Nửa ngày trước Khương Tố vừa nhìn thấy bốn chữ ‘Thái tử thông yên’ trên một quyển trục lung tung nào đó, tới buổi chiều lại nhìn thấy Khương Trạch đang nằm trên nhuyễn tháp của mình, cả người chỉ mặc một bộ đồ lót trắng nõn, bởi vì tư thế nằm hơi nghiêng nên lộ ra vòng eo mảnh.
Khương Tố theo bản năng dừng bước, cảm giác vi diệu bị hắn tận lực quên đi suốt hai tháng nay lại lần nữa dâng lên.
Hai tháng trước, ngay cái ngày tân đế đăng cơ, người kia từng cùng hắn ở trong thư phòng tùy tiện hôn môi, mặc dù sau đó hai người tựa hồ đều lựa chọn ném chuyện này ra sau đầu, biểu hiện bên ngoài vẫn giống như chưa từng phát sinh chuyện gì, nhất mực thong dong tùy ý.
Thế nhưng rốt cuộc cũng đã không còn giống nữa…
Mà hắn cùng với Khương Trạch cũng không còn là huynh đệ ruột…
Trước đây, khi bọn họ ôm nhau ngủ còn có thể dùng ‘Huynh đệ tình thâm’ để giải thích, hiện tại thì thế nào?
Nào có ai làm ca ca sẽ để ý thắt lưng đệ đệ vô tình để lộ ra có trắng nõn mềm mịn hay không, nào có ca ca sẽ ở trong giấc mộng mặc sức hôn môi đệ đệ của mình, lại nào có loại ca ca mỗi một buổi sáng tỉnh dậy, nhìn thấy đệ đệ an tĩnh nằm ngủ trong ngực mình thì sẽ có loại xúc động muốn khóa chặt người kia vào lòng vĩnh viễn?
Hắn lẳng lặng đứng đó một lát.
Khương Tố cảm thấy hết thảy mọi việc đều đã lệch khỏi quỹ đạo ban đầu, thế nhưng vẫn còn có thể cứu lại.
Hắn phải quên hết những việc này, một lần nữa quay lại ranh giới thuộc về bọn họ.
Khương Tố ngồi lên nhuyễn tháp, Khương Trạch thấy vậy khẽ nhích người sang, dùng bàn tay nâng cằm, hai mắt mang theo ý cười nhìn mình.
Khương Tố bất giác nâng tay, dự định vuốt ve gương mặt đối phương, chờ đến lúc đưa tay được phân nửa mới giật mình đổi thành sờ sờ đầu Khương Trạch: “A Trạch, bắt đầu từ hôm nay chúng ta phân phòng ngủ đi.”
Khương Trạch nháy mắt dựng thẳng người lên, mở to đôi mắt tràn đầy nghi hoặc hỏi: “Vì sao?” Còn chưa nghe được đáp án của Khương Tố, nét mặt của Khương Trạch giống như là nghĩ đến điều gì, không khỏi hiện ra một tia thất lạc mờ mịt, thanh âm cũng trở nên phi thường khổ sở, “… Ca ca có phài đã chán ghét đệ hay không?”
Khương Tố nhắm mắt lại, cố gắng lơ đi sự xúc động bên phía ngực trái: “Không phải.”
Đợi đến khi hắn mở mắt lần nữa thì trong ánh mắt đã hoàn toàn bình tĩnh không chút gợn sóng: “Ta đã sắp phải xuất cung lập phủ rồi, sau này đều phải ở lại phủ đệ bên ngoài, đệ cũng phải làm quen thôi, A Trạch.”
Phủ đệ của các hoàng tử đã xây dựng xong từ nửa tháng trước, ngày ba tháng sau là ngày hoàng đạo, có thể dọn vào. Chỉ là tòa nhà được xây dựng cho Khương Tố, không hiểu sao trong một đêm lại phải đi lấy nước1 mà hư hại.
Lúc Khương Tố nghe được tin tức này cũng là lần đầu tiến hắn nhìn thấy bộ dạng tức giận của Khương Trạch trên triều đình, y tức giận quở trách Lang trung lệnh, lại ra chỉ cho Đình úy nhất định phải nghiêm khắc điều tra việc này, nào ngờ một đám người lao tâm tổn trí hết ba ngày, kết quả cuối cùng được báo lên lại là một cái lý do trăm ngàn chỗ hở mà lại không thể bắt bẻ vào đâu được. Nguyên nhân vụ cháy được cho là do một đám khất cái từ phía nam lưu vong đến kinh thành, thừa dịp phủ đệ vẫn chưa có người mà đột nhập vào ở tạm, bởi vì bất cẩn mà gây ra sự kiện lấy nước lần này.
