Đế Bá

Chương 3912: Quách Giai Tuệ



Đã quyết định thì Quách Giai Tuệ không hối hận, chạy lại nâng Lý Thất Dạ.

- Ta... ta biết.

Mấy đệ tử chơi thân với Quách Giai Tuệ tiến lên hỗ trợ, đỡ Lý Thất Dạ nằm dưới đất dậy.

Đại sư huynh Lý Kiến Khôn liếc các đệ tử, đi về tông môn trước:

- Nhiệm vụ lần này của chúng ta đã hoàn thành, trở về đi.

Mấy đệ tử khác đi theo đại sư huynh, Quách Giai Tuệ cõng Lý Thất Dạ đi ở phía sau, ngẫu nhiên có đồng môn giúp đỡ một chút.

Sư huynh đệ khác lắc đầu trước quyết định của Quách Giai Tuệ, có người lấy làm lạ, nàng không nói một lời, không giải thích, chỉ cõng Lý Thất Dạ yên lặng đi theo mọi người.

Đoàn người Quách Giai Tuệ về tông môn, sau đó chạy ngay đến báo cáo với sư trưởng.

Hộ Sơn tông là môn phái nhóm Quách Giai Tuệ xuất thân, thật lâu trước kia Hộ Sơn tông khá nổi tiếng trong Tiên Ma đạo thống, đến ngày nay thì đã xuống dốc. Hộ Sơn tông thành môn phái hạng hai, ba, kém xa môn phái hạng nhất trong Tiên Ma đạo thống.

Hồi Hộ Sơn tông còn ở đỉnh cao thì uy hiếp thiên hạ, thậm chí uy hiếp Tiên Thống giới, một thời gian dài nắm quyền Tiên Ma đạo thống.

Hộ Sơn tông, môn phái của họ đặt tên như vậy là có lai lịch riêng.

Nếu ngươi đứng trong Hộ Sơn tông, dù ở chỗ nào khi ngước đầu lên sẽ thấy một ngọn núi thần cao vút trên trời, như trở thành chúa tể cả thiên địa, là trung tâm toàn thế giới.

Tòa thần phong này không phải ngọn núi cao nhất Tiên Ma đạo thống nhưng nó sừng sững tại đó với khí thế quân lâm thiên hạ, nhìn xuống vạn giới.

Ngọn thần sơn không có tên, trăm ngàn vạn năm qua nó không tên. Truyền thuyền đỉnh cao nhất thần sơn có một hang núi, hang tên Tiên Ma động.

Thần phong không có tên nhưng Tiên Ma động ngày xưa người trong Tiên Thống giới đều biết nó, trong thời gian dài người trong thiên hạ biết Tiên Ma động đại biểu cho Trường Sinh Lão Nhân.

Tại sao tên là Hộ Sơn tông? Vì bọn họ giữ gìn ngọn thần phong này, giữ gìn Tiên Ma động nên mới đặt tên là Hộ Sơn tông.

Hộ Sơn tông là môn phái do một đệ tử của Trường Sinh Lão Nhân sáng lập ra. Trong đời Trường Sinh Lão Nhân đa số thời gian ngộ đạo tu hành trên thần sơn, nên đệ tử mới sáng lập môn phái Hộ Sơn tông có ý là bảo vệ Thủy Tổ.

Trường Sinh Lão Nhân là Thủy Tổ tuyên cổ, lẽ ra không cần đệ tử bảo vệ. Có tin đồn mỗi thời đại luân hồi Trường Sinh Lão Nhân sẽ giáng sinh trong Tiên Ma động, nên trách nhiệm quan trọng nhất của Hộ Sơn tông là bảo vệ Trường Sinh Lão Nhân luân hồi giáng sinh.

Có thể nói mỗi kiếp Trường Sinh Lão Nhân luân hồi là thực lực của Hộ Sơn tông đến đỉnh Tiên Ma đạo thống, không biết ra bao nhiêu Trường Tồn Bất Hủ, Chân Đế vô địch.

Trong thời đại đó không ai có thể lay động Hộ Sơn tông, bọn họ như thần thủ hộ nguyên Tiên Ma đạo thống, không chỉ bảo vệ Trường Sinh Lão Nhân luân hồi chuyển kiếp, cũng che chở Tiên Ma đạo thống.

Tiếc rằng về sau Trường Sinh Lão Nhân biến mất không xuất hiện nữa, không luân hồi chuyển kiếp.

Theo thời gian trôi qua, Hộ Sơn tông dần suy yếu, từ đó trượt dốc không phanh, từ truyền thừa môn phái mạnh nhất Tiên Ma đạo thống lưu lạc thành hạng hai, ba.

