Hoàng Cái sau khi đánh hạ Cố Chướng, liền làm theo kế của Từ Thứ. Ban ngày cho quân xa xuất thành, ban đêm cho vào thành. Làm liên tục mười ngày như vậy, gian tế Đan Dương vội khẩn cấp hồi báo Uyển Lăng, nói Tôn Kiên ít nhất tập kết năm vạn Ngô quân trong Cố Chướng! Thái Thú Đan Dương Lưu Diêu tin thật, vội
từ các huyện điều quân ra rồi tập hợp ở Uyển Lăng, lại lệnh đại tướng Thái Sử Từ lĩnh quân ba nghìn qua Lãnh Thủy đóng quân để chống Ngô quân.
Thái Sử Từ là đồng hương của Thái Thú Đan Dương Lưu Diêu, hai người chơi thân từ thuở nhỏ. Nửa năm trước, lão mẫu của Thái Sử Từ ốm chết, Thứ Sử Thanh Châu Khổng Dung vừa lúc vào triều nhậm chức. Thái Sử Từ bèn dẫn mười mấy thân tín đến quận Đan Dương nương tựa Lưu Diêu. Lưu Diêu trông thấy Thái Sử Từ mừng rỡ khôn cùng, liền cho làm Đô Úy Đan Dương, là cánh tay trái, bờ vai phải của gã.
Thế nhưng, rất nhanh Lưu diêu đã biết mình bị trúng kế!
Lúc toàn bộ sự chú ý của quân Đan Dương tập trung vào Hoàng Cái ở Cố Chướng. Tôn Sách, Tôn Tĩnh, Phan Chương thừa dịp bất ngờ đánh chiếm Cú Dung, Mạt Lăng, Thạch Thành tam huyện, thuỷ quân Ngô quận của Chu Thái, Tương Khâm cũng bất ngờ đánh chiếm cảng Vu Hồ. Đợi đến khi Lưu Diêu phát giác, các huyện ở phía Bắc quận Đan Dương đã sớm rơi vào tay Ngô quân. Thuỷ quân Đan Dương ở cảng Vu Hồ cũng bị thuỷ quân Ngô quận tiêu diệt, khúc dưới của sông Trường Giang đã bị thuỷ quân Ngô quận khống chế hoàn toàn.
Lưu Diêu vội dùng tám trăm dặm báo tin đến Thọ Xuân, lại lệnh Thái Sử Từ dẫn binh Bắc thượng Lật Dương, để làm lá chắn cho Uyển Lăng.
Sau khi Ngô quân đánh chiếm các huyện phía Bắc Đan Dương và cảng Vu Hồ, Tôn Kiên lệnh Tôn Tĩnh trấn thủ Thạch Thành, Phan Chương trấn thủ Cú Dung. Hai quân giữ thế "hai sừng" để chống đỡ khả năng phản kháng của quân Đan Dương, lại lệnh Chu Thái, Tương Khâm suất ba nghìn thuỷ quân canh gác trên mặt sông Trường Giang để tiếp ứng cho hai quân Tôn Tĩnh, Phan Chương.
Sau khi an bài hết, Tôn Kiên tự dẫn tám ngàn tinh binh Ngô quận Bắc thượng Hoài Nam, dùng thuật che mắt để gạt Trần Lan. Trong nửa tháng ngắn ngủn, Ngô quân đánh đâu thắng đó, hạ liên tiếp mười thành. Binh phong tiến thẳng đến thị trấn Hợp Phì, trấn cốt lõi của Hoài Nam. Hợp Phì là lá chắn phía Nam của Thọ Xuân. Một khi thất thủ, Thọ Xuân sẽ lộ mình trước binh phong của Ngô quân!
Mà vào lúc này, Trần Lan còn ngỡ quân chủ lực của Tôn Kiên còn đang ở Giang Đông. Quân của Trần Lan mới tới Hoài Nam được một tháng, hiện đóng quân ở Lịch Dương. Chính đang chuẩn bị thuyền bà tấn công Ngô quận thì nghe Hợp Phì báo nguy, lúc đấy Trần Lan mới biết mình trúng quỷ kế của Ngô quân, vội suất đại quân hồi Hợp Phì yểm trợ.
…..
Hợp Phì, dinh cơ của Chu Thượng.
Chu Thượng vốn là Thái Thú Lư Giang, nhưng từ sau khi Viên Thuật xưng đế, quận Lư Giang đổi thành Hoài Nam Doãn, nên Chu Thượng đã không còn tư cách đảm nhiệm chức Thái Thú Lư Giang, bị Viên Thuật đuổi đến thị trấn quân sự trọng yếu – Hợp Phì – làm Thái Thú
Tiểu sảnh.
Tôn Kiên khum tay nói: "Thái Thú Chu Thượng."
Chu Thượng đáp lễ nói: "Thái Thú Tôn Kiên."
