Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 384: Thơ tương thân



Tả Quý nghe thế mới ngớ ra, nhi tử lại giờ trò như lần ở Hợp Châu rồi, suýt nữa mắc bẫy nó.

Bạch Chỉ Hàn đột nhiên đi lên nói:

- Lão gia, hay là để thiếu gia làm vài bài thơ, thơ của thiếu gia luôn mang ý tứ thâm thúy, đến khi làm mai đưa tiểu thư nhà họ xem, nếu hiểu thơ của thiếu gia, hẳn cũng có sự đồng cảm nhất định.

- Đúng lắm.

Tả Quý mừng rỡ, ông không nhìn lầm Bạch Chỉ Hàn, nàng biết chuyện gì đúng, chuyện gì cần làm, không chỉ biết răm rắp nghe theo con mình, hơn nữa Bạch Chỉ Hàn có tiếng thi họa song tuyệt, đã khen như vậy thì thi phú nhi tử không tệ, chẳng phải câu đối trước cửa cũng do nhi tử nghĩ ra sao, tức thì vuốt râu nói:

- Chỉ Nhi, chuẩn bị bút mực.

- Vâng thưa lão gia.

Được thấy Tả Thiếu Dương làm thơ tại chỗ là chuyện khiến Bạch Chỉ Hàn hưng phấn vô cùng, cái này coi như nàng lợi dụng chuyện công mưu lợi tư, nhanh nhẹn chuẩn bị.

Tả Thiếu Dương trừng mắt nhìn Bạch Chỉ Hàn, nhưng nàng thì giả vờ làm việc không nhìn y, nên kể cả y trừng toét mắt ra cũng không được việc gì, hậm hực nói:

- Cha, con nói với Chỉ Nhi, không phải là thơ con làm mà là bằng hữu của con làm.

- Là ai?

Tả Thiếu Dương trả lời rất trơn tru:

- Hắn họ Đỗ, tên Phủ, hiệu Tử Mỹ.

- Hử, con có bằng hữu như vậy từ bao giờ, cha chưa nghe thấy.

Tả Quý ngẫm nghĩ không ra, xua tay nói:

- Ta không cần biết là thơ do con làm hay là bằng hữu con làm, bây giờ ngay tại đây làm bài thơ ứng cảnh khảo nghiệm nhà nữ, đây là nguyện vọng của con mà, viết đi.

Đúng là vác đá đập chân mình mà, không đúng là nha đầu kia đập chân mình, đợi đấy, lát nữa về phòng cho nha đầu đó biết bản thiếu gia không dễ chọc.

Mấy bài ngông cuồng hào sảng kiểu "Chu môn tửu nhục xú", hay "Sổ phong lưu nhân vật hoàn khán kim triêu" gì đó, nếu không chẳng may quan viên triều đình đọc được thì gây họa, đây không phải thơ cho nha đầu Răng Thỏ nghe, tốt nhất là bài tả cảnh, không đụng chạm tới ai.

Thời gian qua điều làm y cảm xúc nhất là thành Trường An rồi, quy hoạch chỉnh tề như một, thế nên nhớ tới bài thơ nổi tiếng của Bạch Cư Dị về Trường An, dùng là tốt nhất, khẽ ho một tiếng:

- Bách thiên gia tự vi kỳ cục

Thập nhị nhai như chủng thái huề

Diêu nhận vi vi nhập triêu hỏa

Nhất điều tinh túc ngũ môn tây.

Tả Quý cũng là lần đầu tiên tới kinh thành, bị kiến trúc ở đây làm chấn động, nghi nhi tử miêu tả vạn hộ kinh thành như bàn cơ vây, đường phố tựa vườn rau, vô cùng thích hợp, hai câu sau lại tưởng tượng ra cảnh quần thần triều đình tảo triều đốt đèn lồng thành hàng dài đi vào cửa cung, một tĩnh một động miêu tả khí thế hoành vĩ của kinh thành và uy nghi của quân vương lãnh tụ quần thần thiên hạ, có thể nói là tác phẩm tả cảnh tuyệt vời, tuy nhi tử nói không phải do mình sáng tác mà là của bằng hữu, vẫn gật đầu tán dương:

- Nhưng hơi đơn giản, phàm là ai đi học đều hiểu, không có tác dụng kiểm tra, con làm bài thơ khó chút, nên có vài điển cổ, tốt nhất là cảm thụ tùy tâm cảnh từng người, sẽ hiệu quả hơn.

Thế này cha định tìm lão bà hay tìm lão sư cho mình vậy, Đường thi, Tống từ y biết tuy không toàn vẹn cả bài nhưng cũng kha khá, có đều nếu yêu cần cần điển cố với tâm cảnh gì đó, không nghĩ ra, trước nay y đọc thơ đều có cảm hứng phát ra, chứ giao chủ đề thì hơi mệt.

