Giờ Đang Nơi Đâu

Chương 105:



“Kính gửi anh Lâm: ngày trước hai nhà Tư Lâm đã có kết hẹn Tần – Tấn*, vô cùng cảm động trước thịnh ý ấy, nên thường dạy bảo Ngôn Tang rằng, dù làm gì tất cũng phải đặt chuyện này lên đầu. Nhưng rời Thượng Hải mấy năm, nó trở nên lười biếng tùy hứng, tính tình buông thả, khiến tôi vô cùng xấu hổ; nếu cứ mạo muội phó thác thiên kim cho con trai tôi, chỉ sợ làm lỡ dở tuổi xuân. Nghe bảo cậu sáu Diệc Dân nhà ngài Trịnh Tân Nông có tài học xuất chúng, là người nổi bật trong lứa du học sinh hiện nay; lại nghe nói năm xưa anh Lâm từng hứa gả cô hai cho nhà họ Trịnh, nghĩ đi nghĩ lại cảm thấy đúng là may mắn, sau này không có gì phải hối hận.

(*Tần Tấn là hai nước lớn vào thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu. Nhà vua của hai nước ấy cưới gả con cái hai bên cho nhau trải qua nhiều đời. Do đó, từ ngữ: Tần Tấn hay Tấn Tần là chỉ sự kết thông gia giữa hai họ, sự kết hôn giữa trai và gái.)

Nếu được cho phép, vô cùng cảm kích.

Xin chắp tay kính bái

Đêm 30 tháng 3”

Dù Ngôn Tang thích cô bé ba, nhưng Tư Ưng hiểu rõ, cô hai biết tiến biết lùi tâm cơ thâm trầm mới là người có thể giúp ích nhiều hơn cho tiền đồ của con trai mình; cân nhắc hai bên đều khó chọn, chi bằng để ông thử Lâm Du một lần, xem ông ta muốn gả cô con gái nào cho Ngôn Tang cùng đồng cam cộng khổ, tới khắc ấy ắt sẽ thấy được thành ý.

Tuy bây giờ cả Lâm Du lẫn ông đều không kiêm chức vụ, nhưng ngày trước khi hợp nhất đại học Thượng Hải và trường Chính trị Pháp luật, lợi ích cá nhân của cả hai đã bị ràng buộc. Con trai trưởng của Lâm Du tốt nghiệp từ trường quân sự Hoàng Phố, địa vị sự nghiệp ở Nam Kinh đang lên như diều gặp gió. Còn ông, hai năm trước dốc toàn bộ tâm huyết vào Đông Bắc, vì thế mà địa vị của Lâm Du trong ngành giáo dục Trung Quốc đã bỏ xa ông. Nếu bảo giờ nhà họ Tư có gì hơn nhà họ Lâm, thì đó chính là thế lực Đông Bắc năm xưa trải rộng khắp nước và Đông Á vẫn còn, ông vẫn có rất nhiều tay trong mà nhiều người khác không có.

Ví dụ như Trịnh Diệc Dân thuộc phái du học Nhật, sau khi về nước tuy nhậm chức bí thư trong bộ phận hành chính của chính phủ thân Nhật, nhưng thực chất có tin đồn rằng Trịnh Diệc Dân có chức vị quan trọng ở tổng công đoàn Thượng Hải, có lẽ anh ta thuộc phái thù Nhật.

Lại ví dụ như, cô ba gần như đoạn tuyệt quan hệ với Lâm Du, lại đạt được rất nhiều thành tựu ở viện nghiên cứu tại đường vượt giới, Hồng Khẩu.

Trong thư ông không hề nhắc đến cô ba nhà họ Lâm lấy một chữ, không phải là vì không quý cô. Cô bé này bị chính cha ruột phá hỏng danh tiếng, nên ông cũng không có lý do gì để thay con trai nói chuyện cầu hôn với con gái nhà người ta. Chuyện này ông không làm được, cũng không có lập trường để nói. Trừ khi đích thân Lâm Du mở miệng: Lần nữa trịnh trọng hứa gả cô ba gần như đoạn tuyệt quan hệ với mình cho Ngôn Tang.

