Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 81: Hoa Hạ Thiên Thu Muôn Đời 4







Nửa đêm Hà Vị trở về phòng, trên giường đồng trống không.
Cửa ban công chưa đóng kín, giống như đang chờ cô.

Hơi lạnh đêm đông chui qua khe cửa, cô nhìn bên ngoài thấy Tạ Vụ Thanh đang ngồi xổm cạnh bếp lò, trong ánh lửa nhảy nhót lộ ra cái nồi nhôm.

Tạ Vụ Thanh kẹp thuốc lá, thảnh thơi rít một ngụm, nhả khói trắng xoá như sương mù, tay phải cầm đũa tre khuấy đảo lớp siro trong nồi.
“Cái gì vậy?”
“Kẹo mạch nha”, Tạ Vụ Thanh đáp, đưa một cây kẹo mạch nha đã thành hình cho cô, “Lúc nhỏ chú thường làm”.
Không cần nói cô cũng biết anh cố tình làm kẹo cho hai đứa nhỏ.
“Cho anh ăn à?”
Anh cười, đúng là làm cho mình, có điều lúc nhỏ anh trưởng thành sớm, ghét ăn thứ này.

Nhưng chị tư lại rất thích, lần nào cũng đòi kẹo của anh xong cầm ăn cả ngày không yeutruyen.net hết.
Anh rất nhanh đã làm xong cây khác, đợi nguội rồi đưa cho cô.

Hà Vị lấy một cái đĩa sứ trắng, xếp những cây kẹo ngay ngắn lên đó.
Bếp lò toả hơi ấm, Tạ Vụ Thanh đứng trên sân thượng hút thuốc.

Ánh đỏ lấp lánh đầu ngón tay, chói loà trong đêm đen khiến cô nhớ đến cảnh tượng trên ban công khách sạn Lợi Thuận Đức, còn có những đám mây mỏng vây lấy trăng cao trên bầu trời Thiên Tân.
Hà Vị cầm áo khoác vắt trên ghế, ra ngoài sân thượng đắp lên người anh.
“Lúc Bắc phạt, anh từng dẫn binh đánh đến đây”, Tạ Vụ Thanh nói, “Có điều chưa vào thành, chỉ đóng quân ở ngoại ô”.
Tay anh kẹp điếu thuốc, chỉ về phương xa: “Bên kia có một cây cầu, tên cầu Đắc Thắng, hơn 600 năm tuổi, mang ý chúc chiến thắng.

Giống Đức Thắng Môn ở Bắc Bình đúng không?”
Hà Vị kinh ngạc, sau đó bật cười: “Trước lúc xuống phía nam, em không biết ở Nam Kinh có một Chính Dương Môn, cũng chưa từng nghe cầu Đắc Thắng, thì ra các tỉnh luôn có mối liên hệ với nhau”, cô thấy anh không buồn ngủ, muốn hỏi tình hình di chuyển, “Trên tàu xuôi nam em có thấy các tăng nhân trong Hội Cứu Quốc, do sư thầy ở Ngũ Đài Sơn tổ chức, mục đích bồi dưỡng các tu sĩ trẻ tham gia kháng chiến chống Nhật”.
Tạ Vụ Thanh im lặng, bỗng cười: “Một lòng xuất thế là vì chúng sinh, mà nay nhập thế vào đời, cũng vì chúng sinh”.

Toàn dân kháng chiến, anh đã chờ rất lâu, từ sự kiện 918 đến nay.
“Có một chuyện bấy lâu anh luôn ao ước”, anh khẩy tàn thuốc, nhìn cô, “Không biết cô hai có nể mặt cùng Tạ mỗ làm một chuyện”.
“Tạ thiếu tướng quân đã mời, sao em không nể mặt chứ?” Cô cười đáp.
Tạ Vụ Thanh vuốt đầu cô, động tác dịu dàng ôn nhu.
Hà Vị luôn hiểu Tạ Vụ Thanh, nhưng lúc này cô không đoán được anh muốn làm gì.
Sáng hôm sau, Hà Vị mặc bộ sườn xám màu xanh đậm.
Tạ Vụ Thanh nghiền ngẫm: Mưa qua mây trắng trời trong xanh, tương lai như ánh màu thiên thanh [1].
[1] Theo điển cố được ghi lại, một ngày sau khi Tống Huy Tông nằm mơ, ông đã ngâm câu “Mưa qua mây trắng trời trong xanh, tương lai như ánh màu thiên thanh” để lệnh thợ thủ công nung đồ sứ có màu xanh lam của bầu trời sau mưa.

