Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 315: Đi ăn chực



Nghê đại phu biết tình trạng của mình không dùng thuốc men mà chữa được, cười hỏi:

- Cậu đi hơn hai tháng trời không về, ai cũng lo lắm, có sao không?

- Không sao, ta không sao, nhưng ông có vấn đề lớn đấy.

Tả Thiếu Dương dìu ông ta vào nhà ngồi xuống, tới bếp múc một bát cháo, đó là cháo cho Tiểu Muội có cả nhân sâm:

- Nghê đại phu, ông ăn đi.

Nghê đại phu ngần ngại, ông ta không chịu nhận cháo thuốc miễn phí của Tả gia, cho nên ngày ngày lên núi đào thuốc để đổi, nhìn bát cháo ứa nước miếng, nhưng lắc đầu.

- Nếu không ăn là ông sẽ chết đó, khi ấy lão thái gia cùng với đệ đệ tàn tật của ông làm sao? Cho ông biết, con ông đã gây đủ phiền toái cho ta rồi, ông đừng có mong chết sớm, để nhà ta phải chiếu cố thêm người, ông cố mà sống để lo cho họ.

Nghê đại phu ngây người, nước mắt chầm chậm chảy ra, ướt đẫm khuôn mặt biến dạng, không từ chối nữa, nhận lấy bát cháo húp.

Từ lúc nấu nồi cháo này Trí Nhi đã thèm lắm nhưng không dám xin, ngó trái ngó phải một lúc, đi tới giật áo cha:

- Cha... con đói.

Nghê đại phu vội đưa bát cháo tới, nhưng Tả Thiếu Dương ngăn lại:

- Nghê đại phu, đây là cháo cứu mạng của ông đó, nếu nói tới đói thì ai chẳng đói, cháo này chỉ nấu cho người cần nhất. Trí Nhi bây giờ vẫn chịu được, không ăn bát cháo này nó không sao hết.

Nghê đại phu xoa đầu nhi tử:

- Trí Nhi, có sư phụ, đại sư huynh ở đây, con đừng sợ.

Trí Nhi gật đầu, mắt vẫn nhìn bát cháo không chớp. Nghê đại phu húp thêm một hớp cháo, mắt đỏ hoe:

- Sớm biết thế này không học y, làm ruộng có lương thực ăn, cái gì cũng chẳng so được.

Khổ thân ông già này nghĩ quẩn mất rồi, Tả Thiếu Dương nói theo:

- Đúng thế, sinh tồn là nhu cầu đầu tiên của con người mà, Nghê đại phu cố ăn cho có sức.

Nghê đại phu vẫn lẩm bẩm:

- Không chỉ sống, bây giờ giá lương cao như thế, nếu hoàn cảnh tốt, làm ruộng là kiếm nhất.

- Nhà ta có không ít ruộng, nhưng có ai để trồng đâu, mỗi thời mỗi khác, Nghê đại phu, khó khăn rồi cũng qua đi thôi.

Tả Thiếu Dương tiếp tục khuyên nhủ:

- Tả gia hơn một tháng qua tế cháo cứu người, không biết cứu sống bao nhiêu nạn dân, đợi đánh trận xong, chỉ cần giơ tay hô lớn, mời mọi người tới thuê ruộng, lão hủ nghĩ rất nhiều người nhận ân huệ tới thuê, để báo đáp các vị.

Tả Thiếu Dương không nghi ngờ lời Nghê đại phu, con người thời này đều chất phác, trừ một số ít kẻ như Tang mẫu thì đều nhớ ơn báo đáp, song chuyện không đơn giản như thế.

Chiến loạn kết thúc, nếu không có cái ăn giữ chân, bách tính khả năng chạy ra vùng ngoài ăn xin, kể cả họ không đi, trừ khi Tả gia có thể cung cấp cái ăn, nếu không ở lại đền ơn cũng mất mạng.

Dù sao lời nói của Nghê đại phu cũng khiến y suy nghĩ, sang nhà Miêu Bội Lan, ba đứa đệ muội của nàng đều ra ngoài thành đào rau củ chưa về, chỉ có Nhị Tử nhỏ nhất ở nhà với mẹ, nói chuyện với nàng một lúc, lại về phòng bàn bạc với Bạch Chỉ Hàn, đưa ra quyết định bất đắc dĩ, có điều trước đó vẫn cần làm một việc, bảo cha mẹ:

- Cha mẹ, con tới chùa Thanh Phong một chút.

- Con vừa mới về thôi, lại muốn đi đâu.

Lương thị thần hồn nát thần tính, cứ nghe thấy nhi tử đi ra ngoài là sợ, nãy giờ bất kể nhi tử đi đâu bà đều không để ở ngoài tầm mắt:

Thế này không hiểu lát nữa mình nói quyết định kia ra, không biết mẹ phản ứng thế nào đây, an ủi:

- Mẹ, con chỉ đến chùa Thanh Phong thắp nén hương cảm tạ Bồ Tát, mẹ ở nhà đun cho con nồi nước thảo mộc nhé, con về sẽ ngâm chân, lâu lắm rồi con không chân.

Lương thị rơm rớm nước mắt:

- Khổ thân con tôi, đến ngâm chân cũng không có, về sớm nhé mẹ đi đun nước ngay …

Vừa nói vừa đi vào bếp.

Dỗ được mẹ rồi Tả Thiếu Dương theo cửa sau ra ngoài ngõ, ngửa mặt hit hít, thấy mùi hơi nước, đoán chừng sắp có mưa, hồi ở trên núi y luyện được bản lĩnh này, đoán những cơn mưa gần khá chuẩn xác, vội rảo bước nhanh hơn.