Lâm Du biết sau lưng hai nhà Tư Lâm có lợi ích không thể chia tách, nhất định ông ta phải đưa ra lựa chọn. Nếu là cô hai, đính hôn xong thì đưa hai người cùng đến Mỹ học, về sau ông sẽ hoàn toàn tin tưởng Lâm Du; còn nếu là cô ba, có lẽ Ngôn Tang sẽ phải trả giá vì lý tưởng của mình, sẽ bị hạn chế tự do cùng cô bé. Chính vì lẽ đó, để tương lai hai đứa nhỏ được suôn sẻ, ông phải cúi đầu khom lưng trước Nam Kinh, cùng với vùng Đông Bắc và tàn dư của nhiều năm kinh doanh, hoàn toàn quy thuận chính quyền Nam Kinh.

***

Trong biệt thự nhà họ Lâm, Doãn Yên đứng trước gương, thử từng bộ đồ mà thợ may vừa may xong đem đến hai hôm trước. Đây là buổi dạ vũ đầu tiên cô ta tham gia sau khi về nước, cô ta vẫn còn nhớ lần trước ở khách sạn Thượng Hải mình đã lép vế như thế nào, nên không muốn lại dẫm vào vết xe đổ đó nữa. Với lại, nhận lời mời lần này còn có các tiểu thư Hoa kiều cùng cô ta đi thuyền về nước. Bọn họ theo cha ruột đến Anh du học, làm quen với các quý cô người Anh da trắng cao quý, hơn nữa trưởng bối trong nhà bọn họ còn có làm ăn với Anh, nên từ nhỏ bọn họ đã được tiếp nhận nền dạy dỗ của Anh. Nên Doãn Yên không muốn lép vế trước mặt bọn họ.

Từ tất cả lễ phục phương Tây cho đến dạ vũ, nào lụa nào gấm, có kiểu bảo thủ dựng cao cô áo, cũng có bộ đồ hở lưng rất tân thời, hở gần như đến cuối cột sống… Thử tới thử lui thấy bộ nào cũng thích, nhưng bộ nào cũng thiếu thứ gì đó. Doãn Yên mặc một bộ trên người, trong tay cầm một bộ, gọi với lên lầu: “Mẹ!” Rồi ảo não hỏi: “Con nên mặc bộ nào mới được đây?”

Nhưng mãi mà không nghe thấy tiếng trả lời.

Ở trên lầu, sau khi nhận được thư, Chu thị đứng ngồi không yên, buổi sáng giả vờ trước mặt con gái một lúc lâu, đợi mãi Lâm Du mới từ trường về, cho nên đến tận bây giờ bà mới bàn bạc được với ông.

“Tôi đã sớm bảo Ngôn Tang này không có tiền đồ gì rồi, ông lại cứ chiều con bé!”

“Ai chiều nó nhiều hơn hả?” Lâm Du nghe thế, phá lên cười.

Chu thị nổi cáu: “Hồi ở Pháp, Anh, không phải ngày nào ông cũng gọi điện nói, thư gửi con bé có thể kéo dài từ trường học đến nhà, hòm thư trong nhà một tuần dọn một lần. Trong lứa du học sinh còn nhiều đứa trẻ tuổi tuấn tú, không nhân đó mà tìm người ưu tú nhất đi, việc gì phải đợi tới lúc này?”

“Không phải là do Doãn Yên không thích à. Tôi thấy mấy đứa đó không đứa nào bằng được con trai Tư Ưng cả. Thân là người làm cha, tôi vẫn thấy Ngôn Tang tốt nhất.”

“Cậu ta thì có tiền đồ gì hả! Không biết có bao nhiêu tiến sĩ Oxford theo đuổi con bé, còn cậu ta không lo học hành, mấy lần suýt bị nhà trường đuổi học,” Chu thị lại nghĩ đến điều gì đấy, “Thằng con thì thua xa người ta, còn ông cha, có phải mấy năm gần đây cũng không được gì đúng không? Giờ Nam Kinh rất thân với Nhật, ông ta lại khăng khăng muốn làm sơn phỉ không thờ hai chủ. Sau này mà cứ thế thì có phải làm liên lụy chúng ta không hả?”

Lâm Du không vui: “Phụ nữ thì biết cái gì, đừng có nói nữa.” Vì buổi chiều còn có lớp phải dạy, ông lập tức khoác thêm áo rồi đi ra ngoài.