Sau này, nhiều người tìm ra câu thơ trên xuất hiện trong quyển “Ngũ tạp trở” của Tạ Triệu Chiết (thời Minh).
Câu này cô từng nghe thầy giáo dạy học giảng qua, mang ý chỉ sau bóng tối chính là ánh sáng hừng đông.
Kế Thanh ngồi ngay ngắn trong thư phòng, trên tay là ly sữa ca cao do Tư Niên chuẩn bị.
Bé chờ cha mẹ rất lâu, vừa thấy người đến liền nhoẻn cười, trả ly thuỷ tinh cho chị gái rồi chạy lon ton đến trước mặt Hà Vị.

Cánh tay nhỏ ôm lấy chân cô, liên tục gọi mẹ.

Tư Niên lo lắng cha mẹ hiếm có dịp ở cùng nhau, chỉ sợ em trai làm phiền thời gian riêng tư của họ.
“Kế Thanh”, Tư Niên bày ra điệu bộ chị lớn, “Đến đây nào”.
Kế Thanh chần chờ mấy giây, chạy bước nhỏ quay về, bò lên sô pha, ngồi cạnh Tư Niên.
Tư Niên vừa cho em trai uống sữa, vừa dùng mắt ra hiệu với Hà Vị.

Tay nhỏ sau lưng huơ huơ, ý bảo cha mẹ nhanh chóng đi đi.

Hà Vị bị chọc cười, dặn dò mấy câu liền bị vị tướng quân nọ dắt tay, vừa kéo vừa đẩy cô ra khỏi thư phòng.
Hà Vị giống tiểu thư khuê các lần đầu ra ngoài hẹn hò với người yêu, bị Quân Khương và Liên Phòng nhìn có chút e thẹn.
“Trong phòng có kẹo mạch nha”, cô luống cuống nói, “Lấy đưa cho 2 đứa nhỏ.

Nói là cha làm cho chúng”.
Đợi 2 vợ chồng ra ngoài.
Khấu Thanh bưng trái cây đi ra, bỗng hỏi, không biết vị công tử Bạch gia lúc trước từng đính hôn với tiểu thư đang ở đâu nhỉ.

Quân Khương cười, chỉ sợ cô ấy muốn hỏi là tung tích của người khác.
Khấu Thanh sửng sốt, Liên Phòng mù mờ: Ai vậy?
Khấu Thanh có chút hoảng, mãi một lúc mới lắp bắp: Là cái người… không yên tâm kia.
Dứt lời, cô mang trái cây vào thư phòng, lẩm bẩm: Đã nói sẽ tới Vũ Hán nhưng lại không đến kịp.

Lần sau gặp lại không biết là ngày nào tháng nào.
Liên Phòng nhìn Quân Khương.

Quân Khương lúc này bật cười, thì thầm vào tai cô, là vị doanh trưởng họ Lâm.
Liên Phòng bừng tỉnh, người đó… lúc mới gặp mặt, từng bị nhóm con gái bọn họ trêu chọc, nhưng cũng chỉ ngồi một chỗ, hai tay đặt trên đầu gối.

“Cũng không rõ lắm”, Quân Khương kể, “Trong điện báo cô gia gửi về, người kia cũng nói mấy câu, thường kể họ đánh đến đâu.

So với cô gia còn không biết lãng mạn là gì, ít ra cô gia nhà ta còn biết nói chuyện trăng sao, bàn chuyện phong tình, còn người đó, chỉ kể giết được mấy tên lính Nhật ở chỗ nào”.
“Mấy chuyện này nên nói rõ ràng”.

Liên Phòng quan tâm khuyên.
“Từng nói rồi, lúc đó có vị lãnh đạo muốn làm mai cho hắn nhưng hắn bảo, trong nhà có người đang chờ hắn đánh giặc xong quay về”, Quân Khương kể, “Lúc nói chuyện điện thoại, hắn mượn điện thoại của cô gia, nói một câu liền bỏ chạy lấy người”.
Quân Khương hết sức yeutruyen.net vui vẻ.
Khấu Thanh từ trong phòng thò đầu ra: “Hay lắm, các người nói xấu sau lưng người khác, thật bản lĩnh”.
Quân Khương học theo tật nói lắp của Khấu Thanh năm xưa, cười phụ hoạ: “Bên… ngoài… bên ngoài tuyết rơi… rơi rồi… Nhìn xem”.
Khấu Thanh mặc kệ bọn họ trêu chọc, không quay đầu xem nữa.


Lát sau trong thư phòng truyền đến tiếng hô to của Kế Thanh, cậu bé nhảy nhót quanh chị gái, hỏi ngoài cửa có phải tuyết rơi không? Tư Niên bế em từ sô pha đi đến bệ cửa sổ, để bé ngồi đó cùng ngắm tuyết.
Liên Phòng lo lắng chạy đi lấy chăn lông choàng lên người hai đứa trẻ.