Sở dĩ nói trăm ngàn chỗ hở là vì nhân số của hoàng tộc hằng năm đều gia tăng, những khu vực được triều đình tuyển chọn để kiến tạo phủ đệ đều có dán thông cáo ở phía trước để bá tánh biết mà tránh né. Thế nhưng nói không thể chê vào đâu được là vì thân phận của Khương Tố quá mức xấu hổ, mảnh đất được chọn để xây phủ đệ cho hắn rất gần với khu vực của bình dân, phía trước phủ cũng không có trọng binh canh gác, nếu thật sự có người lớn mật làm liều, xảy ra sự kiện như vậy cũng không phải việc gì khó thể tưởng tượng.
Huống chi phía trong đống phế tích đổ nát kia còn tìm được năm cỗ thi thể bị đốt đến không thể nhận ra nhân dạng, chứng cứ đều có đủ, đám triều thần cũng chỉ có thể chấp nhận cái đáp án này.
Mặc dù có rất nhiều người âm thầm cho rằng, chuyện này là do Khương Tố một tay sắp xếp. Vì vậy một đám người nhiều chuyện đều thích tự cho rằng bí mật mà âm thầm quan sát Khương Tố, thế nhưng những gì bọn họ thấy được vĩnh viễn đều là gương mặt bình tĩnh không chút gợn sóng nào của hắn.
Thiên tử nghe được kết quả này thì vô cùng tức giận, mà lý do tức giận cũng rất có đạo lý ‘Hiện tại ngay cả mấy tên khất cái không rõ thân phận cũng có thể đốt cháy phủ đệ hoàng thân, ngày khác chẳng phải sẽ có một đám lưu dân xuất thân mờ mịt nào đó làm ra việc hỏa thiêu hoàng cung Khương quốc?’
Tuy rằng loại lo lắng này trong mắt triều thần xem ra là hoàn toàn không cần thiết, thế nhưng ở những vấn đề nhỏ không ảnh hưởng đến toàn cục này dù sao cũng nên để cho thiên tử lưu lại một chút mặt mũi. Vì vậy Khương Trạch liền hạ lệnh thay đổi hoàn toàn đám thủ vệ kinh thành, cùng với tiến hành thống kê quản lý lưu dân, toàn bộ quá trình này hai vị tả hữu thừa tướng đều không hề ra mặt phản đối một lần nào.
Thế rồi kết quả cuối cùng của sự kiện này chính là, phủ đệ của Khương Tố phải đổi vị trí một lần nữa xây dựng, hiện tại hắn phải ở lại trong hoàng cung thêm ít nhất ba tháng nữa. Thủ vệ trong thành bị thay đổi bảy tám phần, tình thế cân bằng bị phá vỡ, một đám thám tử các nước vốn đã được an bài tốt, hiện tại lại phải lần nữa chấp nối nhân mạch. Đám lưu dân trong thành đô đều được nhập tịch2, tiếp theo sau đó phong trào nhập tịch cho lưu dân liền lan rộng khắp Khương quốc, triều đình sơ bộ nắm được hộ khẩu các quận.
Khương Tố tự nhiên cũng từng sai người đi điều tra việc này, chỉ là phủ đệ đã cháy sạch, người phạm tội đều chết hết, hắn cũng không tra ra được đầu mối gì hữu dụng. Thế nhưng bởi vì tất cả quá mức hoàn mỹ như vậy mới càng khiến hắn cảm thấy nghi ngờ.
Ngay cả hữu tướng cũng bắt đầu hoài nghi : “Việc này có phải là do Khương Trạch gây ra?”
Bọn họ ngay lúc này đều hướng sự hoài nghi lên cùng một người.
Lúc Khương Tố còn là thái tử thì không biết có bao nhiêu người chạy đến ninh bợ ngưỡng mộ, không ai có can đảm trở mặt cùng hắn, thế nhưng thân phận của hắn ngày nay đã thập phần xấu hổ, sợ rằng có không ít người thích thượng đội hạ đạp nghĩ muốn nhìn hắn chật vật một phen. Thế nhưng đốt phủ đệ của hắn ngoại trừ dẫn lửa lên thân lại chẳng có bất kỳ chỗ tốt nào, cho dù Khương Tố có nghĩ nát óc cũng không tìm ra kẻ nào lại ngu xuẩn đến mức phóng hỏa phủ đệ mà triều đình xây dựng cho hắn.
