Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 352: Lão học cứu nghèo khó



Chúc Dược Quỹ rất biết tận dụng, Tả Thiếu Dương đã cất công tới Long Châu thì đương nhiên không thể chỉ chữa bệnh cho mỗi một người, thế nên đã dặn cháu mình nghe ngóng những người có ảnh hưởng với đương địa, không nhất thiết là người có tiền, mục đích là để nâng cao danh tiếng cho Hằng Xương dược hành, đương nhiên Tả Thiếu Dương và Quý Chi Đường cũng có lợi trực tiếp.

Một trong những người bệnh đó là một lão học cứu.

Vị lão học cứu này họ Đồng, tuổi trẻ vang danh thần đồng đương địa, thi đỗ tiến sĩ khi chưa tới hai mươi tuổi, tiếc là tiến sĩ thời Tùy, còn chẳng kịp bổ nhiệm làm quan thì chiến loạn nổ ra khắp nơi, ông ta cũng chán ngán triều chính, về quê đợi thiên hạ thái bình, đến khi Lý Thế Dân thống nhất thiên hạ thì ông ta lại có tuổi, không còn tha thiết với sĩ đồ nữa, mấy chục năm ở quê, mở trường tư thục dạy học, học trò vô số.

Sắp tới đại thọ của Đồng lão thì ông đột nhiên trúng phong, nửa thân trên tê liệt, không cầm bút được nữa, đám học sinh cầu y khắp nơi, song vì Đồng lão toàn thu nhận con cái nhà nghèo dạy dỗ, cho nên cả lão sư lẫn tiên sinh đều không có tiền, không cách nào duy trì được chi phí thuốc trúng phong cần nhân sâm đắt đỏ, tới nay không trị dứt được.

Đồng lão tuy nghèo, cũng chẳng có quan chức gì, song là một trong những người đức cao vọng trọng, được tôn kính của Long Châu.

Nhà Đồng lão ở dưới chân tường thành phía nam, đây là chỗ ở của bách tính cùng khổ, còn người có tiền ở hướng bắc, thời đó người ta chú trọng tọa bắc triêu nam.

Tường bao bằng đất mấp mô, chỉ cao tới bụng người trưởng thành, đứng ngoài nhìn vào có thể thấy hết được bên trong, cả sân lẫn nhà đều rất rộng, đi vào sân mới để ý có khung cửa mà không có cánh cửa, hỏi ra mới biết ông ta cố tình làm thế, hàm ý là bất kể giàu nghèo, già trẻ, ai muốn học tới đây, ông ta đều dạy.

Chúc chưởng quầy không đánh tiếng, ra hiệu im lặng rồi cứ vậy dẫn bọn họ tới thẳng đại đường, nó phải rộng bằng cái sân trước nha môn huyện Thạch Kính, bày chỉnh tề mấy dãy bàn thấp, không có ghế, khỏi nói học sinh nơi này phải ngồi quỳ theo kiểu Tả Thiếu Dương ghét nhất, bốn xung quanh chỉ có tưởng và một cái bàn trên cùng cho tiên sinh dạy học, đơn giản tới mức không thể đơn giản hơn nữa.

Chỗ đáng lẽ phải là tấm bảng đen thì chỉ có tấm gỗ đào, viết dòng chữ uốn éo giun rắn mà người ta thường hay gọi là rồng bay phượng múa, Tả Thiếu Dương toét mắt mới đọc được bốn chữ " Bác học đốc chí."

- Sương phòng phía tây kia là nơi ở của đệ tử nhập thất và học sinh từ xa tới cầu học, Đồng tiên sinh đã đuổi học sinh về nhà hết rồi, vì tháng sau là thi châu, cho nên không muốn họ vì bệnh tình của mình mà phân tâm, cho nên bây giờ nơi đó hiện chỉ có vài người ở thôi.

Tả Thiếu Dương gật đầu, ở trong khách sạn y ở cũng có mấy thư sinh gia cảnh tốt thuê trọ, hôm nay bọn họ chỉ vận chuyển đồ đạc ầm ĩ một chút thôi mà có kẻ cho thư đồng ra quát tháo, chưởng quầy khúm núm đấu dịu, người đọc sách mà, ở thời đại này thì bọn họ nhất rồi, người đọc sách mà còn có tiền nữa thì càng giống đám hủi không nên dây vào, theo quản điểm riêng của Tả Thiếu Dương là thế, y không có thiện cảm với mấy vị lão tiên sinh cứng nhắc này, nhưng ít nhất còn khâm phục bọn họ.

- Sương phòng phía đông là nơi ở của người nhà Đồng tiên sinh.

Đại đường không có ai, cho nên bọn họ đi về phía ba gian nhà gỗ phía đông.

Trong phòng nghe thấy tiếng bươc chân mở cửa bước ra, đó là người trung niên hơn bốn mươi tuổi, gầy gò, vui vẻ nói:

- Chúc chưởng quầy tới rồi, các vị vào nhà đi.

Chúc chường quầy giới thiệu hai bên:

- Đây là đại đệ tử của Đồng tiên sinh, họ Lý, còn đây là thiếu chưởng quầy của Quý Chi Đường Hợp Châu, họ Tả, tự Thiếu Dương, là lang trung mà ta nói.

