Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 70: Tính đường làm giàu



Tả Quý ngẩn ra, vì đây là sự thực, vì mấy lần may mắn gặp được Giả tài chủ hay thai phụ kia mà ông quên mất thực tế, ví như chữa bệnh Lý đại nương, họ vẫn còn nợ tiền thuốc, nhà cũng thời gian không nhập thêm thuốc mới, chính vì thế khi kê đơn ông bị bó tay bó chân, lấy vị nọ bù vị kia, kết quả không tốt, chữa không hết bệnh, nên càng lúc càng đi xuống.

Trong nhà im phăng phắc, đến cả hai đứa bé cũng không dám nô đùa nữa, mở to đôi mắt ngây thơ cẩn thận đánh giá tình hình trong nhà.

Hầu Phổ hắng giọng một tiếng, cười nhẹ:

- Nhạc trượng, người đừng giận, con thấy suy nghĩ của đại lang có thể thử. Dù sao thì cũng có ba năm miễn thuế, nếu ba năm sau không làm được nữa để hoang đó thì chỉ tổn thất 100 đồng đảm bảo thôi. Phương diện thủ tục không thành vấn đề, về phía nha môn có con đây, chỉ cần thấy mảnh đất vừa ý là con làm, không cần nhị lão lo lắng. Còn tiền bảo đảm, con sẽ đảm bảo thay cho, không phải tốn một xu, hết hạn ba năm mà không được như dự tính, cùng lắm con bị huyện lão gia gọi lên chửi mắng một trận thôi.

Nữ tế là nha môn thư lại, chỉ là tiểu lại, không phải quan, nhưng là người có học, là "chức sắc" là "người triều đình", phân lượng trong lòng Tả Quý rất cao, nên bình tâm lại nghe hắn nói, rồi gật gù.

Hầu Phổ nói thêm:

- Con thì không biết gì về thuốc men, có điều con biết đại lang thành thật, không phải loại khua môi múa mép, nếu đệ ấy nói biết trồng thì cũng nắm chắc phần nào, mà giống rời từ núi xuống, không tốn tiền. Dù sao chuyện ở hiệu thuốc không nhiều, nghĩ thêm vài lối ra cũng tốt, nếu thành thì ít nhất cũng đã nỗ lực, cười cái cho qua là được, nếu thành thì là chuyện tốt, là đường tài lộ mới.

Tả Quý gật gù, nghiền ngẫm lời Hầu Phổ nói.

Hồi Hương xưa nay luôn thương đệ đệ, nghe trượng phu phân tích có lý, lại thấy cha cũng có phần buông lỏng rồi, tất nhiên nàng nói hùa vào:

- Cha, con thấy, dù sao cũng chỉ là mệt thêm chút thôi mà, đệ đệ còn trẻ, còn có sức, cha cho đệ ấy thử, không thành cũng là bài học.

Mặt Tả Quý bấy giờ hòa hoãn hơn, hỏi:

- Con định trồng thuốc gì?

Vấn đề này Tả Thiếu Dương mới nghĩ tới hôm nay, về lại bào chế thuốc, còn chưa suy tính kỹ:

- Cha, nói thật con chưa nghĩ tới muốn trồng thuốc gì, có điều, mới đầu mà, luôn khó khăn, trồng ít thuốc dễ sống nhu cầu lớn là được, như kim ngân hoa, kết ngạnh, bản lam căn, chi tử, hổ trượng, bán hạ gì đó.

Tả Quý nhìn y nhíu mày:

- Kim ngân hoa và bản lam gần đây mới dùng làm thuốc, phương thuốc chưa nhiều, người hành y đa phần chưa biết, không nên trồng.

Tả Thiếu Dương đơn thuần theo thói quen dùng thuốc thời sau xác định dược liệu, không nghĩ mấy loại này chưa phổ biến, ngượng ngập nói:

- Vậy... Vậy không trồng hai loại này vội, trồng lại khác.

- Hừm.

Tả Quý nghe thế mặt lại sầm xuống rồi, cầm chén rượu lên không nói không rằng.

Tả Thiếu Dương hiểu cương quá không xong, gắp miếng thịt đặt vào bát ông, cười nịnh:

- Cha, ăn thức ăn đi.

- Cơm phải ăn từng miếng, việc làm từng chuyện, trồng thuốc cũng thế, tham quá hóa hỏng, cái này muốn trồng, cái kia cũng muốn trồng, rốt cuộc không trồng được cái gì cả.

Tả Quý nói xong cho miếng thịt vào mồm nhai.

Hầu Phổ bảo Tả Thiếu Dương:

- Đại lang, cha dạy đúng đó, mới đầu nhân thủ không có, đệ nên nghĩ kỹ trồng một hai loại thôi, loại nào dễ trồng, dễ kiếm tiền ấy, có tiền có vốn rồi mới nghĩ tới loại khác.

Tả Thiếu Dương xưa nay học tập luôn nghiêm túc, kể cả những môn phụ như ( trồng thực vật dùng làm thuốc) ít người chú ý cũng đạt điểm tối đa, trí nhớ lại tốt, ngửa đầu nghĩ lại nội dung đã học.

Trung dược chú trọng dược liệu chính gốc, ví như đương quy của Cam Túc, cẩu kỳ tử của Ninh Hạ, hoàng liên của Tứ Xuyên, nhân sâm của Cát Lâm, phụ linh của Vân Nam. Dược liệu sinh ra ở những nơi này chất lượng cao hơn ở nơi khác, trong một số phương thuốc nhất định mới phát huy được hiệu quả, ví như cùng là chiết bối mẫu, chỉ ở Chiết Giang mới có thể thanh phổi trừ đờm, còn ở Tứ Xuyên lại là trị nhiệt giảm ho. Cho nên Tả Thiếu Dương cũng không thể đem toàn bộ thứ thuốc hiện chưa có để trồng, mà chỉ trồng được một số thuốc phù hợp với Hợp Châu.