Như vậy, nếu đổi một cách nghĩ khác.
Phủ đệ bị đốt, hắn sẽ tiếp tục bị ép ở lại trong cung, chính vì lý do đó mà có không ít người cho rằng hắn bụng dạ khó lường. Thế nhưng vẫn có người hoàn toàn ngược lại, Khương Trạch nhất định sẽ cảm thấy rất vui mừng.
Khương Tố nghĩ đến khả năng như vậy thì biểu tình trong nháy mắt trở nên mờ mịt.
Hắn thật sự có thể cảm giác được sự vui mừng của Khương Trạch, so với cơn thịnh nộ lúc ở trên đại điện thì hoàn toàn ngược lại, buổi tối lúc đang lăn lộn trên giường của hắn, Khương Trạch đã nói “Kỳ thực đốt đi cũng tốt, như vậy ca ca có thể ở cùng ta thêm một đoạn thời gian nữa rồi” nói xong còn rất vui vẻ mà mỉm cười, thần sắc cũng là hết sức đương nhiên.
…Biểu tình thanh tịnh sạch sẽ như vậy.
Chẳng lẽ, thật sự là chủ ý của y sao?
Là do y sai người âm thầm đốt đi phủ đệ tốn kém xa xỉ này, sau đó trên đại điện triều đình giả vờ nổi giận, dùng tư thế của một quốc quân hạ lệnh quản lý lưu dân và khất cái, hoàn toàn chỉ vì mục đích lưu hắn lại thêm mấy tháng… Khương Trạch thật sự có thể làm ra loại việc như vậy hay sao?
Khương Tố bình tĩnh lại.
Tuy rằng cách cư xử của Khương Trạch từ nhỏ đã khác hẳn với thường nhân, thế nhưng luôn biết phân rõ nặng nhẹ, y sẽ không dễ dàng đùa bỡn loại sự tình như vậy. Huống chi, Khương Tố tuyệt đối không thể tin tưởng, hài tử nhu thuận do một tay hắn giáo dục nên sẽ làm ra việc ngu ngốc cùng loại với ‘phong hỏa hý chư hầu’3 này.
Vì thế Khương Tố cực kỳ lãnh tĩnh trả lời hữu tướng: “Chắc chắn không phải y.”
Hữu tướng nhàn nhạt ngưng mắt nhìn y hồi lâu.
Sau đó tiếp tục hỏi: “Đã như vậy, có còn muốn điều tra tiếp hay không?”
“TIếp tục tra.”
Cho đến hôm nay vẫn là không có thu hoạc gì.
Tất cả chứng cứ đều biểu hiện giống như kết quả mà Đình úy dã trình lên, theo thời gian trôi đi chuyện này càng trở nên hoàn mỹ, thế nhưng tuyệt nhiên Khương Tố vẫn không hề ngoài nghi Khương Trạch, bởi vì cũng giốn như y đã nói, dưới tay y không có người nào có thể làm ra việc hoàn mỹ như vậy mà có thể đồng thời giấu diếm được Khương Tố.
Khương Tố nằm ở trên giường nhắm mắt lại, thế nhưng không ngủ được.
Hắn cảm giác mình có chút mệt mỏi rã rời, nhưng chỉ vừa nhắm mắt lại thì biểu tình đáng thương đến tột cùng của Khương Trạch liền hiện lên trước mắt. Cái biểu tình này hắn đã nhìn hơn mười năm, rõ ràng từ lâu đã vô cùng quen thuộc, chỉ là mỗi lần nhìn thấy đều không thể kiềm chế mà nhẹ dạ đến hồ đồ, sau đó vô thức mà đáp ứng yêu cầu của Khương Trạch.
Hắn cũng phải tập cho mình thói quen sinh hoạt không có sự tồn tại của Khương Trạch rồi.
Hay là mồng ba tháng sau, hắn cũng nên xuất cung cùng hai vị hoàng tử khác, trước tiên cứ ở lại biệt viện của mình trước đã.
**********
Đêm đã rất sâu.