Họ Lý cười khổ:

- Chúc chưởng quầy, gia sư bệnh bặng, đừng đùa được không, Tả lão lang trung đâu?

Chúc chưởng quầy nghiêm mặt nói:

- Ta xưa nay không thích nói đùa....

Tả Thiếu Dương xua tay, ý bảo Chúc chưởng quầy không cần nói, chắp tay với họ Lý:

- Huynh đài, Chúc chưởng quầy không đùa, ta chính là lang trung được mời tới chữa bệnh cho lão tiên sinh.

Họ Lý cũng vội chắp tay trả lễ:

- Đắc tội, đặc tội, tại hạ nóng lòng vì bệnh tình của gia sư cho nên lỡ lời, chỉ là có lẽ công tử chưa biết, bệnh tình gia sư rất nặng, nhiều lão lang trung không chữa được.

Bạch Chỉ Hàn mỉm cười:

- Nếu tôn giá là quốc quân nước Tần năm xưa thì Cam La không làm được tể tướng rồi.

Thời kỳ chiến quốc, nước Tần có đứa bé tên Cam La, mới chỉ lên mười nhưng trí tuệ hơn người, làm xứ thần nước Tần sang Triệu, bằng vào mồm mép khéo léo, thuyết phục được Triệu vương hiến ra năm tòa thành. Sau khi về nước, Tần vương vô cùng tán thưởng thông minh tài trí của Cam La, bái làm thượng khanh, tương đương với tể tướng. Đó là điển cố về vị tể tướng mười tuổi.

Họ Lý thấy một dược đồng của Tả Thiếu Dương có học vấn thế này, ánh mắt lại đầy tự tin thì kinh ngạc, lần nữa thi lễ với cả hai:

- Xem ra Lý Tịnh có mắt không tròng rồi, mời Tả lang trung đi bên này.

Lý Tịnh? Thác Tháp Lý Thiên Vương? Tả Thiếu Dương hơi sững người, không ngờ viên đại đệ tử này có cái tên thật là hoành tráng, cơ mà Phong Thần Diễn Nghĩa tới thời Minh mới có, vị này hẳn không biết cái tên hiển hách của mình:

- Không dám, Tả lang trung là cha ta, ta chỉ là tiểu lang trung thôi.

Lý Tịnh dẫn đám người Tả Thiếu Dương đi tới phòng Đồng lão.

Căn phòng này thực sự quá cũ rồi, hai vị môn thần dán trên hai cánh cửa đã ố vàng, một vị còn bị gió thổi bay mất cánh tay, còn treo hai miếng gỗ đào, nhưng không viết chữ. Mặc dù câu đối theo ý nghĩa hiện đại thì tới tận thời Tống mới xuất hiện, nhưng từ thời Tùy Đường một số văn nhân nhã khách đã viết đối thể hiện tâm chí rồi.

Tả Thiếu Dương thuận miệng than:

- Đào phù không viết đối, cho thấy tôn sư bác học đã không thể hình dung rồi, tại hạ thật nóng lòng muốn thỉnh giáo.

Một cái vỗ mông khe khẽ hiệu quả rất tốt, Lý Tịnh cười như hoa nở, thái độ cũng niềm nờ thân thiết hơn nhiều:

- Đâu có, đào phù của gia sư, mỗi năm trước Tết đều do các đệ tử viết, rồi gia sư chọn câu hay nhất, tự mình chắp bút viết lên, treo ở cửa cho mọi người cùng biết. Năm nay gia sư ngã bệnh trước tết, tới giờ đã nửa năm.. Ài, mời vào.

Bạch Chỉ Hàn nén cười, thiếu gia càng ngày càng khôn khéo rồi, chỉ tiếc chí hướng không cao, không thích ràng buộc, nếu không với tài hoa và sự khéo léo của thiếu gia, thành tựu bây giờ đã không nhỏ, đâu chỉ là một tiểu lang trung đi đâu cũng bị người ta nghi ngờ thế này.

Thư phòng của Đồng lão chia làm hai gian, bên ngoài là phòng khách kiêm thư phòng, bên trong là giường ngủ, chỗ tiếp khách có một cái bàn, tuy làm khá tinh tế, có thể coi là cái bàn khá, tiếc là không phải gỗ tốt, để lâu rồi không thêm vận vị mà chỉ cũ kỹ, xung quanh toàn là sách, cùng với những chiếc bút lông với đủ loại kích cỡ khác nhau, một nghiên mực lớn đã lâu không sử dụng.

Lúc này Đồng Tập nhi tử của Đồng lão cũng ra, khẽ khàng chào hỏi bọn họ, hắn và thê tử sống ở gian bên trái, Đồng phu nhân đã qua đời nhiều năm.

Lý Tịnh khom người gọi khẽ:

- Tiên sinh, vị lang trung mà Chúc chưởng quầy mời đến khám bệnh cho tiên sinh đã tới rồi.

Đồng lão miễn cưỡng mở đôi mắt mở đục ra, nhìn trần nhà hồi lâu mới dần di chuyển ra phía cửa, môi mấp máy không ra lời.

Đồng Tập lấy cái ghế thấp đặt bên giường mời ngồi, Tả Thiếu Dương ngồi xuống hỏi nhỏ:

- Lão nhân gia có nghe thấy cháu nói không ạ.

Đồng lão chỉ hơi gật đầu, nếu không để ý cũng khó nhận ra.