Khấu Thanh nhìn tuyết rơi thất thần: Tuyết ở Vũ Hán, không biết sẽ rơi bao lâu?
Ba chị em đồng thời nhớ đến tuyết ở quê nhà.

Tuyết rơi rất lâu, cả thành khắp nơi đều trắng xoá, trên chạc cây là tầng tầng lớp lớp tuyết dày, chỉ cần đung đưa một chút tuyết sẽ rớt đầy người.

Sau khi tuyết rơi đọng thành tảng băng, để phá băng họ phải vác mấy thùng nước nóng, tạt vào trong sân…
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
“Tự nhiên”, Quân Khương đột nhiên lên tiếng, “Cảm thấy thật nhớ nhà”.

Lúc Vũ Hán đón trận tuyết đầu tiên, hai người bước vào một rạp chiếu phim.
Chờ Tạ Vụ Thanh yên vị ở hàng ghế sau cùng, trong không gian bao trùm bóng tối, chỉ còn ánh sáng phát ra từ màn chiếu.

Hà Vị bừng tỉnh trong hoảng hốt, anh chưa từng đi xem phim bao giờ.
Lần này, thay vì anh muốn xem, chi bằng nói anh muốn cùng cô có một ngày hẹn hò như bao đôi tình nhân khác.
Nhiều lần ra Bắc, anh lúc nào cũng muốn cả 2 có dịp đi ăn cơm cùng nhau, pha nước thưởng trà, xem kinh kịch, xem phim, lúc rảnh rỗi thì đi dạo xưởng Lưu Ly chọn sách cổ, bia khắc, sau đó xem kịch văn minh, ngày nào đó rảnh rỗi thì đi dạo Tam Sơn Ngũ Viên [2]; lúc bận rộn thì ngồi trong quán trà bên Tích Thuỷ Đàm [3], ai làm việc nấy, xử lý công việc.
[2] Tam Sơn Ngũ Viên là tên gọi quần thể vườn hoàng gia phía Tây Bắc Bắc Kinh bao gồm “tam sơn” là Hương Sơn, núi Ngọc Tuyền, núi Vạn Thọ và “ngũ viên” là Sướng Xuân Viên, Viên Minh Viên, Tĩnh Minh Viên, Tĩnh Nghi Viên, Di Hoà Viên.

Nơi này được xây dựng vào năm Khang Hy nhà Thanh, đến thời Càn Long phát triển rực rỡ nhưng đã bị tiêu huỷ một phần trong cuộc Chiến tranh Thuốc phiện lần thứ 2 vào năm 1860.
[3] Tích Thuỷ Đàm là địa danh nổi tiếng ở Bắc Kinh, đây được xem là hồ tắm voi của hoàng gia.

Tương truyền vào thời nhà Nguyên, voi từ Miến Điện và Xiêm được xem như phương tiện vận tải và thuộc đội lễ nghi cung đình, vào ngày hè những chú voi thuần hoá sẽ đến Tích Thuỷ Đàm tắm rửa.

Mỗi lần muốn làm đều có việc kéo chân, anh luôn nghĩ một ngày chiến tranh kết thúc, anh sẽ có cơ hội thực hiện.
Mà nay Tạ Vụ Thanh đến tuổi trung niên, cô hai cũng không còn là thiếu nữ 17 tuổi.

Không thể tiếp tục kéo dài nữa.
Tạ Vụ Thanh đeo mắt kính, lưng tựa vào ghế đệm, chờ màn hình bắt đầu.

Ánh đèn tối sầm, anh nghiêm túc thưởng thức phim, có một khí chất thuộc về thầy giáo xuất thân trong trường quân đội, ít nói ít cười…
“Phim trong nước à?” Anh đột nhiên hỏi.
Hà Vị đáp “vâng”: “Là một minh tinh nổi tiếng bến Thượng Hải đóng.

Tên Chu Toàn”.
Tạ Vụ Thanh gật đầu.

Anh cũng không rõ tên tuổi này.
Trăng hoa phong nguyệt vốn không liên quan đến anh.
Cô bỗng bật cười.
Tạ Vụ Thanh quay đầu nhìn khuôn mặt cô ẩn hiện trong ánh sáng mỏng manh.
“Bạn cũ Tôn Duy Tiên của anh, mỗi lần muốn xem bộ phim mới nhất đều phải bao cả rạp”, Hà Vị thì thầm, “Không cần mở lời đã có biệt thự Tây Dương ở tô giới, giai nhân cùng mở hội riêng tư”.
Tạ Vụ Thanh cười: “Ngày xưa Tạ mỗ vào kinh cũng từng hưởng thụ qua.

Thấy bình thường”.
Nụ cười của anh mang theo ý khinh miệt, giống hệt năm đó: “So với non sông vạn dặm, những thứ tục tằng thế gian đều không là gì”.
Hà Vị bị chọc cười, dù sao Tạ Vụ Thanh cũng là thầy giáo dạy học ngày trước, thuận miệng nói mấy câu vẫn mang theo bộ dáng giảng đạo.