Chu thị ngồi trong thư phòng, đọc lui đọc tới lá thư của Tư Ưng. “Tài học xuất chúng”, bà cẩn thận nghiền ngẫm bốn chữ này, lại nhớ đến chuyện Trịnh Diệc Dân thuộc phái du học Nhật, bà lập tức phát giác được một hai. Tiếc là bà không có bạn bè ở Thượng Hải nên không thể nhờ người hỏi thăm, ủ rũ ngồi trên ghế một lúc thì mới nhớ ra đứa con cả đang nhậm chức ở Nam Kinh.

Từ lúc về nước đến nay bà vẫn chưa gặp mặt con, con cũng chưa từng đến thăm hay gọi điện về nhà. Hỏi Lâm Du thì ông chỉ bảo: “Giờ con nó rất được xem trọng, dĩ nhiên rất bận.”

Là bận hay là vẫn oán hận người làm mẹ không nuôi nấng này?

Bà đã xem ảnh của con trai được Doãn Yên mang đến châu Âu – từ năm sáu tuổi đến mười tám tuổi, giờ đã là sĩ quan, chắc hắn còn phải cao ráo điển trai hơn trong hình.

Nếu bình thường không để ý đến mình, vậy hôm nay lấy danh Doãn Ynê hỏi anh cả về hôn sự của em gái ruột, chắc không đến mức ghét bỏ đâu nhỉ?

Nghĩ đến đây, bà lập tức nhấc máy, gọi dãy số gồm bốn số đã thuộc làu. Một hồi lâu sau, đầu dây vang lên giọng nam trung ấm áp. Sau một tiếng “a lô”, bà không biết phải nói gì, chỉ hỏi: “Cho hỏi, cậu Trịnh Diệc Dân đang nhậm chức ở đâu?”

Âm thanh đầu dây lạnh đi ba độ: “Anh Trịnh đang làm bí thư hành chính, sao?”

Tim Chu thị đập thình thịch, suýt đã mếu máo: “Tử Đồng à…”

“Bà Chu.” Âm thanh lạnh lùng ngắt lời bi thương của bà, “Tôi xin bà đừng có xen vào hôn sự của em hai.”

“Tử Đồng ——”

Đầu dây cúp máy cái rụp.

Nắm chặt ống nghe, Chu thị tủi thân đấm xuống ghế. Vì sao bà lại không thể? Bà là mẹ đẻ của Doãn Yên, là nữ chủ nhân của biệt thự nhà họ Lâm. Bà là bà Lâm, không phải bà Chu nào hết!

“Mẹ! Mẹ?”

Doãn Yên ở bên dưới gọi bà hai tiếng, vẫn không ai đáp. Thế là dứt khoát hét lớn: “Bà Lâm!”

Vừa hét xong, Doãn Yên mặc một bộ sườn xám lụa màu tím ánh quang không tay thướt tha đi lên, ló đầu ra hỏi: “Bà Lâm, ai lại chọc bà mất hứng vậy?”

Chu thị xoay mặt đi chỗ khác, dụi mắt rồi mới quay sang cười nói: “Làm gì có ai!”

“Gọi mẹ mãi mà không trả lời,” Doãn Yên vịn lan can xoay người hai cái, “Bộ này có đẹp không?”

Chu thị bĩu môi, lắc đầu, “Đã không có thịt rồi, mặc bộ này vào càng thêm gầy, thế thì đi giày cao gót sao được?”

“Thế đổi sang bộ nào đây ạ?”

“Nếu đã có người phương Tây thì nhất định phải mặc sườn xám. Trong mấy bộ mới may xong hai hôm trước, có một bộ lụa hoa văn hình mây màu gừng…”

Doãn Yên rất nghe lời bà, nên khi vừa thấy con gái, mọi gút mắc trong lòng Chu thị tức khắc tan biến.

Theo như ý muốn của con bé ba, để nó gả cho nhà họ Tư gần đất xa trời, còn Doãn Yên thì hứa hôn cho người tốt hơn, vậy chẳng phải chu toàn đôi bên ư?