Tên các loại cây liên tục xét qua trong đầu, kiến thức thì nhiều, nhưng trồng cái gì thì hoàn toàn không có ý tưởng nào cả.

Cái gì phải có chu kỳ ngắn, hiệu quả nhanh, Tả Thiếu Dương không phải Tả Quý chỉ nghĩ hành y tế thế, không tính chuyện làm giàu dung tục, thực ra y cũng rất đạm bạc, tuy nhà điều kiện tương đối khá giả, nhưng thú vui của y là từ sách vở, nhu cầu tinh thần cao hơn hưởng thụ vật chất, có điều con người luôn thay đổi, đi tới nhà Giả tài chủ một chuyến, sự xa hoa ở đó cám dỗ y, ít nhất y không cam tâm sống khổ cực nữa.

Để xem nào chỉ kết ngạch là thứ sớm ghi trong ( Thần nông bản thảo kinh), sử dụng lâu đời, nhu cầu lớn, lại thích hợp sinh trưởng ở Hợp Châu, kỹ thuật yêu cầu không cao, biết trồng cây là trồng được kết ngạnh, lại thích hợp trồng cùng loại cây nông nghiệp khác. Duy nhất một điểm không hay là yêu cầu đất đai cao, cần đất phì nhiêu, tưới tiêu thuận tiện, nhiều ánh mặt trời nhưng lại ít gió.

- Tỷ phu, có đất hoang thích hợp cày cấy không?

- Làm gì có đất cày cấy nào hoang, nó thuộc triều đình cả, có điều triều đình khuyến khích mua, hai lượng một mẫu đất thượng đẳng, trung đẳng một lượng năm tiền, kém thỉ chỉ có một lượng hai.

Nghe thì có vẻ rẻ, nhưng đầu thời Đường, vật giá thấp, tiền khó kiếm, qua mấy ngày vất vả kiếm tiền, y cảm thụ được con số một lượng này cũng là to lắm rồi.

Tả Quý nghe nhi tử hỏi tới ruộng cày thì thở ngắn than dài, nói với thê tử:

- Ta nói mà, thằng bé này cầm tinh con cua, làm việc ngang ngạnh, bừa bãi, vừa xong còn nói chuyện trồng thuốc, giờ lại muốn mua đất cày, bà nói với nó đi, không nó lại lên cơn.

Lương thị lo âu trách con:

- Thằng bé này, vừa mới nói với cha muốn trồng thuốc, lại hỏi đất canh tác làm gì?

Tả Thiếu Dương vừa rồi nghĩ tới đâu nói tới đó thôi, cười:

- Mẹ, con có muốn cày cấy gì đâu, chẳng qua đang nói chuyện trồng thuốc gì, nghĩ tới đó nên thuận miệng hỏi thôi.

- Vậy đã nghĩ kỹ muốn trồng gì chưa?

- Dạ, kỹ rồi.

- Trồng gì?

Lương thị có chút khẩn trương, sợ nhi tử nói ra lựa chọn không thỏa đáng, bị cha mắng, thêm vào một câu:

- Hay là nghĩ kỹ đã.

Hồi Hương cũng góp một câu:

- Tốt nhất là trồng thứ đa dụng, vừa làm thuốc được, vừa làm thực phẩm được.

Tả Thiếu Dương sáng mắt, ý kiến này của tỷ tỷ đúng là tuyệt vời:

- Ví dụ?

- Như mẫu đơn ấy, còn đẹp nữa.

Choáng, đầu óc tỷ tỷ mình thật là không bình thường, chỉ trông cậy được một nửa, Tả Thiếu Dương cười khổ:

- Tỷ, hoa mẫu đơn dễ hỏng lắm, không trồng được đâu.

- Thế à, tiếc quá, mẫu đơn rất đẹp, hoa khai phú quý mà.

- Hoa khai?

Tả Thiếu Dương chợt nhớ bài ( chi tử hoa khai), bài hát lưu hành trong trường, chi tử là vị thuốc, lập tức có chủ ý:

- Chi tử, vậy trồng chi tử.

- Chi tử cũng có trong (Thần Nông bản thảo kinh), giúp thanh nhiệt giải độc, là thuốc thường dùng trong rất nhiều đơn thuốc, không chỉ dùng làm thuốc, còn làm đồ nhuộm, lại còn làm cảnh nữa, nên nhu cầu lớn, kỹ thuật trồng lại đơn giản, dù đất màu thích hợp hơn, nhưng đất hoang cũng trồng được.

Hưng phấn uống một hơi hết chén rượu, Tả Thiếu Dương nói như đọc thuộc lòng:

- Chi tử không chịu được lạnh, thích nơi ấm áp ẩm ướt nhưng mặt trời không thể chiếu trực tiếp, thông gió tốt, cho nên chọn phần trung hạ sườn núi là tốt nhất. Chất đất nên chọn đất cát thoát nước, loại đất khác không thành vấn đề. Có thể trồng bằng cách giâm cành từ sau khi lập xuân tới trước mùa thu, nửa tháng là sinh rễ. Trước khi trồng đào hố, hố sâu chừng một hai xích, bốn xích trồng một cây. Chi tử thích phân bón, đào hố xong dùng phân xanh giàn đều...