Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 75: Nguyện Thống Nhất Cửu Châu 4







Để tìm cách vận chuyển vật tư ra tiền tuyến, Hà Vị mấy ngày liên tiếp bày tiệc thiết đãi khách quý, hậu duệ quý tộc đã sớm ở ẩn tại kinh thành.

Sau khi chếnh choáng, đầu cô đau như búa bổ, phải uống thuốc bổ khí Khấu Thanh chuẩn bị, sau đó lên giường xử lý công việc ở công ty vận tải đường thuỷ rồi mới mê man thiếp đi.
Cái nóng khiến cả người bứt rứt, cô mở mắt choàng tỉnh, phát hiện trời đã tối.
Khấu Thanh không đến đánh thức, miệng lưỡi Hà Vị khô khốc, hai tay mềm nhũn chống trên thành giường, cô bước chân trần xuống đất.

Do trước giường bát bộ có rào chắn nên phải đến khi cô ra ngoài hành lang mới trông thấy ánh đèn nhàn nhạt xuyên qua gian phòng khu phía tây.
Anh đã về.
Ý nghĩ này trào dâng không cách nào cản lại, như khí nóng ập vào trước mặt.
Tuổi tác càng lớn, mỗi lần Tạ Vụ Thanh xuất hiện ở Bình Tân đều không hề báo trước.

Chỉ có đêm nay, cô không hề nghi ngờ, rằng người cách một cánh cửa đằng kia chính là anh.
Cô mặc chiếc quần dài màu xanh nhạt, chất vải mỏng manh mùa hè.
Mặc kệ chân trần, cô tiến về trước vài bước, tim đập càng lúc càng nhanh, bỗng quay đầu đi đến trước tủ áo, như sợ anh nghe thấy, cô kéo cửa tủ vô cùng chậm rãi, lục lọi tìm tòi bộ váy chỉn chu hơn.
Không lâu sau, chiếc quần dài mỏng manh bị ném lên ghế thái sư, làn váy bằng lụa nhẹ nhàng buông xuống từ thắt lưng.

Cô ngắm nghía người trong gương, bỗng nhớ vừa nãy tỉnh giấc chỉ sợ trên mặt vẫn lem nhem.

Cô bước đến chậu rửa bằng gỗ đỏ, táp nước sạch rồi trở lại trước gương.

Cô lấy hộp son, dùng bông trắng thoa đều lên môi.
Hít một hơi lấy lại bình tĩnh, cô lê dép đến cạnh cửa, khẽ đẩy ra.
Dưới ánh đèn, Tạ Vụ Thanh một mình yên tĩnh ngồi đó.


Anh mặc âu phục cải trang của thương nhân, một tay gác lên thành ghế, hai mắt híp lại như đã đợi mấy canh giờ.
Đàn ông trở về từ chiến trường không chuẩn bị kỹ lưỡng.

Áo sơ mi nhàu nhĩ vừa nhìn đã biết vội vàng mặc vào.
Anh nghe thấy động tĩnh, mở to mắt.
Hà Vị đối diện mỉm cười với anh, mắt đỏ quạch.

Trong mắt anh toàn tơ máu, đầy vẻ mệt mỏi nhưng lại mỉm cười dịu dàng.
“Đã về còn không vào phòng ngủ?” Cô thầm trách.
Anh bảo: “Em ngủ không sâu, sợ gây tiếng động đánh thức em”.
“Thà bị anh đánh thức còn hơn”.

Hiếm có dịp gặp nhau, tất nhiên mỗi giờ mỗi khắc đều muốn ở cạnh anh.
Anh bật cười, ngồi thẳng lưng.
Hà Vị chú ý chân phải của anh cử động khó khăn, đoán biết anh không dễ chịu.

Cô vờ như chưa yeutruyen.net thấy gì, đi đến bên cạnh: “Hai đầu báo ở Bình Tân đều ca ngợi công lao của quân đồng minh”, cô ngồi trên ghế, nghiêng đầu tựa sát vào anh, “Văn thơ cổ động tinh thần chiến đấu của mọi người, Tư Niên đều đã nằm lòng”.
Dứt lời, lại nói tiếp: “Người dân mọi tầng lớp đều hết mực ủng hộ kháng chiến.

