rằng có bao nhiêu người cũng nhốt được hết. Song Viên lúc này nhốn nháo vô cùng. Các nhà thì cố thủ ở ngoài cửa, khóc lóc, khuyên nhủ, cầu xin.

Liễu Xuân Dương nói: “Vậy chuyện này như thế là xong rồi à?”

Tên người hầu đáp: “Xong rồi ạ. Nếu không thì còn có thể thế nào được nữa? Một nhóm học sinh, còn là một trăm tám mươi người chưa thi hương nữa.”

Hắn chưa nói hết câu thì đã nghe thấy bên ngoài loáng thoáng có tiếng hỗn loạn. Dường như có người đang huyên náo, tiếng ồn từ phía bên ngoài dù to cỡ nào cũng không thể truyền vào căn phòng nằm sâu trong phủ Liễu gia này được.

“Mau đi xem, bên ngoài đường cũng có các học sinh làm loạn rồi.” Bên ngoài có tiếng người hô hoán.

Trên đường cũng có các học sinh? Bọn họ đều đến Song Viên hết rồi mà.

Số học sinh trên đường không nhiều lắm, lác đác có một thiếu niên giơ đuốc lên chạy, đọc to câu thơ: “Là người đọc sách mà vì quyền quý thì đạo đức vứt đi, làm quan mà không yêu thương dân chúng có khác nào kẻ cướp đội lốt đâu.”

Vừa đọc vừa ném những cuộn truyền đơn trong tay xuống. Ngoài ném trên đường thì nhiều nhất là ném vào các nhà các phủ. Rất nhanh, trong thành hỗn độn những tiếng vó ngựa, tiếng người chạy, quan binh và sai nha nhanh chóng đuổi theo.

“Đứng lại!”

“Không được chạy!”

Thế nhưng những thiếu niên đó không thèm để ý đến, tiếp tục vừa chạy vừa hô lớn.

“Rượu thơm trong chén vàng là máu ngàn người

Sơn hào hải vị trên bàn ngọc là mỡ muôn dân,

Giọt nến rơi là nước mắt bách tính rơi

Tiếng hát vút cao là tiếng oán thán vút cao

Đưa nhân dân vào chỗ chết,

Phụ ơn tận tâm của goàng đế đều là do các ngươi…”

Bọn họ người ít, nhanh nhẹn chạy xuyên qua các con đường lớn, các ngõ ngách nhỏ. Đi tới đâu là huyên náo, sáng rực chỗ đó. Tựa như một ngọn nến lớn đong đưa, chấp chới trong bóng đêm.

Tuy nhiên rốt cuộc thì bọn họ vẫn là thế yếu nên nhanh chóng bị bắt lại hoặc là bị dồn vào ngõ cụt. Thỉnh thoảng lại có tiếng người phẫn nộ, chửi mắng.

“Chúng ta chỉ đọc sách… vô tội…”

“… Tuổi trai hào hiệp, kinh đô kết bạn anh hùng. Lòng thẳng rộng, đầu tóc dựng. Bàn luận chung, sống chết cùng. Lời hứa nặng ngàn vàng… ”

Thanh âm vượt qua những bước tường cánh cửa, rơi vào trong lòng những người dân khác, khiến họ cảm thấy vừa kinh sợ vừa có chút gì đó chua xót khó diễn tả.

Tiếng bước chân hoảng loạn vang lên nhưng ngay sau đó thì dừng lại, chỉ còn tiếng thở dốc, rõ ràng là đã phát hiện ra bản thân không còn đường trốn nữa… “kẽo kẹt”, cửa một ngôi nhà đột nhiên mở ra, trong ngõ nhỏ, người thiếu niên vẫn còn đang đứng đó ngơ ngác thì được một người trong nhà kéo vào, tiện tay cài cửa lại.

Tiếng vó ngựa, tiếng bước chân quan binh đã đuổi tới bên ngoài con ngõ, ánh đuốc sáng rực rọi vào. Chỉ có một khoảng trống không.

“Phía trước. Đuổi theo!”“Bên này không có ai!”

Bọn họ nhanh chóng rời đi. Mọi thứ yên ắng trở lại. Người thiếu niên được người trong nhà giữ chặt lấy lúc này đứng thẳng người, nói câu cảm ơn.

“Xin đa tạ ông.” Hắn thấp giọng, cúi người hành lễ.

Trong bóng tối, sắc mặt ông lão vô cùng lo lắng nhưng ông vẫn giữ chặt tay người thiếu niên, nói: “Đêm nay cháu cứ trốn ở đây đi, con trai của ta là một người bán hàng rong. Sáng sớm mai cháu giả bộ đẩy xe giúp nó. Sau đó nó sẽ đưa cháu về nhà.”

Người thiếu niên lắc đầu: “không được, cháu vẫn phải đi truyền cáo… để cho mọi người đều biết là các bạn học của cháu đã làm những gì.”

Ông lão ngăn cản: “Cháu điên rồi à? Sẽ bị bắt lại đó.”

Người đó mỉm cười, nói: “Đồng môn của cháu, họ đều bị bắt rồi thì cháu còn sợ gì chứ.” Nói xong thì hành lễ với ông lão thêm một lần nữa: “Đa tạ ông nhiều lắm.” sau đó mở cửa, quan sát xung quanh rồi chạy ra đường lớn.

