Sáng sớm ngày hôm sau, Bùi Thanh Thù liền đến Lễ Bộ giải trừ ngày nghỉ. Nhưng mà thời gian qua không lâu thì ý chỉ điều nhiệm Bùi Thanh Thù đến Hộ Bộ lang trung được ban ra.
Tính toán cụ thể thì Bùi Thanh Thù đã làm ở Lễ Bộ hai năm.
Quay đầu nhìn lại, thời gian mấy năm nay, không nói đến việc Bùi Thanh Thù cải cách chế độ Lẫm Sinh, chỉnh đốn quan học, điều tra vụ án làm rối kỷ cương, một tay thúc đẩy việc phiên dịch Hán thư văn tịch sang tiếng ngoại quốc, còn có bình định chiến tranh, tổ chức cứu viện sau thiên tai.
Không chỉ được thăng liền hai cấp, được phong Quận vương, còn có thanh danh của hắn vang dội ở trong giới văn nhân và người dân vùng Tứ Xuyên.
Ở lễ bộ mấy năm nay, có thể nói là Bùi Thanh Thù thu hoạch được rất nhiều thứ. Tuy hắn tích cực sửa đổi chế độ, nhưng làm người lại rất khiêm tốn, cũng không đắc tội với cấp trên cũng như đồng liêu. Cho nên ngoại trừ đồng đảng của Thanh Thù, đặc biệt là đương nhiệm Lễ Bộ Thượng thư Tu Hồng Gia, còn có đám người của bốn dịch quán Trường Hướng Văn Xương.
Thậm chí khi biết Bùi Thanh Thù phải đi, tất cả quan viên lớn nhỏ trong Lễ Bộ tự mình xuất tiền túi, bao một phòng lớn ở Vân Kinh Mộng Tuý - tửu lâu nổi tiếng nhất trong kinh thành bày tiệc chia tay Bùi Thanh Thù.
Đến ngay cả Thập nhất Hoàng tử ngày thường không thích giao tiếp với người khác cũng tham gia.
Cứ việc Thập nhất Hoàng tử vẫn giống như trước đây, không nói nhiều, chỉ ngồi giống như một khúc gỗ ở đó, nhưng mà nhìn đến trên dưới Lễ Bộ đoàn kết như vậy, Bùi Thanh Thù cũng rất vui vẻ.
Bởi vì Công Tôn gia và bốn dịch quán của Lễ Bộ có hợp tác, nên lần tụ họp này, Công Tôn Minh cũng đại diện cho Thư xã của bọn họ đến góp mặt.
Mọi người cùng nhau góp tiền, chuẩn bị lễ vật chia tay cho Bùi Thanh Thù một bộ sách cổ quý giá .
Bùi Thanh Thù vô cùng thích.
Nhưng trong lúc ăn uống linh đình, bỗng nhiên Bùi Thanh Thù lại cảm giác vô cùng thương cảm.
Hiện tại không khí ở Lễ Bộ tốt như vậy, hắn lại phải rời khỏi nơi này, đến Hộ Bộ nơi kia “trước có sói, sau có hổ” chịu tội.
Rất nhiều người, ví dụ như Thất Hoàng tử, rất không hiểu lựa chọn của Bùi Thanh Thù.
Nhưng trong lòng Bùi Thanh Thù hiểu rất rõ, nếu hắn còn ở lại Lễ Bộ, chỉ sợ đã không còn không gian để phát triển lên cao hơn nữa.
Cho dù là được làm Thị lang, nếu không nói đến tiền, vẫn còn rất nhiều việc hắn muốn làm nhưng không làm được.
Cho nên hắn nhất thiết phải rời khỏi nơi nhàn hạ này, đi đến nơi khác để gia tăng thêm lực lượng của mình, tranh thủ vì Đại Tề làm thêm một ít việc.