Không biết lúc anh ở Sát Cáp Nhĩ có từng nghe qua đoạn thơ của Hà tiên sinh chưa, bà ấy chính là goá phụ nhà Liêu tiêu sinh, lời thơ mắng chửi sảng khoái vô cùng”.
Sau khi hợp tác Quốc Cộng bị phá vỡ, Liêu tiên sinh bị ám sát, người goá phụ được gọi là Hà tiên sinh đã từ bỏ mọi chức vụ, quanh năm hết lòng nghĩ cách cứu thoát tù nhân chính trị, kêu gọi đứng lên kháng chiến chống Nhật, tiên phong trong việc quyên góp tiền và vật tư y tế cho chiến trường.

Không những thế, bà còn tập hợp nhóm phụ nữ góp sức cho công cuộc cứu quốc, chi viện tiền tuyến, ra sức mắng chửi những người ngày xưa mang lòng phản bội.

Uổng cho chí nam nhi, nhục khi làm nô lệ, không quyết chiến sơn hà, muôn đời ôm nỗi thẹn.
Nhóm phụ nữ chúng ta, thề chết hướng sa trường, cùng khăn soa che mặt, đổi lấy màu quân trang.
Tạ Vụ Thanh khẽ gật đầu: “Nghe rất hay”.
“Báo chí ở Thiên Tân cũng khen mọi người hết lời, nói là từ 1918 đến nay chỉ toàn tin cắt đất cho giặc, vậy mà chỉ một trận chiến của các anh ở Sát Cáp Nhĩ đã có yeutruyen.net thể lấy lại uy phong cho nước nhà”.
Tạ Vụ Thanh chỉ mỉm cười quan sát cô.
Nhiều năm ở chung, từ lâu anh đã hiểu rõ tấm lòng.

Nhìn vẻ mặt gấp gáp của Hà Vị như muốn nói với anh, còn có hàng vạn người đứng phía sau, bằng lòng duy trì cuộc kháng chiến chống Nhật.
“Lần này trở về là vì súng ống hay thuốc thang thế anh? Lương thực thì sao?” Hà Vị như có rất nhiều lời muốn nói, “Bọn em vẫn đang nghĩ cách vận chuyển đến cho mọi người”.
“Đêm nay không bàn chiến sự”.

Tạ Vụ Thanh thì thầm.
Anh cầm tay cô, trong lòng mang theo tâm sự, chậm rãi vuốt ve lòng bàn tay như cảm thụ độ ấm của cơ thể người mình yêu.
Hà Vị chưa từng nhìn thấy dáng vẻ này của anh.
Cô nhớ lại quyển thư nhà anh cho mình, chỉ bằng đôi ba câu đã thấu rõ nỗi thất vọng, bi ai, phiền não của một vị tướng không nhìn thấy tương lai nước nhà.

Nỗi mất mát của Tạ Vụ Thanh luôn bị đè nén dưới mối sầu lo vì Hoa Hạ bị chia năm xẻ bảy.
“Vậy… kể chuyện Quý Châu”.

Là quê nhà của Tạ Vụ Thanh.
“Quý Châu”.

Tạ Vụ Thanh lặp lại.
Anh xa quê đã lâu, lúc này bất chợt nhắc đến khiến trước mắt như bừng sáng ánh đèn lấp lánh không khác gì sao đêm ở Miêu Trại cách nơi đóng quân không xa.
“Muốn nghe kể gì?” Anh hỏi.
“Gì cũng được, anh là rể đất kinh thành, còn em là dâu của Quý Châu”, cô dịu dàng, “Không được danh chính ngôn thuận gả vào Tạ gia là nỗi tiếc nuối lâu nay của em”.

“Quý Châu sao…” Tạ Vụ Thanh nhúc nhích chân bị thương như khơi thông máu huyết, “Đó là địa phương thứ sáu tuyên bố độc lập, tách khỏi sự kiềm chế của nhà Thanh.

Nơi ấy có rất nhiều tre trúc, cây trẩu [1], thuốc lá sấy, hạt cải dầu, sau này vì bị quân phiệt chiếm dụng nên trở thành nơi kinh doanh thuốc phiện”.
[1] Cây trẩu hay còn được gọi là cây du đồng.

Dầu được chiết ra từ hạt của loài cây này sẽ được tận dụng để thắp đèn trong văn hoá TQ xưa.

Ngoài ra, dầu của cây trẩu còn được dùng như một loại sơn để xảm thuyền, đánh bóng đồ gỗ gia dụng.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Mỗi tháng quân lính được phát 6-7 đồng tiền, trong khi họ cần nhiều hơn thế.