Dù vậy các đời Hộ Sơn tông luôn xem việc bảo vệ nơi này là trách nhiệm, mỗi năm vào ngày cố định sẽ từ xa bái tế thần sơn, cũng là bái tế Trường Sinh Lão Nhân.

Hộ Sơn tông ngày nay không còn huy hoàng lúc xưa, không cường thịnh như trước nhưng vẫn có mấy ngàn đệ tử, thực lực của bọn họ tạm ổn trong môn phái hạng hai, ba.

Nhóm Quách Giai Tuệ về tông môn, giao linh dược đan thảo mình hái cho tông môn để đổi công tích.

Các sư trưởng nhìn đám đệ tử trẻ thu hoạch phong phú thì gật gù khen nức nở.

Lần này hái linh dược đan thảo là chuyến bội thu cho đám đệ tử Quách Giai Tuệ, lập công tích lớn trong tông môn, mỗi đệ tử đều rất vui vẻ.

Lý Kiến Khôn là đại sư huynh, báo cáo việc Quách Giai Tuệ cứu Lý Thất Dạ về cho trưởng bối trong tông môn biết.

Trưởng bối Hộ Sơn tông kiểm tra Lý Thất Dạ rồi lắc đầu nói:

- Thần thức đã mất, hết thuốc chữa, chỉ là phế nhân, cả đời nằm liệt giường.

Trưởng bối đã ra kết luận như vậy, các đệ tử biết nam nhân này thật sự là phế nhân, người thực vật.

Trưởng bối này tu hành không kém nhưng thực lực của gã không nhìn thấu tình huống Lý Thất Dạ được, gã thấy hắn là phế nhân.

Sư huynh muội chơi thân với Quách Giai Tuệ khuyên hắn bỏ Lý Thất Dạ đi, nhưng khi nàng đã quyết định thì không thay đổi. Quách Giai Tuệ cắn chặt răng quyết giữ lại Lý Thất Dạ, nàng chấp nhận chăm sóc hắn sinh hoạt ăn uống.

Quách Giai Tuệ đã quyết tâm như thế thì trưởng bối Hộ Sơn tông không bắt ép, không buộc nàng vứt bỏ phế nhân Lý Thất Dạ.

Trưởng bối Hộ Sơn tông dặn dò:

- Ngươi đã quyết định giữ hắn lại thì hãy chăm sóc thật tốt, đừng để người ta lấy cớ làm hỏng tiếng tăm của tông môn.

Thái độ của Quách Giai Tuệ kiên định đồng ý:

- Đệ tử sẽ làm!

Mọi người không hiểu nổi hành vi của Quách Giai Tuệ nhưng không khăng khăng bắt nàng ném Lý Thất Dạ đi.

Quách Giai Tuệ mang Lý Thất Dạ về chỗ ở của mình.

Hộ Sơn tông từng vô cùng hưng thịnh, lãnh thổ mênh mông rộng ngàn vạn. Ngày nay Hộ Sơn tông đã xuống dốc nhưng đất đai vẫn bao la.

Trong Hộ Sơn tông đất rộng người thưa, nhiều đệ tử có thể một mình ở một núi, Quách Giai Tuệ cũng vậy.

Tuy ngọn núi Quách Giai Tuệ cư ngụ không phải chỗ tốt nhưng ít ra một mình một núi, khá tự do.

Quách Giai Tuệ mang Lý Thất Dạ về, tắm rửa cho hắn. Ban đầu Quách Giai Tuệ tưởng Lý Thất Dạ gầy da bọc xương, nhưng lúc cởi đồ thấy cơ bắp săn chắc. Quách Giai Tuệ rất xấu hổ, vì nàng còn là thiếu nữ trong trắng, chưa từng trải qua chuyện như vậy, khiến nàng luống cuống tay chân rồi lại không tiện nhờ vả ai.

Quách Giai Tuệ xấu hổ lúng túng tắm rửa cho Lý Thất Dạ, bận rộn một lúc mới rửa sạch sẽ cho hắn, thay bộ đồ vừa người.

Làm xong Quách Giai Tuệ đánh giáo Lý Thất Dạ từ trên xuống dưới, bộ dạng của hắn đã giống như bình thường, một phàm nhân bình thường không có gì khác lạ, nhìn là biết phàm nhân.

Quách Giai Tuệ nhìn Lý Thất Dạ, không biết có phải vì tác dụng tâm lý hay gì mà nàng cứ cảm thấy Lý Thất Dạ bình thường trông thật sâu sắc, dễ nhìn.

Quách Giai Tuệ khẽ thở dài:

- Chỉ hơi giống, không phải người đó.

Quách Giai Tuệ nhẹ vuốt gò má Lý Thất Dạ, thẫn thờ thì thào:

- Trước... Trước kia ta có một ca ca bình phàm, là ca ca tốt nhất trong lòng ta.