Tuy rằng Lễ Bộ Thượng thư Tu Hồng Gia rất lưu luyến Bùi Thanh Thù, nhưng hắn cũng vô cùng tôn trọng sự lựa chọn của Bùi Thanh Thù. Từ khi Bùi Thanh Thù bắt đầu đưa ra ý nghĩ chỉnh đốn quan học, Tu Hồng Gia đã biết Bùi Thanh Thù không phải là vật trong ao. Lúc này trên tiệc rượu, hắn cũng không làm ra vẻ Lễ Bộ Thượng thư, liên tục cùng Bùi Thanh Thù thôi bôi hoán trản [1], uống đến vô cùng vui vẻ. [1] Thôi bôi hoán trản: chén qua chén lại.
Nhưng Bùi Thanh Thù từ trước đến nay vẫn chưa hề quên việc mình năm đó uống rượu rồi đến trễ, kết quả hại Hổ Tử bị tiên sinh đánh tay, cho nên hiện tại dù vui vẻ đến như thế nào, hắn cũng không dám uống say.
Cũng may Công Tôn Minh biết rõ thói quen của hắn, vẫn luôn ở bên cạnh giúp Bùi Thanh Thù ngăn rượu.
Tửu lượng của hắn tốt hơn Bùi Thanh Thù rất nhiều, mặc kệ uống nhiều bao nhiêu cũng không đỏ mặt, đầu không choáng váng.
Cho nên ngoài mặt Bùi Thanh Thù được kính không ít rượu, nhưng trên thực tế uống cũng không phải quá nhiều.
Trên bàn tiệc, Công Tôn Minh nhìn các đại gia uống vô cùng vui vẻ, rất tự nhiên nói đến chuyện thư tịch của thư xã bọn họ sau khi phiên dịch được đưa đến biệt quốc, bán rất rất chạy.
Công Tôn Minh còn nói, bọn họ định thành lập thêm một cái Hoa văn thư hội, dựa vào thư hội này, đưa văn hóa Trung Hoa truyền bá đến các quốc gia phiên bang. Kế hoạch của bọn họ sau này là không chỉ muốn phiên dịch tiểu thuyết bán chạy của Đại Tề, mà còn phiên dịch cả tứ thư ngũ kinh, thơ từ ca phú, kể chuyện du ký, vân vân..., đều phiên dịch ra thành tiếng ngoại quốc, để những người của quốc gia khác học tập.
Rất nhiều quan viên Lễ Bộ sau khi nghe xong kế hoạch của hắn, đều vô cùng cảm thấy hứng thú. Rất nhiều người đều tỏ ý tán thành, thậm chí muốn đích thân gia nhập Hoa văn thư hội.
Đây cũng chính là mục đích Công Tôn Minh muốn đến đây. Hắn đã thương lượng trước với Bùi Thanh Thù, Thư xã của bọn họ muốn phát triển lâu dài thì Thư tịch thư xã không chỉ giới hạn trong tiểu thuyết và thoại bản, phạm vi tiêu thụ cũng không thể hạn hẹp chỉ trong Đại Tề.
Nếu đã nghĩ muốn phát dương quan đại Thư hội, ngoại trừ tự thân nỗ lực thay đổi, tốt nhất vẫn phải có được sự hỗ trợ của chính phủ.
Hôm nay, chính là thời điểm bắt đầu tốt nhất. ….
Cho dù có Công Tôn Minh giúp hắn ngăn rượu, nhưng khi Bùi Thanh Thù hồi phủ vẫn không tránh được cả thân toàn mùi rượu.
Hai đại nha hoàn thân cận của Bùi Thanh Thù, Đông Từ và Nhân Thu, biết Bùi Thanh Thù không thích thói quen có nha hoàn hầu hạ bên cạnh, liền hỏi Bùi Thanh Thù có cần đến hậu viên không.
Bùi Thanh Thù sợ mùi rượu trên người ảnh hưởng đến đứa nhỏ, nên ra lệnh cho Đông Từ đến Gia Mộc Hiên gọi Nam Kiều đến đây.
Sau khi Đông Ca nhi sinh ra, Đông Từ vì kiêng kỵ, đã đổi tên thành Thanh Từ. Khi nghe Bùi Thanh Thù ra lệnh, Thanh Từ không để tiểu nha hoàn hay tiểu thái giám đến Gia Mộc Hiên, mà tự mình đến hậu viện một chuyến.