Bạch Chỉ Hàn thấy y như ruồi không đầu, biết y không có đầu mối, tài năng bảy bước thành thơ như Tào Thực không phải ai cũng có, muốn làm ra tác phẩm hay phải xuất phát từ cảm hứng, nếu gượng ép câu chữ, nhiều lắm chỉ làm ra được bài câu từ đẹp đẽ mà sáo rỗng thôi.

Tả Thiếu Dương dừng bước, vốn định nói chuyện này thong thả nghĩ, dù sao y có gấp gì đâu, người nóng ruột là cha chứ đâu phải mình, chợt thấy khuôn mặt tươi đẹp như ánh trăng của Bạch Chỉ Hàn, tuy mặc nam trang mà không che lấp được phong tư diễm tuyệt thiên hạ của nàng, nếu không phải ông trời trêu ngươi, giờ đây nàng là thê tử của y, đâu phải đứng đây nghe y làm thơ để tìm thê tử như vậy, lòng rung động, thuận miệng đọc:

- Tân khổ tối liên thiên thượng nguyệt

nhất tịch như hoàn, tịch tịch đô thành quyết

Nhược tự nguyệt luân chung kiểu khiết

Bất từ băng tuyết vi khanh nhiệt.

Vô na trần duyên dung dịch tuyệt

Yến tử y nhiên, nhuyễn đạp liêm câu thuyết.

Xướng bãi thu phần sầu vị hiết

Xuân tùng nhận thủ song tê điệp.

Tả Thiếu Dương tới học đại học mà vẫn chẳng có mảnh tình nào vắt vai nào, vì thế từng phí công học không ít tình thi cổ đại, đáng tiếc anh hùng không đất dụng võ, khoa của y ít nữ sinh, thế nên bị mấy tên thô bỉ không biết thi ca nhưng mặt dày hơn thớt nhanh chân cướp mất rồi, ế vẫn càng ế, thơ ca rốt cuộc chỉ để đêm khuya tự đọc thương thân, không ngờ lúc này dùng tới.

Bạch Chỉ Hàn ngây ra, thơ hay, tình cảm lưu lộ từ giọng ca, từ ánh mắt Tả Thiếu Dương khi nhìn nàng, càng khiến trái tim thiếu nữ rung động.

Rất lâu sau Tả Quý mới mở mắt ra khen một câu:

- Hay, rất hay, Chỉ Nhi, con thấy..

Định quay sang hỏi Bạch Chỉ Hàn thấy thế nào, phát hiện nhi tử và nàng nhìn nhau si dại, chỉ còn biết thở dài.

Bạch Chỉ Hàn nghe thấy lời Tả Quý rồi, mắt ươn ướt nhìn Tả Thiếu Dương, miệng nói:

- Bài từ này nói trăng sáng trên trời thực ra rất đáng thương, cả tháng chỉ có một ngày trời, những ngày khác đều khuyết giống ngọc, nếu như có thể làm mặt trăng lúc nào cũng tròn trịa sáng tỏ, cho dù giống như Tuân Phụng Thiến vì cứu thê tử mà chết cũng không ngại.

Đó là một điển cố trong Thế Thuyết Tân Ngữ, kể thê tử của Tuân Phụng Thiến bị bệnh, sốt cao, đúng lúc giữa mùa đông, Tuân Phụng Thiến thương thê tử, cởi sạch y phục đứng trong đình viện để gió tuyết thổi lạnh, sau đó chạy vào ôm thê tử giảm nhiệt, làm đi làm lại nhiều lần, không cứu được thê tử, thê tử chết rồi, Tuân Phụng Thiến cũng u uất mà chết.

Tả Thiếu Dương muốn rớt hàm, y thề, y không biết cái điển cố này, nếu biết y không bao giờ đọc bài thơ như vậy, thật sự xỉ nhục trí tuệ nhân loại, không biết cho khăn vào nước lạnh để giảm nhiệt hay sao? Có khi làm thế thê tử của hắn đã sống rồi, bọn ngu dốt thì tốt nhất đừng cho chúng nhiệt tình.

Cảm thụ của Bạch Chỉ Hàn lại khác hẳn, khóe mắt có ánh nước lóng lánh, tựa hồ là nước mắt, lại tựa hồ không phải:

- Trong Thế Thuyết Tân Ngữ cười nhạo Tuân Phụng Thiến, cười hắn vì một nữ nhân mà chết thật không đáng. Nhưng trong bài từ của thiếu gia, lại đầy tán thưởng và sùng kính với ái tình chân thành của Tuân Phụng Thiến với thê tử, người đọc bài thơ này hoặc cảm thấy thiếu gia chỉ đáng cười nhạo như trong Thế Thuyết Tân Ngữ, còn nếu nhìn thấy đường si tâm của thiếu gia với tình cảm, nhất định sẽ gật đầu đồng ý.