Nhân lúc con gái xuống lầu thay quần áo, Chu thị vội giở số điện thoại nhà họ Trịnh ra, đợi đến khi Doãn Yên thay đồ xong đi lên, Chu thị nghĩ ngợi một hồi, nhét mẩu giấy ghi số điện thoại xuống dưới đệm sofa, lúc cô ta trình diễn sườn xám thì hỏi: “Nếu có thanh niên tài giỏi đẹp trai lại xuất sắc hơn cậu nhà họ Tư, mà cũng là thế gia như nhà ta, lại còn là thanh mai trúc mã với con, thì con có chịu gả không?”

Doãn Yên lắc đầu, “Không chịu.”

Chu thị cau mày: “Vì sao?”

Doãn Yên mặc sườn xám đi chân trần, nhảy mấy bước trên cầu thang, gương mặt cũng linh động xoay chuyển theo, “Không biết nữa, từ nhỏ con đã có một trực giác, cảm thấy sau này nhất định phải gả cho anh Ngôn Tang. Sao có thể gả cho người khác được?”

Chu thị nghĩ bụng: cũng được, vậy thì bà sẽ tối nay sao rồi hành sự sau.

Tuy bây giờ hay bảo con gái gả muộn thì tốt. Có điều theo bà thấy, gả muộn là do xuất thân kém, cần con gái làm lụng nuôi cả nhà qua ngày. Đàn ông làm gì có ai không thích người trẻ? Tới khi kết hôn thì bao giờ cũng chọn người trẻ.

Giờ đây con bé cũng đã mười tám rồi, không còn nhỏ nữa.

Nếu là yến tiệc lần đầu tham dự sau khi về nước, thì có thể phô ra phong thái trong buổi dạ tiệc, nhất định trong số những người tới có rất nhiều nhân tài, chắc hẳn sẽ không thua kém Trịnh Diệc Dân.

Nếu không thể thì phải nhanh chóng làm thân với phu nhân nhà họ Trịnh mới được.

Bà mỉm cười nói: “Bộ này đẹp đấy. Lấy bộ này đi.”

***

Người Nhật vẫn đang đắm chìm trong niềm vui nguyên liệu mới mới ra đời có thể cứu đảo quốc thiếu thốn tài nguyên, bất kể là nhà khoa học hay là sĩ quan, bọn họ gần như quên khuấy cam kết rút quân ra khỏi Nam Kinh.

Từ sáng sớm, ở tầng năm tòa nhà nghiên cứu, cách lãnh sự quán nhìn về Hồng Khẩu: ở đó chi chít cửa hàng và nhà máy Nhật Bản, ra vào toàn là người Nhật và cu li Trung Quốc, ai ai cũng có nét mặt hệt như thường ngày, không có dấu hiệu sẽ rời đi.

Thế thì thương hội Trung Quốc ăn mừng chung với bọn họ làm gì?

Tuy đã biết đáp án này từ sớm, nhưng khi nó dần dần trở nên rõ ràng, nỗi đau và tức giận trong lòng vẫn không thể át chế.

“Mẹ kiếp!” Cô chỉ có thể phát tiết cơn giận và sự khinh bỉ bằng câu chửi tục tiếng Quảng này. Nói xong, cô rảo bước nhanh chóng rời khỏi đám đông làm người ta cảm thấy mỉa mai này.

Cô có thứ quan trọng hơn muốn nhanh chóng ghi chép lại.

Vì đang kích động nên bước chân đi thật nhanh, hai mắt phát sáng.

Trên thực tế, từ lâu cô nghĩ đến một thứ kinh khủng.

Máy tính điện tử đầu tiên được phát minh vào năm 1946. Còn trước đó, có rất nhiều bài tính trong vật lý hạt nhân đòi rất rất nhiều người phải tự tính tay cả ngày lẫn đêm. Với máy tính, khối lượng công việc có thể giảm đi đáng kể.

Nhưng dù không có máy tính, tuy sẽ chậm hơn nhưng có một số thứ không phải là không thể.

Ví dụ, hầu hết mọi người đều cho rằng “động đất” chỉ là một hiện tượng tự nhiên.

Nhưng ngay sau trận động đất là thời tiết.

