Lúc này ở Cửu Trùng đài, Lý Anh Tú cũng đã nhận được tin tức từ Tân Bình. Tuyên Phủ sứ Thuận Hoá Trương Hán Siêu trực tiếp gọi điện thoại trở về cho bẩm báo cho Lý Anh Tú, nguyên Thủ tướng chính phủ đã t·ừ t·rần. Nhận được tin tức, Lý Anh Tú không khỏi ngồi bần thần một hồi lâu. Hai vị đại thần đi cùng với hắn từ thuở dựng nước, vậy mà lúc này đã ra đi cả rồi. Phạm Tu, Lữ Gia, hai rường cột của triều đình, là hai người đặt những viên gạch đầu tiên để có được Đại Việt như ngày hôm nay.
Lý Anh Tú ngồi ở trong phòng làm việc suốt một ngày, không tiếp kiến ai cả, chỉ bần thần ngồi đó nhìn ra khung cửa kính, mặt trời dần lặng, chiếu những tia sáng cuối cùng xuống dòng sông Tô Lịch. Nhân sinh cũng như mặt trời vậy, hiện đằng đông, lặn đằng tây, sinh lão bệnh tử đã là quy luật, đời người chỉ có vậy há phải cưỡng cầu.
Trên tay hắn cầm chính là di thư của Lữ Gia để lại được gửi bằng điện tín đến, bên trong Lữ Gia một mặt khuyên nhủ Lý Anh Tú không nên quá đau buồn mà chú ý đến việc nước, phải đề phòng đặt biệt đến sự liên kết của các nước xung quanh. Một phần thư gửi cho Đăng Nguyên, răn dạy Đăng Nguyên phải cố gắng học tập cùng với như thế nào để có thể trở thành một bậc quân vương chân chính. Phần thư cuối cùng chính là di nguyện của Lữ Gia, hi vọng có thể được chôn cất tại chính Tân Bình, trên vùng Hải Vân quan.
Mãi đến khi ánh mặt trời đã hoàn toàn tắt đi, Lý Anh Tú mới gọi viên Bách hộ đi vào nói.