Hai người nhìn nhau cười, phân chủ khách ngồi xuống. Tôn Sách, Chu Du lại tiến lên trước dùng lễ vãn bối chào Chu Thượng và Tôn Kiên. Tuy Chu Thượng chưa từng gặp mặt Tôn Kiên, nhưng bởi vì Chu Du nên ấn tượng của ông đối với Tôn gia vốn rất tốt, cũng được gọi là quen biết với người cậu Ngô Cảnh của Tôn Sách, bèn hỏi Tôn Kiên: "Không biết Ngô Cảnh đại nhân gần đây vẫn tốt chứ?"
Tôn Kiên nói: "Rất tốt, đa tạ Chu đại nhân đã nhớ đến."
Không đợi Tôn Kiên mở miệng, Chu Thượng đã chủ động nói:"Viên Thuật đi ngược với lẽ trời, mưu toan soán Hán xưng đế, có thể nói tội ác tày đình. Hạ quan có ý hiến Hợp Phì, không biết ý tướng quân sao?"
Tôn Kiên nói: "Mong là như vậy, không dám có ý kiến."
"Thúc phụ, Tôn Tướng quân." Chu Du ở một bên đứng phắt dậy, cất giọng nói, "Việc hiến thành hẵng tính sau. Sao không chờ hai vạn đại quân của Trần Lan tiến đến rồi mới tính?"
Tôn Sách là hiểu Chu Du nhất, vội la: "Công Cẩn có phải đã có lương kế phá địch?"
Tháng tư, Kiến An năm thứ bảy thời Hán Hiến đế, vùng Giang, Hoài vừa mới bước vào mùa mưa dầm mỗi năm một lần, tin dữ liên tiếp truyền đến Thọ Xuân.
Đầu tiên là Trương Huân đại bại, ba vạn đại quân bị Tào quân đánh đến tan rã, cuối cùng chỉ còn tám ngàn tàn binh rã rời trốn về Thọ Xuân. Tiếp đó là Trần Lan trúng kế tiếp ứng nhau của Tôn Kiên và Chu Thượng tại Hợp Phì, hai vạn đại quân bị tám nghìn tinh binh Ngô quận dồn ở Hợp Phì giết sạch.
Kế tục Trương Huân và Trần Lan, Lôi Bạc cũng trúng kế của Trần Cung, đánh đâu bại đó, Đông Thành, Âm Lăng lần lượt rơi vào tay giặc. Bất đắc dĩ, Lôi Bạc chỉ đành suất một vạn tàn binh lui về Thọ Xuân. Viên Thuật trong cơn giận dữ, lôi Lôi Bạc đến "Ngọ môn" chém đầu thị chúng. Cứ như vậy, trước sau không đến ba tháng, ba đường đại quân do Viên Thuật phái ra đều tan tác cả, bảy vạn tinh nhuệ thương vong hơn phân nửa.
……
Giữa tháng tư, ba đường đại quân Tào Tháo, Tôn Kiên, Lữ Bố cùng tiến vào Thọ Xuân dưới thành, hình thành thế vây kín.
Thế nhưng, ngày tháng của ba đường đại quân Tào Tháo, Tôn Kiên, Lữ Bố cũng kham khổ lắm. Tuy Thọ Xuân bị vây kín, nhưng quân coi giữ trong thành đông đến gần năm vạn người, ngược lại ba đường liên quân vây thành, tổng binh cộng lại cũng chỉ có bốn vạn người! Từ sự so sánh binh lực, liên quân tựa hồ vẫn chưa chuẩn bị thực lực để cường công.
Không thể cường công, vậy thì chỉ có thể vây đánh trường kỳ.
Nhưng vấn đề là trong thành Thọ Xuân lương thảo sung túc, kiên trì nửa năm cũng không thành vấn đề. Ngược lại, ba đường liên quân do dạo gần đây mưa tầm tã, đường lối lầy lội nên sự cung cấp quân lương gặp khó khăn, tình hình bắt đầu khẩn trương. Tào quân nhiều người, thể chất dân Duyện Châu lại yếu nên quân lương mau hết nhất. Bất đắc dĩ, Tào Tháo đành phải hướng sang Tôn Kiên mượn chút ít quân lương, Lữ Bố cũng cho mượn một phần thích hợp. Nhưng theo tình hình như vậy, liên quân nhiều nhất cũng chỉ có thể chống đỡ nửa tháng. xem tại TruyenFull.vn
Nói cách khác, nếu trong vòng nửa tháng không công phá được Thọ Xuân, liên quân cũng chỉ có thể chọn cách lui binh.
……
Trường An.
Từ lúc cuối tháng ba, để nắm giữ tốt tiến triển chiến sự ở Dương Châu, Mã Dược đã bí mật phản hồi Trường An.
Trong đại sảnh tại dinh cơ của Mã Dược, hầu hết văn võ thân tín của Mã đồ phu đều tề tựu tại một sảnh, những quan văn như Giả Hủ, Thư Thụ, Phó Tiếp, Pháp Chân, Lý Túc cùng những quan võ như Từ Hoảng, Phương Duyệt, Cao Thuận, Hứa Chử, Cú Đột, Điển Vi, Lý Mông, Vương Phương, phân ra đứng ở hai bên, trông cũng nhân tài tề tựu lắm.