Khương Trạch tựa bên cửa sổ lẳng lặng nghe thanh âm tuyết rơi. Y không điểm đèn, trong bóng tối trên mặt y cũng không hề lộ ra bất cứ biểu tình gì, lông mi thật dài rũ xuống hứng lấy từng đợt gió tuyết thổi vào gương mặt y, thế nhưng cũng vô pháp che giấu đôi mắt lạnh như băng của chủ nhân.
Vẫn là gương mặt hoa đào như trước, thế nhưng khí thế lúc này của y tuyệt nhiên bất đồng. Khương Trạch mười tám tuổi ước chừng có thể tùy ý biếng nhác, thế nhưng Khương Trạch đã đến bất hoặc chi niên4 lại dư thừa âm lãnh áp bách, vả lại năm đó còn là do chính tay y thực thi cực hình với Cơ Minh, trong dân gian đều đồn đại y là kẻ hung thần ác sát, hầu như giống hệt những tên bạo quân trong lịch sử.
“Đừng có nằm mộng…” Khương Trạch bỗng nhiên cong cong khóe môi tự lẩm bẩm, có lẽ vì đã trầm mặc một lúc lâu thế nên thanh âm của y cũng khàn đặc dị thường, “Đương nhiên, phản kháng… cũng là một loại lạc thú.”
Nói xong liền tiện tay cầm lấy ấm trà đưa đến trước mặt, sau đó đột ngột buông tay, tùy ý để rơi xuống.
Trong lúc mọi vật xung quanh đều im lìm, thanh âm đồ sứ vỡ vụng giống như vang lên ngay cạnh bên tay, Khương Tố lấp tức trở mình ngồi dậy.
Động tĩnh là từ sát vách truyền tới, lúc Khương Tố bước qua thì cửa đã bị nội thị mở ra, đợi đến khi đám người kia thắp đèn lên, ánh sáng lan tỏa đủ để nhìn thấy tình hình trong phòng thì hắn lại hít sâu một hơi.
Ấm trà vỡ vụn trên mặt đất, Khương Trạch chân trầm ngơ ngác đứng ở một bên, trong lòng bàn tay phải một mảnh đỏ sẫm.
Khương Tố bước nhanh đến bên cạnh người kia, mạnh mẽ bắt lấy cổ tay phải của y, cẩn thận gỡ những mảnh sứ đối phương vẫn đang cầm trên tay xuống, lửa giận khó thể khắc chế: “Đệ đang làm gì? !”
Khương Trạch chợt trở nên thanh tỉnh.
Đôi mắt mờ mịt của y lần nữa có ánh sáng lưu động, ánh nhìn dừng lại trên người Khương Tố, cẩn cẩn dực dực trả lời “Đệ muốn uống nước”, nói xong còn đáng thương run rẩy một chút.
Khương Tố đem người ôm vào trong lòng, cảm nhận được đối phương vô thức nhoài người ra ngoài một chút, trong lòng có một loại tình cảm khó diễn tả được dâng lên, cơn giận vốn đã được nén xuống lại bị đốt lên lần nữa. Hắn siết chặt Khương Trạch vào trong ngực, sau đó ôm ngang người lên, hướng về phía đám nội thị đang run lẩy bẩy bên cạnh cửa quát một câu “Còn không mau đi tìm ngự y”, sau đó mới nén lại tâm tình ôm người về phòng mình.
Thái y rất nhanh đã đến, lão thuần thục giúp Khương Trạch rửa sạch vết thương, bôi thuốc, quấn băng, còn dặn dò mấy câu kiêng cử như không được cầm vật nặng, không được chạm nước… rồi mới thi lễ cáo lui.
Đám nội thị vừa rồi cũng bị Khương Trạch gọi người lôi xuống chờ đợi trách phạt.
Mà hai người bọn họ, lại lần nữa cùng nhau quay về cái giường này.
Một trận ầm ĩ như vậy qua đi, nhất thời Khương Tố chỉ cảm thấy vô cùng uể oải, cho dù trong lòng của hắn có nảy sinh ý nghĩ nhơ nhớp như thế nào cũng không nên nóng ruột như vậy, thậm chí hắn đã quên đệ đệ của mình từ nhỏ đã có bản lĩnh khiến cho sinh hoạt bình thường hàng ngày trở nên đặc biệt rối loạn, nếu không có hắn che chở, sợ rằng Khương Trạch đã sớm hại chết chính mình rồi.