Bùi Thanh Thù là nam nhân vừa trẻ tuổi vừa tuấn tú, thân phận lại tôn quý, nhóm người Thanh Từ ngay từ khi bắt đầu hầu hạ, tâm tư đã không tránh khỏi sinh ra chút ảo tưởng.
Nhưng thời gian lâu dần, thấy Bùi Thanh Thù không có ý muốn thu nhận các nàng, Thanh Từ liền biết, Bùi Thanh Thù không định chạm vào các nàng.
Nếu đường đi này đã không thông, như vậy nếu nàng muốn mưu cầu tương lai tốt đẹp cho bản thân mình thì, ngoại trừ làm tốt chức trách hầu hạ Bùi Thanh Thù thật tốt ra, nhất định phải tạo mối quan hệ tốt với các nữ quyến khác trong phủ. Hiện tại trong phủ có ba nữ nhân, trước khi Đông Ca nhi được sinh ra, đương nhiên Bùi Thanh Thù sẽ đến chỗ Tống thị qua đêm tương đối nhiều hơn. Nhưng mà từ sau khi có Đông Ca nhi, số lần Bùi Thanh Thù đến chỗ của Nam Kiều lại nhiều hơn một ít.
Nhóm hạ nhân như Thanh Từ cũng không biết Bùi Thanh Thù đang muốn thực hiện lời hứa, cho nên mới ra sức tận lực để trước khi Phó cô nương vào phủ, cho Nam Kiều một đứa nhỏ.
Các nàng chỉ biết Nam Kiều đang là người được yêu thương nhất, nói không chừng còn có thể được nâng lên làm di nương, cho nên không ít người đến nịnh bợ nàng ta.
Sau khi Nam Kiều đến, vô cùng chu đáo giúp Bùi Thanh Thù thay quần áo, tắm rửa lau người, sau đó rất tự nhiên cứ như vậy ở lại qua đêm.
Bùi Thanh Thù có rượu trong người, hơi có chút mơ màng sắp ngủ, nhưng Nam Kiều vẫn luôn trêu chọc hắn, ai là nam nhân đều không chịu được.
Bùi Thanh Thù biết nàng thấy Phó cô nương sắp vào cửa, có chút sốt ruột, cho nên mới như vậy, nên liền chiều theo ý của nàng.
Trong việc nam nữ, Nam Kiều cũng được xem như thầy dạy vỡ lòng của Bùi Thanh Thù, cho nên nàng so với những người khác biết rõ làm như thế nào có thể khiến Bùi Thanh Thù vui sướng.
Nam Kiều cho rằng bản thân dựa vào bản lĩnh trên giường mới có thể khiến Bùi Thanh Thù đến nay vẫn không vứt bỏ nàng, lại không biết suy nghĩ thật sự trong lòng Bùi Thanh Thù.
Chờ sau khi kết thúc, Nam Kiều mị nhãn như tơ [2] nhìn Bùi Thanh Thù, nũng nịu nói: “Điện hạ, nghe nói Phó Thất cô nương nhỏ hơn so với nô tỳ vài tuổi…Chờ sau khi nàng ta vào cửa, có phải ngài sẽ quăng nô tỳ qua một bên không?” [2] Mị nhãn như tơ: Ánh mắt quyến rũ
Các nam nhân mỗi ngày ra vào triều đình, cái họ quan tâm đều là chiến tranh, ngôi vị, tài chính, khoa cử, toàn là những đại sự.
Nhưng mà nhóm nữ tử bị nhốt trong nội trạch, mỗi ngày chuyện để ý nhất chính là sự yêu thương, con nối dõi, rồi là phân vị.
Đứng từ góc độ của Bùi Thanh Thù, hắn cảm thấy lo lắng của các nàng đều rất nhỏ.
“Sẽ không.”
Hắn nắm tay Nam Kiều, giọng khàn khàn nói: “Nàng là nữ nhân đầu tiên của bổn vương, không giống với những nữ nhân khác. Cho nên nàng không cần tự xem nhẹ mình như vậy.”