Lý Túc ra khỏi hàng trước tiên, khum tay cung kính nói: "Chủ công, theo mật thám hồi báo, vào tháng hai, Viên Thuật từng phái đại tướng Trương Huân, Lôi Bạc, Trần Lan đem quân chủ động đón đánh Tào Tháo, Lữ Bố, Tôn Kiên ba đường liên quân, với ý định xua địch ra ngoài đất nước, nhưng cuối cùng bị liên quân đánh tan tác. Trương Huân, Trần Lan lần lượt tử trận, Lôi Bạc cũng bị Viên Thuật chém đầu thị chúng trong cơn thịnh nộ."
Lý Túc bằng biểu hiện ở chuyến đi Giang Nam, đã đã lấy được sự tín nhiệm cao độ của Mã Dược, giờ đây đã tiếp tay ngoại giao từ quân sư Giả Hủ
"Ưhm." Mã Dược trầm giọng nói, "Tình hình bây giờ như thế nào?"
Lý Túc nói: "Giờ đây ba đường liên quân Tào Tháo, Lữ Bố, Tôn Kiên đã vây kín Thọ Xuân, nhưng trong thành Thọ Xuân có gần năm vạn tinh binh, mà ba đường liên quân chỉ có bốn vạn quân. Theo sự phân tích tình hình của hai quân, nếu liên quân muốn đánh hạ Thọ Xuân trong thời gian ngắn, hình như không mấy có khả năng."
Giả Hủ đột nhiên hỏi: "Tử Nghiêm, có phải Hoài Nam đã vào mùa mưa?"
Lý Túc nói: "Hồi bẩm quân sư, vào nửa tháng trước Hoài Nam đã bước vào mùa mưa."
Giả Hủ nói: "Hoài Nam một khi bước vào mùa mưa, đường lối sẽ lầy lội khó đi, hơn nữa Hoài Thủy, Dĩnh Thủy, Trường Giang hình như mỗi năm đều có hồng thủy, đường sá và cầu cũng có thể bị sập, khi đó lương thảo vì vận chuyển nặng nên sẽ không thể tiếp tế cho liên quân, mà Thọ Xuân lại là sào huyệt của Viên Thuật, trong thành ắt sẽ lương thảo sung túc, cố thủ một năm nửa năm cũng không phải chuyện khó."
Mã Dược nói: "Ý Văn Hòa là, liên quân chỉ có thể tốc chiến tốc thắng?"
"Không phải liên quân." Giả Hủ nói, "Là Tào quân tất phải tốc chiến tốc thắng! Trận chiến này nếu không thể diệt Viên Thuật, Lữ Bố chắc chắn sẽ không tham dự lần thảo phạt thứ hai, Tôn Kiên cũng sẽ đối mặt với sự tấn công từ hai phía của Lưu diêu và Vương Lãng nên không cách nào xuất binh. Khi đó Tào quân sẽ phải một mình đối mặt bới quân Viên Thuật vừa mới lấy lại hơi, còn có Nam Dương Trần Kỷ cùng chủ công chực chờ uy hiếp bên cạnh Tào Tháo. Bỏ lỡ lần này, chỉ sợ Tào Tháo sẽ không tìm được cơ hội diệt Viên Thuật nữa."
Mã Dược nói: "Nếu tốc chiến tốc thắng, liên quân có mấy phần thắng?"
Giả Hủ nói: "Nếu như hai quân triển khai tư thế tiến hành quyết chiến chính diện, phần thắng của liên quân là không! Nhưng chủ công đừng quên liên quân có những quân sư tuyệt đỉnh như Quách Gia, Tuân Du, Trình Dục, Trần Cung, Từ Thứ, còn dưới trướng Viên Thuật chỉ có Kim Thượng, Các Tượng những hạng vô năng. Cho nên, Hủ cho rằng liên quân cuối cùng sẽ chiến thắng."
"Hiểu rồi!" Mã Dược đập một cái xuống bàn, trầm giọng nói, "Nói cách khác, cuộc chiến Thọ Xuân sẽ phân thắng thua trong vòng một tháng. Một khi Viên Thuật bại vong, Thành đế quốc mà hắn khổ tâm gầy dựng sẽ sụp đổ trong vòng một đêm. Nam Dương Trần Kỷ, Đan Dương Lưu Diêu, Lư Giang Lưu Huân, Hội Kê Vương Lang, Dự Chương Hứa Cống sẽ giữ binh tự trọng, đánh trận của mình. Đến lúc Tào Tháo, Tôn Kiên chia cắt Dương Châu thì thời cơ sẽ đến."
Giả Hủ nói: "Chủ công anh minh."
Mã Dược cười thầm, lạnh lùng nói: "Vậy quân ta sẽ chọn lúc này để xuất binh, đánh Tào Tháo một phát mạnh từ phía sau lưng! Cho dù không thể một phát loại trừ tiểu triều đình ở Hứa Xương, cũng phải khiến Tào Tháo "trộm gà bất thành còn phải mất nắm gạo". Trong trận chiến phạt Viên, Tào Tháo đã tiêu hao đại lượng nhân lực vật lực, nhưng cuối cùng lại không được gì cả. He he!"