Nói tới đó quay sang nhún mình thi lễ với Tả Quý:

- Lão gia, nếu bài từ này của thiếu gia lại không khiến người khác nhìn thấy chân tình của thiếu gia, Chỉ Nhi nghĩ kinh thành không ai xứng với thiếu gia hết, chúng ta có thể về được rồi.

Tả Quý gật đầu liên hồi, hết sức tán đồng lời Bạch Chỉ Hàn, mặc dù ông không tán đồng với nhi tử, song thừa nhận đặc điểm lớn nhất của nhi tử mình là chân tình, chân tính, nếu qua bài thơ này tìm được nhi tức phụ vừa giỏi thi từ, vừa trọng tình cảm thì không thể tốt hơn.

Tả Thiếu Dương nuốt nước bọt, nha đầu này quá lợi hại, phân tích đâu ra đó, nàng đúng là hợp thể của tình cảm và lý trí, đến y không biết cảm xúc mình tinh tế như vậy:

- Chỉ Nhi, vậy nàng nói tiếp lý giải của nàng phần hạ của bài từ đi.

- Phần hạ khuyết bài từ này hẳn là nói về chuyện Tuân Phụng Hiếu tang thê tử trước khi chết, tình duyên trên thế gian không ngờ lại dễ đoạn tuyệt như thế, thê tử đã không còn nữa, chỉ còn chim én bay trở lại, đậu trên rèm cửa nỉ non, Tuân Phụng Hiếu đọc hết bài điếu trước phần mộ, nhưng bi khổ trong lòng không nguôi ngoai chút nào, nhìn bươm bướm vỗ cánh bay trong hoa cỏ, muốn hóa thành bướm có thể mãi mãi làm bạn.

Bạch Chỉ Hàn nói xong, trong phòng im phăng phắc, nếu trước đó ai chưa hiểu được hết hàm ý trong bài thơ, lúc này cũng bị lời nàng khơi lên cảm xúc, là con người bất kỳ ai cũng có một thời tuổi trẻ, một thời rung động...

Tả Thiếu Dương lúc này hoàn toàn á khẩu.

Bạch Chỉ Hàn nói không sai, bài thơ này thực sự khơi lên cảm xúc khác nhau, ví như Tả Quý, vuốt râu gật gù:

- Trung Nhi, năm sau thi huyện con thử xem, nếu trúng được tiến sĩ cống sinh, là chuyện tốt vinh diệu tổ tiên.

Hết hồn, tục, tục, cha đúng là quá tục, đang giữa lúc tình cảm dâng trào thế này mà nói một câu phá hoại phong cảnh, cha có ý tưởng này là rất dễ thành đại họa, vì y không thể trực tiếp phản đối cha mình được, rối rít nói:

- Cha, con nói rồi, bài thơ này không phải do con làm đâu, con lấy đâu ra tài hoa như thế, là bằng hữu của con làm đấy.

- Là người tên Đỗ Phủ kia hả?

Tả Quý cảm thấy nuối tiếc:

- À không, là người bạn khác, bài đầu của Bạch Cư Dị, còn bài sau của Nạp Lan Tính Đức đấy.

- Bằng hữu của con từ nhỏ tới lớn không quá mười người, cha không nhớ con có những người bạn như thế, con lại không hay ra ngoài, suốt ngày chỉ ở nhà đọc y thư, làm sao quen được những người tài hoa như vậy mà cha không hay biết gì?

Tả Quý nhíu mày hỏi:

Bạch Chỉ Hàn mắt càng ngờ vực, cảm xúc lúc nãy tiêu tan rồi.

Tả Thiếu Dương thấy mình đúng là người thật thà rất thiên hạ rồi, cứ nói là thơ của Đỗ Phủ cũng ai biết đấy vào đâu, mấy người đó chắc chả ý kiến gì, tự dưng lắm mồm, lảng đi:

- Bảo chưởng quầy thấy thế nào?

Bảo chưởng quầy chưa từng đi học, chữ nghĩa chỉ đủ xem sổ sách thôi, nghe chỉ thấy vần vò thuận tai, hơn nữa cô nương kia phân tích cũng không tệ, gật gù nói:

- Tuyệt diệu, tuyệt diệu, Tả công tử bác học đa tài, bội phục, nhà nữ nếu có kiến thức, ắt coi như châu báu, hôn sự này dễ nói rồi. Công tử viết ra đi, để ta mang về đưa cho chuyết kinh.

- Được, Chỉ Nhi, viết đi.

Bạch Chỉ Hàn theo thói quen vâng lời, cầm bút lên chợt dừng lại, cười nhẹ:

- Thiếu gia, tốt nhất là thiếu gia viết đi.

Nha đầu này bày trò gì đấy, lại không biết thư pháp của ta toẹt vời thế nào, Tả Thiếu Dương lườm nàng:

- Vì sao?