Quân đội địa phương đông đảo, mỗi năm chi tiêu lên đến hàng trăm vạn, kinh phí đó đến từ đâu? Đặc sản địa phương không cung cấp hết, tất cả đều nhờ vào tiền thu được từ việc trồng và bán thuốc phiện.
Đáy mắt Tạ Vụ Thanh ánh lên tia sáng, hắt từ ngọn đèn trên bàn.
“Mỗi lần trong nhà đãi khách hay các ngày lễ tết thì mọi người thường ăn gì?”, cô cắt ngang hồi ức của anh, “Hoặc là sẽ nấu món nào trong… tiệc cưới?”
Tạ Vụ Thanh không khỏi bật cười nhìn cô.
“Nếu anh cưới em ở Tạ phủ Quý Châu thì sẽ thế nào nhỉ?”
“Cha anh quen sống tiết kiệm nên trong nhà không thuê đầu bếp phục vụ như những gia đình quyền quý khác”, Tạ Vụ Thanh chầm chậm kể, “Nhưng nếu là cưới cô hai Hà thì tất nhiên sẽ mượn đầu bếp từ nhà bạn bè chú bác, phân công chuẩn bị chu toàn”.
Anh thấy Hà Vị chăm chú lắng nghe, bèn buông tay cô, tựa khuỷu tay thành ghế, nét mặt nhẹ nhõm: “Chỗ chúng ta thuộc vùng đồi núi nên rất hiếm hải sản ven biển.

Từ trước đến nay mỗi lần thiết đãi khách quý đều dùng thuỷ sản địa phương thay thế.

Những thứ như bào ngư, vi cá, hải sâm gì đó đều rất quý giá, người vùng núi cả đời khó có dịp nếm thử.

Nếu là tiệc cưới của chúng ta thì cũng có thể mời những quân lính có công trạng trong doanh đến tham dự”.
Hà Vị bất giác mỉm cười, giống như đang tự tay chuẩn bị mọi thứ trong Tạ phủ đã bị thiêu rụi.
“Có rất nhiều người trong số họ, cả đời cũng chưa từng rời khỏi quê nhà”, Tạ Vụ Thanh kể tiếp, “Nhưng vẫn bằng lòng tin tưởng cha anh, theo đuổi tư tưởng phản quân phiệt, ủng hộ cấm thuốc phiện”.
Hai cái ghế cách nhau một bàn nhỏ, ngọn đèn lung linh chiếu rọi.
Khuôn mặt anh chìm trong ánh sáng, nhìn cô: “Từ khi lãnh quân năm 18 tuổi đến nay, chưa một ngày từ bỏ, chỉ sợ phụ lòng bọn họ”.
Anh cả Tạ Vụ Thanh từng nói, không thể vì chú có tầm nhìn rộng mở mà so đo với những kẻ tòng quân chỉ vì mấy đồng bạc lẻ, họ cũng muốn kiếm cái ăn nên mới chọn đi theo quân phiệt.

Trong rất nhiều người đó, hầu như không ai từng có cơ hội chiêm ngưỡng toàn bộ bản đồ lãnh thổ rộng lớn.

Họ xem mảnh đất họ lớn lên chính là quê cha đất tổ, đối với họ mà nói, đây cũng chính là nơi cả đời này họ gắn bó.
Lúc đó anh hai của Tạ Vụ Thanh tiếp lời, trên con đường cứu nước cứu dân, người có tầm nhìn xa phải giữ thân trong sạch, làm gương cho binh lính, thề dùng máu trải đường.
Hai người đối diện rất lâu.
Hà Vị nắm chặt tay anh, sờ thấy miệng vết thương nho nhỏ, còn có dấu vết từng bị thương lúc trước.

Cô lật lòng bàn tay, phát hiện thêm một vết thương mới.

Nghe nói trong trận chiến ở thành Đa Luân, quân ta dùng thân xác đối đầu với họng súng hạng nặng và máy bay ném bom, cuối cùng, không ít tướng sĩ rút đao xung phong, vừa thảm thiết vừa anh dũng.

Cô chớp mắt nhìn thấy cảnh tượng đó, trong lòng không đành.
Hà Vị ra ngoài, tìm được một cây kéo nhỏ trong phòng ngủ.

Cây kéo làm bằng đồng, được sơn vàng với kỹ thuật điêu khắc phức tạp, đặc biệt tay cầm có hình chú bướm đang giương cánh.

Tạ Vụ Thanh thoáng chần chừ, bỗng nhớ ra năm đó trong khách sạn tô giới Pháp ở Thiên Tân, anh từng thấy qua cây kéo giống hệt thế này.
Hà Vị giữ ngón tay anh, kê lớp khăn bên dưới, tập trung cắt móng tay.
Cánh bướm lấp ló trong tay cô, lung linh dưới ánh sáng nhàn nhạt.
“Cây kéo này”, Tạ Vụ Thanh chìm trong sự dịu dàng, khẽ nói, “Rất quen mắt”.