Nhân đó cô bỗng nhớ đến bức thư nhà đầu tiên anh gửi, không nén được cười thành tiếng.
“Có điều”, Tạ Vụ Thanh thấy cô vui vẻ, anh chìm vào suy tư, “Hồng trần bạch cốt, cũng có chỗ kỳ diệu”.
Giống lời anh từng nói trong quá khứ: Nam nữ hồng trần và xương trắng chồng chất chỉ hơn kém nhau ở một lớp da, tham luyến thứ này quả thật không thú vị.
Hà Vị cười, khẽ lườm anh.
Tạ Vụ Thanh cũng cười, thủ thỉ bên tai: “Tạ mỗ đường đột”.

Bộ phim lấy bối cảnh sinh hoạt ở Thượng Hải trong thập kỷ qua.

Tạ Vụ Thanh chưa đừng đặt chân đến Thượng Hải nên không nắm rõ.
Bắc phạt năm đó, lúc dẫn quân vào Thượng Hải và Nam Kinh là thời cơ tốt nhất.

Anh từ Vũ Hán đến Nam Kinh, vốn muốn đưa Hà Vị đến Thượng Hải đoàn tụ cùng chị hai.

Nhưng không may bị bắt, đầu tiên là gần Vũ Hoa Đài ở Nam Kinh, sau đó bị áp giải đến nhà tù quân đội rồi bỏ lỡ.

Lúc Hà Vị xuống phía nam tìm anh, cô từng sinh Kế Thanh ở Thượng Hải, khi ấy anh chỉ có thể thông qua điện thoại tìm hiểu một chút thành thị nơi con trai chào đời.
Tình yêu của ca nữ cùng nhạc công được hình thành từ trong đầu phố cuối ngõ.
Tạ Vụ Thanh xem phim rất nghiêm túc.

Bỗng anh cất tiếng: “Đây là sông gì?”
Hà Vị ngẩn ngơ, màn hình đã chuyển cảnh: “Chắc là sông Tô Châu”.

Cô đoán thế.
Anh khẽ gật đầu.

Là sông Tô Châu.
Tạ Vụ Thanh là người lãng mạn.
Anh luôn khắc sâu mỗi một địa danh trên mảnh đất quê nhà, dùng con sông ngọn núi phân biệt, nào là Li Giang, Tương Giang, Trường Giang, còn có sông Tùng Hoa, sông Hà, sông Tần Hoài cùng sông Tô Châu, hay vô số các nơi khác không rõ tên gọi, cũng không biết sông gì.

Anh thích hỏi, thích nhớ những vùng đất mà mình từng đi qua, từng chiến đấu, từng vì nó mà không tiếc đầu rơi máu chảy.
Mỗi lần anh đóng quân ở đâu, chỉ cần có sông suối chảy ngang, anh đều lặng người ở bờ sông chốc lát.

Có lẽ là thói quen từ lần đầu tiên đánh giặc đến nay, chỉ cần thấy nước thì càng yên tâm.
Hà Vị chưa từng thấy dáng vẻ Tạ Vụ Thanh nghiêm túc xem phim, trong lòng chua xót.

Một phần là vì anh, nhưng cũng không hoàn toàn vì anh.
Những người tòng quân thuở trước, không ít người ra nước ngoài du học, lý lịch phong phú, học thức uyên thâm, hiểu biết rộng mở, muốn yên vị làm quan lớn hưởng thụ đãi ngộ cao, phong tước tặng nhà dễ như trở bàn tay.

Trước mắt họ ngợp ánh vàng son nhưng không hề động lòng, lại lựa chọn buông bỏ tất cả, lần nữa khởi nghĩa, lần nữa kháng chiến chống Nhật, rồi lại trải qua vạn dặm trường chinh…
Những người này, chưa chắc đã được lưu danh sử sách, nhưng nguyện lòng không thẹn với trăng trời.
Tạ Vụ Thanh như bị mạch phim hấp dẫn, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào đó.

Hà Vị ngắm nhìn sườn mặt anh, sau đó đảo mắt về màn ảnh.
Trong phim, có người hát bài ca nổi tiếng khắp nam bắc.
“Nhớ phương bắc là nhớ nhà, nước mắt a nước mắt rơi vạt áo.
Em gái nhớ chồng đến nay, cùng chồng chung hoạn nạn a tình cảm ân ái.

Ai nha ai ai nha, vợ chồng chung hoạn nạn tình cảm càng ân ái”.
Mỗi một câu đều hợp với tình cảnh trước mắt, nỗi nhớ phương bắc, nỗi nhớ nhà, còn có người bên cạnh..