Nam Kiều đặc biệt thích nghe Bùi Thanh Thù nói như vậy, nhưng nàng vẫn rất lo lắng: “Nhưng mà nô tỳ xuất thân thấp kém, nếu so sánh với những nữ quyến khác trong phủ, kém rất xa…”
Nam Kiều đã theo Bùi Thanh Thù nhiều năm, đương nhiên Bùi Thanh thù cũng nắm rõ xuất thân của nàng.
Nam Dung và Nam Kiều là hai tỷ muội nữ nhi nhà thương hộ, vốn trong nhà cũng có chút tiền. Đáng tiếc phụ thân của nàng không có nhi tử. Khi phụ thân của nàng bị bệnh qua đời, tỷ muội Nam Kiều tuổi còn nhỏ, cũng không có cách tìm đến một người con rể, cho nên gia sản trong nhà đều bị nhóm thân thích thấy tiền sáng mắt cướp hết.
Cùng đường, mẫu thân Nam Kiều liền đưa tỷ muội hai người vào cung tham gia tuyển cung nữ, còn bản thân ỷ vào còn chút nhan sắc, tái giá vào làm tiểu thiếp cho một gia đình thương nhân khác. Cho nên nói, đối với Nam Kiều không những không có một chút trợ lực nào, thậm chí nó còn kéo chân nàng lùi về phía sau.
Tống thị là cháu gái của Nội các Các lão, tiểu thư con vợ cả xuất thân từ hầu phủ, phụ thân còn là lão sư dạy vỡ lòng cho Bùi Thanh Thù. Tuy rằng trong nhà Chung thị không có chút thực quyền, nhưng Chung Thái y là Thái Y viện Đồng tri [3], đứng hàng tam phẩm, cho nên dù nói thế nào thì Chung thị cũng là đích nữ của quan tam phẩm, còn là thân thích của Lệ Phi. Còn về Phó thị sắp vào cửa thì không cần phải nói, người ta là tiểu thư của Quốc Công phủ, còn là cháu gái của Thục Quý phi. [3] Đồng tri (同知): Tên một chức quan
Nam Kiều chỉ cần nghĩ đến đó, trong lòng liền cảm thấy vô cùng khó chịu. Bùi Thanh Thù nhìn dáng vẻ này của nàng, nói: “Như vậy đi, chờ sang năm, mặc kệ nàng có con nối dõi hay chưa, ta đều sẽ nâng nàng lên làm di nương. Như vậy nàng đã an tâm chưa?”
Nam Kiều vui mừng nhìn Bùi Thanh Thù, gật gật đầu. … Sau đó mấy ngày, Bùi Thanh Thù chính thức đến Hộ Bộ báo danh.
Không giống với hai năm trước khi mới bước vào đời, thời điểm hiện tại trong lòng Bùi Thanh Thù rất tự tin, không giống khi vừa mới đến Lễ Bộ, cảm thấy có chút lo âu thấp thỏm.
Người tiếp đón Bùi Thanh Thù, ngoại trừ Nhị Hoàng tử còn có một vị Thị lang Hộ Bộ khác.
Nói ra thì, người này cũng là người Bùi Thanh Thù quen biết đã lâu.
Người này tên là Giả Ngang, mười năm trước, đã từng ở ở Trường Hoa điện dạy toán học cho Bùi Thanh Thù. Nói cách khác, hai người từng có quan hệ thầy trò. Khi Bùi Thanh Thù còn đi học, vô cùng sùng kính vị Giả lão sư này.
Giả Ngang là thiên tài toán học nổi danh, từng đứng nhất trong một cuộc thi toán học. Năng lực tính nhẩm của hắn đặc biệt mạnh, so với người bình thường tốc độ tính toán nhanh hơn rất nhiều.
Sau khi Bùi Thanh Thù được Giả Ngang dạy dỗ, thì sinh ra hứng thú vô cùng với toán học. Qua một đoạn thời gian thật dài sau đó, người đứng thứ nhất trong các cuộc thi toán học trong Trường Hoa điện điều là Bùi Thanh Thù.
Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến Bùi Thanh Thù muốn đến Hộ Bộ. Người mà, luôn thích làm những gì mình tương đối am hiểu.