Thế nhưng thực chất Lý Anh Tú cũng không quá lo lắng về vấn đề này. Dù sao trong thời kỳ d·ịch b·ệnh Đại Việt thực sự kiếm lợi lớn, không chỉ từ các ngành nghề buôn bán dược phẩm, thiết bị y tế, mà còn đến từ các mặt hàng cần thiết khác trong cuộc sống. Bởi để dập dịch, đa số các quốc gia bắt buộc phải tiến hành phong toả thành phố, công nhân không đi làm, không có sản phẩm được sản xuất ra, các nước bắt buộc phải nhập. Thậm chí ngay đến cả Franzt cũng đã phải nhập hàng từ ngạch của Đại Việt để có thể duy trì cuộc sống ổn định cho dân chúng.
Thứ hai chính là trong khi các quốc gia khác còn đang phải chật vật trong quá trình khôi phục nền kinh tế, thì Đại Việt đã vươn lên phát triển vượt bậc. Phải nói là vượt bậc mà không phải chỉ là vượt trội. Tổng sản lượng sản phẩm công nghiệp Đại Việt tạo ra trong năm bằng tổng cả bốn nước Franzt, Gemanic và Bravia cộng lại. Hơn nữa xuất khẩu tư bản của Đại Việt cũng không hề thấp, thực hiện tham vọng thao túng kinh tế của Đại Việt với các quốc gia Bắc hải, thậm chí là Nam dương để chiếm lĩnh quyền kiểm soát của mình lên cả hai khu vực.
Năm Thừa mệnh thứ 20 năm, 20 năm Đại Việt có nhiều thay đổi, bản thân thành Thăng Long cũng vậy. Đại công trình tái kiến thiết thành Thăng Long về cơ bản đã hoàn thành được các hạng mục lớn.
Thăng Long vốn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá của Đại Việt, hiện tại nó đã trở thành một thành phố có lượng dân số đông nhất Đại Việt với tổng dân số 13 triệu dân. Chiếm hơn một phần bảy dân số của toàn Đại Việt. Do đó gánh nặng lên cơ sở hạ tầng của thành phố thủ đô vô cùng lớn, đó là lý do mà từ ba năm trước, Lý Anh Tú đã để Nguyễn An bắt đầu tiến hành quy hoạch lại thành phố này. Một năm chuẩn bị, hai năm thi công, cuối cùng Thăng Long cũng đã có một diện mạo mới.