Trên thực tế, các vụ nổ có định hướng không chỉ được sử dụng cho mục đích quân sự, nhanh chóng phá hủy cơ sở hạ tầng nhanh chóng,… mà còn có các chức năng mở rộng như: kiểm soát khí hậu, gây ra động đất, sóng thần nhân tạo, lũ lụt, mưa lớn, mưa đá, sông băng cao nguyên, tan chảy sông băng hai cực… Thậm chí còn định hướng được vết nứt của vỏ trái đất.

Nó được gọi là “động lực khí quyển nổ”.

Chỉ cần giải quyết được các phương trình cực kỳ phức tạp, rồi xây dựng các ống thông gió, đường hầm nước, đường hầm nổ, các phương tiện công trình thủy lợi tương ứng ở các khu vực nhất định… thì có thể gây ra xoáy khí quyển hoặc nhiễu loạn đại dương dưới dạng mạng tinh thể hoặc vụ nổ có định hướng.

Không cần phải đợi tới lúc Nhật Bản nhận ra rằng nên dừng phản ứng hạt nhân bất tận này lại, chứ đừng nói đến việc đợi tới khi động đất tự nhiên xảy ra.

Chỉ cần cô muốn, bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu.

Vừa về đến nhà, cô nhanh chóng ghi lại kiến thức và linh cảm của mình ra giấy. Nằm trên giường, cô viết một loạt các ký tự trên giấy nháp mà chỉ có cô mới có thể hiểu được. Một lúc lâu sau cô ngủ thiếp đi, đến tận chiều tối vẫn chưa tỉnh. Dì giúp việc có ghé đến dọn dẹp rồi cũng đi luôn, không đánh thức cô dậy.

***

Đến gần năm giờ, cô bị Di Nhã kéo ra khỏi đống giấy nháp.

“Các đại tiểu thư của tôi ơi! Mới mấy tháng không gặp hai người mà cậu đã gầy gò tiều tụy đến mức này rồi hả, mình đang lo không biết có phải hai người lén giấu mình dây vào đám tiểu thư dở hơi trong nước, học bọn họ hút thuốc hay không, vừa lên lầu đã gặp cậu —— Như thế không tốt hả! Môi đỏ răng trắng mới là khỏe mạnh!”

Sở Vọng không biết, mấy phút trước khi Di Nhã đến thì đúng lúc gặp Tạ Trạch Ích đi ra ngoài. Trước khi đi, anh đã bóc sẵn một chén tôm, châm một bình trà hoa lài đặt trên bàn, tình cờ bị Di Nhã bắt gặp. Sờ vào bình trà, âm ấm, rất vừa miệng, cô nàng không khỏi cười thầm. Đầu nghĩ: người ở bên dưới thì tiêu cực sút hẳn mấy cân, còn người trên lầu, chỉ mong mấy tháng vừa qua không bị anh mình chiều tới mức tàn phế.

Sở Vọng ngơ ngác chui ra khỏi chăn, bị cô nàng tức giận đẩy vào phòng tắm. Dòng nước nóng đã giúp cô tỉnh táo phần nào, bèn hỏi: “Đã gặp Chân Chân chưa?”

Di Nhã tức điên lên: “Nó còn khó mời hơn cả cậu đấy. Gọi mười cuộc mà đến hai cuộc cuối mới gọi được. Cuộc đầu tiên, mình nói với cậu ta, ‘tiệc ba nước Trung Nhật Anh, nếu cậu không đi cùng tôi thì ai tới giúp Đại Trung Hoa của chúng ta thêm rạng rỡ đây?’ cậu ta chỉ đáp một câu: ‘Không đi, không giúp.’ rồi gác máy. Mình còn không tin, lại gọi thêm một cuộc: ‘Nếu cậu không đi, Linzy đi với tôi đến tiệc kiểu gì cũng sẽ bị người ta bắt nạt, ai giúp cậu ấy đây?’ Cậu ta suy nghĩ chừng ba phút mới bất đắc dĩ đồng ý. Cậu nói xem, có phải nó thiếu nghĩa khí không?”

Cô nghe thế thì bật cười, “Giờ chị ấy đang ở đâu?”

“Ở bên dưới, ngồi trong xe ông Tưởng cho người đưa đón chúng ta. Hôm nay cậu ta mặc sườn xám xanh lam ngắn ngang đầu gối, cậu đừng chọn đồ đụng hàng với cậu ta đấy.”