Khuê Phòng Phù Họa Ký

Chương 15



Ngẫm nghĩ giây lát, ta viết danh sách người theo hầu, chuẩn bị một đoàn đi Trường An.

 

Con trai của Thanh Liên năm nay chín tuổi, trạc tuổi với Nghĩa nhi, vừa hay có thể cùng nhau nhập học làm thư đồng.

 

Lúc ta đứng dậy, chợt thấy Nghĩa nhi đang luyện chữ giữa sân. 

 

Nét bút xoay chuyển, đã mơ hồ thấy được phong cốt năm nào của phụ thân.

 

Thanh Liên chờ sẵn ở cửa trổ hoa, chưa đợi ta mở lời, nàng đã dâng lên hộp lễ mạ vàng.

 

“Thưa chủ tử, phủ đệ ở Tây thị Trường An đã chuẩn bị xong, chỉ cách hẻm sau Khổng phủ một bức tường.”

 

Trước khi khởi hành, ta bỏ vào hành trang cây bút lông tử hào mà phụ thân tặng năm xưa.

 

“Nhớ kỹ, con tới Trường An không chỉ là thăm ông ngoại, mà là gặp Khổng các lão từng phụng sự ba triều đình.”

 

“Trà của Khổng phủ, sổ sách của nhà họ Ôn, thanh kiếm của nhà họ Từ. Cõi đời đan xen rối rắm thế nào, con phải từng thứ một mà thấu hiểu.”

 

Nghĩa nhi hành lễ với ta, giọng còn thơ dại nhưng khí cốt đã có phần chững chạc:

 

“Mẫu thân cứ yên tâm, học hành như đi ngược dòng nước. Nhi tử lần này lên đường, nhất định không để mất mặt nhà họ Từ.”

 

Trên bến tàu, ta lặng lẽ nhìn hai đứa bé cùng tuổi. 

 

Một đứa thừa hưởng dòng m.á.u cao quý, một đứa âm thầm nối dõi thương mạch. 

 

Vài năm nữa, e rằng lại là một vòng luân hồi định sẵn.

 

Mấy năm gần đây, Từ mẫu bệnh tình không tốt. 

 

Nếu bà qua đời, phải thủ tang ba năm, e rằng sẽ trì hoãn việc hôn phối của Nghĩa nhi.

 

Suy tính hồi lâu, ta viết một bức thư, phi ngựa đưa về Trường An.

 

Một tháng sau, phụ thân hồi thư. Nét chữ phóng khoáng như rồng bay phượng múa, chỉ viết duy nhất một chữ: “Giang”.

Hồng Trần Vô Định

 

Giang là họ quốc tộc.

 

Ta và Từ Chiêu An nhìn nhau mỉm cười, lập tức hiểu ngay ẩn ý trong đó.

 

Bao năm nay, Từ gia rất biết tiến lùi, tưởng như yên vị nơi xa xôi, thực chất đã sớm là trọng thần trong mắt tân đế.

 

Tân đế vẫn đang cắt tỉa cành nhánh của các thế gia, Từ gia chính là con d.a.o vừa sắc bén vừa dễ cầm nhất.

 

Ba năm sau khi Từ mẫu qua đời, thủ tang chấm dứt.

 

Thánh chỉ ban hôn theo mùi hoa quế đưa đến Bích Châu.

 

Hiển Vinh công chúa, tuổi vừa mười bốn, cùng tuổi với Nghĩa nhi, hôn kỳ định sẽ là ba năm sau.

 

Ta nhìn bốn chữ trên thánh chỉ: “Vĩnh kết Tần Tấn” – còn điều gì là ràng buộc tốt hơn một cuộc hôn nhân chính trị?

 

Hôn sự của thế tử đã định, việc hôn phối của các con khác trong phủ cũng cần được tính toán.

 

Con thứ Hồng nhi, do Từ Chiêu An đích thân định hôn, kết minh với phủ Đề đốc họ Thôi ở Giang Châu.

 

“Phu nhân thấy thế nào?” – Từ Chiêu An hỏi ta.