Khương Tố nghĩ như vậy thì lại càng siết chặt Khương Trạch đang trầm mặc trong lòng, một tay cầm lấy cổ tay phải của y, phòng ngừa lúc y ngủ sẽ lộn xộn khiến vết thương vỡ ra, một tay nhẹ nhàng vuốt ve tấm lưng gầy gò của người trong lòng, không tiếng động thở dài: “… Vì sao lại cứ khiến người lo lắng như vậy?”
Mà thôi, mà thôi. Dù sao sắp tới bọn họ cũng không còn cơ hội ôm nhau ngủ như vậy nữa, hà tất ngay cả ba tháng cũng không đợi kịp chứ?
Khương Tố hủy bỏ kế hoạch xuất cung ra ở biệt việt, hắn cảm giác được Khương Trạch đang nằm trong lòng cũng giống như đã bỏ qua chuyện này mà lần nữa vùi vào hõm vai của mình, sau đó ôn nhu dỗ dành một câu “Ngủ đi”, mà bản thân cũng theo đó từ từ thiếp đi.
Hắn đương nhiên không thể nhìn thấy nụ cười đắc ý của người đang nằm trong lòng mình.
———————————
1/ Đi lấy nước: Thời cổ người ta rất kiêng kỵ hỏa hoạn, cho rằng nếu nói từ đó ra cũng sẽ bị lây họa nên thay bằng từ đi lấy nước, nhất là trong các gia đình quyền quý càng thích kiêng kỵ.
2/ Nhập tịch: Tịch là trong hộ tịch, giống như một loại hộ khẩu, ngày xưa không có chứng minh hay căn cước, người ta quản lý nhân khẩu bằng hộ tịch.
3/ Phong hỏa hý chư hầu: Đây là một điển tích lưu lại từ thời Tây chu, khi đó TQ vẫn theo chế độ chư hầu, đứng đầu là thiên tử. Phong hỏa đài là một loại căn cứ quân sự dùng để truyền tin tức thời cổ, theo giao ước giữa thiên tử và chư hầu thì phong hỏa đài là tín hiệu khi thiên tử gặp nguy hiểm cần người cứu giá, chư hầu thấy phong hỏa đài được đốt lên phải lập tức mang binh đến cứu viện.
Chu U Vương là một vị vua chìm đắm trong tửu sắc, có một lần chư hầu nước Bao là Bao Tượng lên tiếng khuyên ngăn nhưng lại làm mất lòng vua và bị hạ ngục, sau đó người nhà vì muốn cứu Bao Tượng đã đi khắp nơi tìm mỹ nữ về dâng cho U Vương, người con gái đó là Bao Tự. Bao Tự có sắc đẹp tuyệt luân, U Vương vừa nhìn thấy đã say mê liền phong làm vương hậu, chỉ là Bao Tự rất ít cười U Vương dò hỏi mãi mới biết nàng thích nghe tiếng xé lụa, vì thế ra lệnh cho bảo khố của triều đình mỗi ngày phải mang đến một trăm thớt lụa, phái cung nữ xé cho nàng xem, thế nhưng cho dù lụa là trong kho đã cạn sạch Bao Tự cũng chỉ tươi tắn hơn một chút chứ không chịu cười. U Vương bèn treo thưởng ai có thể khiến vương hậu cười sẽ được thưởng ngàn vàng.
Sau đó có một viên quan tên Quách Thạch Phủ hiến kế để U Vương dẫn Bao Tự lên Ly sơn thăm thú, đến nửa đêm lại đốt phong hỏa đài lừa chư hầu đến hộ giá, Bao Tự nhìn thấy từng đoàn người căng thẳng chạy đến lại biết mình mắc lừa mà ủ rũ ngơ ngác trở về thì kềm không được mà bật cười. Sau này U Vương phế bỏ trưởng tử Nghi Cữu và nguyên phối Thân hoàng hậu, Thân hầu là cha của hoàng hậu thấy vậy bèn nổi giận cấu kết với quân Khuyển Nhung đánh vào Chu cung. Lúc này U Vương lại cử Quách Thạch Phủ đi Ly sơn đốt phong hỏa đài nhưng chư hầu sợ lại mắc lừa nên không ai dám ứng cứu, U Vương và thái tử Bá Phục con trai Bao Tự bị giết trên đường trốn chạy, Bao Tự bị quân Khuyển Nhung mang đi không rõ về sau.
Sau này chư hầu hay tin mới cử binh cứu giá, lập tiền thái tử Nghi Cữu làm vương, lấy hiệu Chu Bình Vương, đến năm 770 lấy lý do hoàng thành Cảo kinh từng bị xâm phạm mà dời đô về Lạc ấp, lập ra vương triều Đông chu.