Ông lão cảm thán mấy câu, cuối cùng vẫn không dám đuổi theo, chỉ đứng bên cửa nhìn ra ngoài. Màn đêm thăm thẳm đến nỗi không còn nhìn thấy được bóng dáng của người thiếu niên kia, thế nhưng sau đó trên phố lại vang lên những tiếng đọc bài.

“Nước nhà hưng thịnh hay lúc suy vong, dân thường cũng phả có trách nhiệm, thấy những chuyện sai trái bất bình, ai ai cũng sẽ lên tiếng.”

“Rượu thơm trong chén vàng là máu ngàn người

Sơn hào hải vị trên bàn ngọc là mỡ muôn dân,

Giọt nến rơi là nước mắt bách tính rơi

Tiếng hát vút cao là tiếng oán thán vút cao

Đưa nhân dân vào chỗ chết,

Phụ ơn tận tâm của hoàng đế đều là do các ngươi…”

“Là người đọc sách mà vì quyền quý thì đạo đức vứt đi, làm quan mà không yêu thương dân chúng có khác nào kẻ cướp đội lốt đâu.”

Những tiếng vó ngựa và tiếng bược chân cũng theo đó mà vang lên.

“Bên này!”

“Đứng lại!”

Những tiếng ầm ĩ, tiếng hô hoán bắt bớ lúc thì như xa lúc lại như gần vang lên khắp thành Trường An.

Ông già vẫn đứng bên ngoài cửa, lẩm bẩm: “Những đứa trẻ này…” có thể thế nào được chứ.

Suốt một đêm hỗn loạn, ánh mặt trời bắt đầu hửng sáng nơi trời đông. Bên ngoài Song Viên, các trưởng bối trong nhà cũng đã rời đi hơn nửa, người cũng đã bị bắt rồi, bây giờ phải mau chóng nhờ cậy quan hệ nói giúp cái tình. Những người khác thì thực sự rất lo lắng cho con cháu mình nên vẫn cố thủ ở đó để đỡ nóng ruột.

Quan binh và sai nha vẫn canh giữ ở Song Viên. Lý tri phủ vẫn ở bên trong tranh luận với Liêu Thừa vì muốn đem những học sinh này nhốt vào đại lao. Bên ngoài Song Viên khôi phục lại vẻ yên tĩnh, những cây đuốc vứt trên mặt đất vẫn còn tàn đỏ, quần áo giày dép cũng theo gió mà bay tung lên xào xạc. Một khung cảnh hết sức tan tác.

“Đêm khuya hôm qua ở trong thành cũng loạn lên rồi.”

“Tại sao lại còn người ở trong thành chứ?”

“Đám học sinh đó còn sắp xếp cả người ở trong thành…”

“Không ngờ được là bọn chúng lại có thể sắp xếp chu toàn như vậy…’

“Vậy thì sao, đều bắt lại hết rồi.”

Nói đến đây đám người thở dài một hơi rồi rơi vào im lặng, trời dần dần sáng hơn, đột nhiên có người bước vào báo: “Có xe ngựa đến ạ.”

Lúc này đám học sinh đều bị bắt lại hết rồi, quan binh đều qua lại chờ lệnh hoặc là ở lại trong thành để cảnh cáo. Trưởng bối các nhà vội vã quay về hoặc là ở lại đây chờ đợi. Trên đường cũng không có người và ngựa nào chạy loạn cả.

Song Viên hiện giờ tất nhiên là nơi mà mọi người đều tránh xa, vậy người đến là ai?

Xe ngựa từ từ chạy tới gần, có người vén rèm bước xuống, trong tay còn xách theo một cái giỏ. Trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm, bóng người thiếu niên đó cao gầy, khuôn mặt khôi ngô, quần áo sạch sẽ.

Hắn chậm rãi bước tới, lịch sự hành lễ với những người lớn đứng ở trên đường: “Xin nhường đường ạ.”

Ai nhìn thấy hắn cũng đều rất ngạc nhiên… Bùi Yên Tử!

“Ngươi đến đây làm gì?” Có người cất tiếng hỏi.

Bùi Yến Tử đáp: “Vãn bối cũng là học sinh.”

Biết ngươi là học sinh rồi nhưng ý ta không phải là hỏi vậy, có chút lo lắng. Bùi Yên Tử làm như không thấy, bước qua đám người, đến chỗ nhóm học sinh ngồi tối qua. Bản thân cũng phất áo ngồi xuống, lấy một cuốn sách bên trong giỏ, mở ra.

“Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị đạo, tu đạo chi vị giáo. Đạo dã giả, bất khả tu du li dã; khả li, phi đạo dã. Thị cố quân tử giới thận hồ kì sở bất đổ, khủng cụ hồ kì sở bất văn…”

(Cái trời phú cho gọi là tính, noi theo tính gọi là đạo; tu sửa cho hợp đạo gọi là giáo. Đạo là cái không phút nào có thể rời, có thể rời được là không phải đạo.

Cho nên, người quân tử răn dè thận trọng giữ đạo ở những lúc không ai trông thấy, sợ sệt rời khỏi đạo ở những lúc không ai nghe).

Giọng đọc của hắn trong trẻo, thoát tục chầm chậm vang lên phía bên ngoài Song Viên lúc buổi sáng sớm.