Đi qua cái giếng khô giấu lương thực, Tả Thiếu Dương ngó quanh không thấy ai, đi nhanh tới bên giếng, tuy bây giờ hay có mưa xuân, song giếc vẫn khô cong, giây thừng ngụy trang vẫn nguyên xi, theo Bạch Chỉ Hàn nói, nàng mới lấy lên hai đấu gạo, dưới đó còn những mười tám đấu, nha đầu đó đúng là đủ máu lạnh, nhưng nếu không nhớ thế thì bây giờ chẳng còn lại chút lương thực nào để thực hiện kế hoạch, mà cha mẹ y “hoang phí” kiểu đó thì đừng nói hai mươi đấu, đến hai trăm đấu cũng chả đủ.

Chùa Thanh Phong muôn đời không đổi, sập sệ vắng vẻ, hiện là giờ tụng kinh trước ăn tối, mọi người tập trung hết cả ở đại điện, Tiêu Vân Phi ngồi trên nóc nhà, thấy y tới liền nhảy xuống:

- Chúng ta đi thôi.

Tả Thiếu Dương ngạc nhiên:

- Đi đâu?

- Đi ăn chực.

- Ăn chực, ăn ở đâu? Ngoài thành sao?

Vị lão ca này hành động luôn không theo quy tắc nào, Tả Thiếu Dương không bất ngờ:

- Ăn bữa cơm mà chạy ra tận ngoài thành à? Có mệt không? Ngay bên cạnh chùa.

- Thì ra lão ca sống trong chùa?

- Ai sống trong chùa? Nơi ở của ta là vô định, chẳng qua nơi này thanh tịnh mượn tạm bày tiệc rượu thôi.

Vị lão ca này này cũng thật vui tính, bày tiệc rượu ở chùa luôn, Tả Thiếu Dương xoa tay:

- Huynh còn có rượu cơ à?

- Trông con sói tham ăn kìa, cẩn thận nuốt luôn cả lưỡi đấy.

Tiêu Vân Phi cưởi phất tay:

- Đi nào.

Đi qua tăng phòng, qua hậu môn chùa Thanh Phong, nơi này trước kia có lẽ là vườn rau, được rào gai bao quanh, trên mặt đất chẳng còn lại một cái cây nào, sớm bị nạn dân trộm sạch rồi, sát bên tường rào là căn nhà gỗ đơn sơ hai tầng, bước lên cầu thang cứ kêu ken két.

Cửa cầu thang có lão bà bà lưng cong, nhún eo thi lễ.

Tiêu Vân Phi giới thiệu:

- Bà ấy họ Hoàng, gọi một tiếng Hoàng bà là được, bà ấy là nô bộc của ta.

Tả Thiếu Dương ồ một tiếng chào lão bà bà, sau đó lại hắng giọng, không nói gì thêm.

- Muốn nói thì cứ nói ra, để trong lòng về lại ấm ức đấm ngực mà chết, đúng đấy, phỉ tặc cũng có nô bộc, thì sao nào?

Tiêu Vân Phi hừ lạnh:

Tả Thiếu Dương cười khì coi như thừa nhận, vị lão ca này đúng là mèo già hóa cáo, thế mà cũng đoán ra được..

Căn phòng rất bình thường, đồ đạc không mấy, chỉ gần cửa sổ tầng hai có một cái bàn vuông vức, trên đó bày mấy đĩa thức ăn tinh xảo, có chay có mặn, có vò rượu nhỏ, bếp hâm rượu và hai chén.

Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt, mặc dù trên núi có rau có thịt, ăn uống chẳng thua kém gì ở nhà, nhưng Miêu Bội Lan nấu nướng thì chỉ dùng từ kinh khủng để hình dung, nhớ có lần đó y cảm lạnh, nàng phải thịt con gà rừng nấu cháo tẩm bổ cho y. Tả Thiếu Dương thề không bao giờ cho nàng vào bếp nữa, cháo chín rồi mà gà vẫn nguyên con ở trong nồi, cảm tưởng nó còn nhìn y với ánh mắt thù hận, không hiểu bị bạc đãi thế nào trước khi chết, Miêu Bội Lan chỉ bẻ cổ nhổ lông rồi cho vào nồi đun lẫn với gạo, không moi ruột chả hiểu có rửa không mà hôi khiếp người, không sao nuốt trôi, đến tên ăn được cả cám lợn như Vượng Tài hôm đó ăn thử một chút cũng phải nói đang bị tiêu chảy không ăn được thịt thà chạy biến về phòng, vậy mà nàng cứ ăn ngon lành.

Về sau Tả Thiếu Dương và Vượng Tài luân phiên làm cơm, hiển nhiên chỉ có thể nói là ăn để sống, khỏi bình luận ngon dở, đâm ra y nhớ cả bánh bao nhân vỏ dâu bình thường mà mẹ làm.

Thứ Tả Thiếu Dương nhớ hơn cả là rượu, mới nhìn như cảm giác được vị tê tê ở đầu lưỡi rồi, mở nút vò rượu ngửi, hương thơm thấm đầy phổi:

- Rượu ngon, rượu ngon.

- Ha ha ha, đây rượu cúc hoa, vốn uống vào tết Trùng Dương nhưng ta thích.

Rượu này hơi nhạt, nhưng dư vị lâu, thích hợp với nữ nhân hơn, song Tả Thiếu Dương thích rượu lại không giỏi uống rượu, thứ này vừa vặn.