Với câu chuyện này, người đời sau đã rút ra rất nhiều điển tích gồm:
Phong hỏa hý chư hầu: Chỉ việc dùng một sự kiện trọng đại để lừa dối người khác với mục đích tầm thường.
Tiếng cười xé lụa: Thật ra nhân vật chính của điển tích này đôi khi được đổi thành Muội Hỷ và vua Kiệt, vị vua cùng của nhà Hạ. Hàm ý của điển tích gần giống với hồng nhan họa thủy, chỉ nữ nhân xinh đẹp sẽ gây họa cho nam nhân.
Nhất tiếu thiên kim (nụ cười ngàn vàng): Chỉ việc U Vương dùng ngàn vàng làm giải thưởng cho người khiến Bao Tự cười. Người đời sau dùng điển tích này với ngụ ý miêu tả người con gái đẹp, ít mang châm biếm và chua chát như điển trên.
Theo Mèo thấy thì cái vị mỹ nhân Bao Tự này hẵn là loại dung mạo giống như Lưu Diệc Phi, khi im lặng và mang vẻ mặt buồn buồn, rơi lệ thì cực kỳ xinh đẹp, cười mỉm đủ làm xiêu lòng người, thế nhưng chỉ cần cười rộ lên là hóa khỉ ngay. Vì thế nàng mới dứt khoát không cười với U Vương, chẳng ngờ U Vương lại làm ra việc hoang đường như vậy, mà sau khi U Vương thấy nàng cười xong thì sau này cũng chẳng nghe ông dùng ngàn vàng khiến nàng cười thêm lần nữa, như vậy đã đủ thấy rõ sức sát thương của nụ cười kia rồi.
Điển tích trên còn một đoạn đầu mang màu sắc huyền huyễn và khá dài dòng nên mình không viết ra, nhưng nếu các bạn muốn tham khảo thì có thể vào http://hiephoitranhviet.com/3190I928/tin-tuc/nu-cuoi-dat-gia-nhat-trong-lich-su-trung-hoa.aspx
4/ Bất hoặc chi niên: La khoảng trên dưới bốn mươi tuổi, nguồn gốc của câu này là từ một bài nói chuyện của Khổng tử. Ông nói “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên-mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”
Có thể phân chia như sau
1- Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học: Có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự mình chuyên-tâm vào việc học. Con người khi tới mười lăm tuổi thì tâm trí mới bắt đầu chính chắn, biết suy nghĩ, biết việc gì là quan trọng.
2- Tam thập nhi lập: Có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự lập mới có thể chắc chắn và vững vàng. Đây cũng là độ tuổi rực rỡ nhất của người đàn ông, bề ngoài thành thục, kiến thức vững chải, tinh lực sung túc, là độ tuổi lý tưởng để lập nghiệp, độc lập về mọi mặt.
3- Tứ thập nhi bất hoặc: Có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu và biết được cái gì nên làm hay không.
4- Ngũ thập nhi tri thiên-mệnh: Có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông-suốt chân lý của tạo hoá, tức là hiểu được mệnh của trời.
5- Lục thập nhi nhĩ thuận: Có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoànhảo về mặt tri hành, kiến văn, và kinh nghiệm về cuộc sống. Nhờ đó, người ta có thể nhận xét và phán đoán được ngay tức-khắc và chính xác về các sự kiện và nhân vật trong thiên-hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Cũng có thuyết cho rằng ‘nhi nhĩ thuận’ là chỉ sự thông suốt về tính hai mặt của cuộc sống nên nghe người khác nói gì cũng cảm thấy có phần đúng, bởi vì không có việc gì hoàn toàn sai cũng như hoàn toàn đúng, người ở tuổi này có thể nhìn ra được cả hai mặt đúng sai của một sự vật.
6- Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ: Có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình trạng rất hoàn hảo về cách xử sự và xử thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì t nhiên thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy, và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý hay lẽ thường. Chỉ tiếc còn một câu ‘Thất thập cổ lai hy’ có nghĩa rằng trước giờ đến tuổi bảy mươi vốn khá hiếm, cho dù ở hiện đại cũng vậy, tuy rằng tuổi thọ con người đã được kéo dài, thế nhưng qua tuổi bảy mươi sự yếu nhược của cơ thể, và bệnh tật đã ùa đến, con người làm gì còn đủ minh mẫn như Khổng tử dã nói đâu.