 

Ta đáp: “Rất tốt.”

 

Họ Thôi nắm giữ việc điều phối quân lương Giang Châu, xa rời thị phi Trường An.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

 

Giống như năm xưa phụ thân chọn Từ gia cho ta, chính là để xem trọng cái thế cân bằng vừa đủ ấy.

 

24

 

Ngoài con gái ruột của ta là Thanh Thanh, còn có hai tiểu thư là con của Mai di nương và Vương di nương.

 

Cả ba đều được ta nuôi dạy bên gối từ nhỏ.

 

Mùa xuân năm ấy, nhà họ Hồ ở Trường An tới cầu hôn.

 

Khi thiếp canh vừa đưa tới tay ta, Thanh Thanh đã xông thẳng vào phòng.

 

Nó ưỡn cổ, trong mắt ngân ngấn lệ:

 

“Nữ nhi không muốn xuất giá!”

 

“Phu tử ở nữ học nói rằng, nữ nhi cũng nên có chí hướng của riêng mình, sao có thể như những nữ nhân tầm thường, gả vào nội viện rồi chôn cả đời ở đó!”

 

Ta vuốt nhẹ hoa văn dây leo quý giá thêu trên áo, khẽ bật cười.

 

Chợt nhớ lại hơn hai mươi năm trước, trưởng tỷ cũng từng quỳ trước mặt phụ thân, nghịch ý trưởng bối như thế.

 

“Con có biết, chí hướng mà không có quyền thế chở che, cũng chỉ như bài thơ rên rỉ của một thư sinh nghèo, chẳng đáng một đồng.”

 

Nó vẫn ưỡn cổ, còn định cãi thêm, ta giơ tay ngăn lại:

 

“Nếu con đã thích nữ học đến thế, thì cứ đến nơi thật sự gọi là nữ học mà học cho sáng tỏ đi.”

 

Tối hôm ấy, Thanh Thanh bị đưa lên kiệu nhỏ, đưa thẳng đến Nữ học nhà họ Ôn.

 

Chưa đầy một tháng, nó đã viết thư về cầu cứu, nói rằng mình đã sai.

 

Ta đem bức thư ném vào lửa, chỉ nói:

 

“Không vội, để nó chịu đựng thêm chút nữa.”

 

Ba tháng sau, Thanh Thanh quỳ trước mặt ta, áo váy đơn sơ đã bạc màu.

 

Một tiểu thư vốn được nâng như nâng trứng, sống ba tháng ở nữ học, ngày nào cũng phải giặt giũ áo quần, tự xách nước nóng, tối đến còn phải thêu túi hương để kiếm tiền sinh hoạt.

 

“Mẫu thân…” – giọng nó run rẩy – “Nữ nhi thực sự biết sai rồi…”

 

Ta ngồi ngay ngắn trên ghế, nhận lấy chén trà.

 

Trà trong veo như gương, phản chiếu gương mặt trắng bệch của hai đứa con thứ.

 

“Con tưởng học vài ngày ở nữ học là hiểu hết thế gian rồi sao?”

 

Ta nhấp một ngụm trà, chậm rãi nói:

 

“Con chưa từng thấy nữ học thật sự, nên không biết nó cũng có đẳng cấp phân chia.”

 

“Nữ học ở ngõ ba phố Đông, ba mươi nữ tử chen nhau trong một căn nhà dột nát.”

 

“Bài học đầu tiên là cách giặt quần áo, bởi không học, ngày mai sẽ không có đồ sạch mà mặc.”

 

“Nhà họ Từ cho con được tuỳ ý, là vì tổ tiên tích đủ phúc phần, có gia sản chống lưng.”

 

“Còn những nữ tử kia nếu không học được cách tự lập, ngày mai sẽ c.h.ế.t đói ngoài phố.”

 

“Cái lồng son mà con chán ghét ấy, là cung điện mộng mơ mà người ta cả đời cũng không bước vào được.”


Bạn đang đọc truyện trên Truyenhoan.com