Hà Vị sửng sốt, ngước mắt nhìn thấy tia trêu ghẹo trong mắt anh.

Cô hơi nhấp môi nhưng không hé lời.

Mặc dù đã có con với anh nhưng mỗi khi gặp lại người này, nhìn vào ánh mắt đó, tim cô không khỏi đập nhanh hơn.
Tạ Vụ Thanh bắt gặp dáng vẻ thẹn thùng của Hà Vị cũng cười rộ.
“Lúc ở khách sạn từng dùng một lần, sau lại thấy trên phố nên mới mua về”.

Cô đáp.
Tạ Vụ Thanh chỉ cười không nói, bất chợt cúi đầu dán sát mặt cô.
“Chờ em cắt xong đã”, mặt cô nóng hầm hập, “Sẽ nói anh nghe”.
Hà Vị giả vờ câm điếc, từ từ cắt gọn móng tay anh.

Lúc này, anh vẫn tràn đầy hứng thú chờ cô mở lời.
“Ngày đó sau khi bị thương, lúc anh tỉnh lại”, cô nhỏ giọng, “Cứ nhìn em chằm chằm, em cảm nhận được”.
Khi ấy, cô thoáng cúi đầu, ngồi sát mép giường, trong tay là cây kéo nhỏ, cảm nhận được có gì đó khiến mình mất tự nhiên.

Từ nhỏ cô đã theo chú hai đi khắp nơi học xã giao, lúc nào cũng nhạy cảm với cái nhìn của người khác.

Trong bầu không khí kì lạ ấy, nếu cô ngẩng đầu sẽ khiến đôi bên ngại ngùng, mà cúi đầu mãi cũng không xong.

Trong lúc bất an, tim đập như trống bổi, cô chỉ biết chăm chú hướng mắt về phía rèm cửa đong đưa sáng, giả vờ tập trung cắt móng tay út.
Lúc đó, thiếu tướng quân Tạ gia đối với cô mà nói chỉ là một ân nhân cứu mạng không quen không biết.
Ma xui quỷ khiến thế nào để cô gặp lại cây kéo nhỏ này trong một cửa hàng kim loại, kiểu dáng rất giống nhau, thế nên cô mua về cất giữ mấy năm nay.
Ngọn lửa từ đèn dầu nhảy múa, trong ánh vàng đỏ sáng soi.
Hai người ngồi trong đêm khuya, giống như bị hồi ức cuốn về những ngày tháng chống quân phiệt.
Thời gian trôi qua tai, ngọn gió đêm ào ào thổi tới, kéo theo cái lạnh giá của trời đông tháng Chạp.
Một người đàn ông ở phương Nam biến mất lâu ngày, may mắn thoát được kiếp nạn sau cuộc hỗn chiến ở thành Quảng Châu.

Lúc ấy bụng anh bị thương nặng, tịnh dưỡng suốt mới có thể xuống giường, liền triệu tập cấp dưới mở cuộc họp.

Thư phòng anh bỗng nhận được một bức điện tín khẩn cấp.

Khi ấy anh khoác áo choàng của hộ quốc quân, tay trái là báo cáo về tình hình quân lương, quân phục trong doanh, tay phải cầm lá thư ngắn ngủn mấy chữ: Cô tư Tạ và con trai bị bắt vào kinh.
Tạ Khanh Hoài nắm chặt điện tín, từ sau phản Viên anh đã quyết định sẽ trụ lại phương Nam để duy trì lệnh cấm thuốc phiện, chưa từng nghĩ đến trước ngày Bắc phạt lại không thể không ra bắc một chuyến.
Anh gấp tờ giấy kẹp vào giữa quân báo, hỏi phó quan bên cạnh: “Từng đến Bắc Kinh chưa?”
Thiếu niên Lâm Kiêu ngơ ngác.

Điện tín là tư liệu cơ mật, không ai được phép xem, bao gồm cả phó quan tâm phúc bên người.
“Trong Tứ Cửu Thành tôi có một căn nhà, từng là nhà cũ của chú thím, nằm trong…” Anh suy ngẫm một hồi, không thấy rõ biểu cảm buồn vui trên mặt, giọng nói bình tĩnh cất giấu sự ẩn nhẫn, cẩn trọng khi chuẩn bị đối mặt với sinh tử, “Một con ngõ gọi là Bách Hoa Thâm Xử”..