"Sao anh có thể chê bai em, em tuy xuất thân không cao, nhưng anh thích con người em, chứ không phải xuất thân của em, em cho dù không thi đại học, anh vẫn thích em."
Trong lòng tôi cười lạnh.
Cho dù là bây giờ, tôi có tiền, lại có bản lĩnh kiếm tiền, trong lòng anh ta, tôi vĩnh viễn là "người nhà quê" có xuất thân thấp kém đó.
12
Tôi để mẹ ở lại quán giúp đỡ, còn mình thì về trường cấp hai ở huyện học.
Tôn Kiến Nghiệp chủ động đề nghị đưa tôi về.
Trên chuyến xe khách lắc lư, tôi vô tình nhắc đến chợ bán buôn quần áo mà mình đã thấy ở Dương Thành.
Tôn Kiến Nghiệp đảo mắt, bắt đầu cố ý hỏi han tôi.
Đi xe gì, đến chợ đầu mối nào, nên chọn hàng hóa ra sao.
Hắn ta đã nảy sinh ý định, muốn lén lút đi nhập hàng sau lưng tôi.
Tất nhiên là tôi "rộng lượng" nói cho hắn biết.
Còn tỏ vẻ vô cùng tiếc nuối mà nói rằng, váy đỏ nhập ít quá, đáng lẽ nên nhập nhiều hơn.
Về đến trường, tôi trình bày hoàn cảnh gia đình với các thầy cô, các thầy cô đều cho rằng việc tôi vừa đưa mẹ đi chữa bệnh vừa không từ bỏ việc học là đúng đắn.
Các thầy cô thay phiên nhau kèm cặp cho tôi, hy vọng tôi có thể đạt được kết quả tốt trong kỳ thi đại học.
Đối với kỳ thi đại học ba tháng sau, tôi có mười phần chắc chắn.
Kiếp trước tôi là một bà nội trợ toàn thời gian, việc học của con trai là nhiệm vụ hàng đầu của tôi.
Từ nhỏ tôi đã kèm cặp bài vở cho con, cho đến tận cấp hai, cấp ba.
Trước khi con trai thi đại học, tôi còn đặc biệt tải đề thi đại học năm đó trên mạng về cho con làm.
Tôi không dám nói đó là đề thi năm tôi thi, chỉ nói đó là đề thi đại học năm của bố nó.
Những câu hỏi và đáp án đó, nhắm mắt tôi cũng có thể đọc vanh vách.
13
Trước khi đi, tôi nhờ hai vợ chồng chủ quán ăn để mắt đến Tôn Kiến Nghiệp giúp tôi.
Xin chào. Tớ là Đồng Đồng. Đừng ăn cắp bản edit này đi đâu nhé!!!!
Nửa tháng sau, tôi nhận được điện báo của họ, nói rằng Tôn Kiến Nghiệp đã mấy ngày không đi học.
Cầm bức điện báo mà tôi không kìm được bật cười, xin phép thầy cô nghỉ một buổi, lên xe trở về tỉnh thành.
Tôi đến chỗ bán quần áo trước đây, không nằm ngoài dự đoán của tôi, Tôn Kiến Nghiệp đang bày sạp bán quần áo ở đó.
Hắn ta khổ sở ra mặt, trước mặt bày la liệt một đống quần áo màu đỏ.
Người qua đường chỉ tùy tiện liếc qua một cái, chẳng có ai đến hỏi giá.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Làm ăn buôn bán, đâu có dễ dàng như hắn ta nghĩ.
Từ sau khi quần áo màu đỏ tôi bán trở nên "hot", các tiệm may ven đường liên tục cho ra mắt các mẫu quần áo màu đỏ, cũng có những người bán hàng rong khác bán quần áo màu đỏ.
Quần áo màu đỏ tràn ngập khắp các con phố, đã không còn là thứ mới mẻ nữa.
Phụ nữ thời này còn khá bảo thủ, ai lại đi chọn size, xem kiểu dáng quần áo với một người đàn ông giữa đường giữa chợ chứ?
Cả một ngày, Tôn Kiến Nghiệp đổi mấy chỗ, chỉ bán được một chiếc.
Hắn ta kéo lê đống hàng lỉnh kỉnh, ủ rũ về nhà.
Đến giờ tan tầm, trong sân đông người, tôi sợ bị lộ nên không theo dõi nữa.
Đang định quay người rời đi, thì nghe thấy tiếng hàng xóm bàn tán.
Hai người phụ nữ đứng ở cổng khu tập thể, cắn hạt dưa.
"Thằng Tôn Kiến Nghiệp kia lại vác đống hàng về kìa, xem ra hôm nay buôn bán cũng chẳng ra gì!"
"Đang yên đang lành không học hành, lại đi làm ăn buôn bán, nó cũng chẳng biết tự lượng sức mình!"
"Nghe nói, tiền nó đi buôn bán là trộm tiền trợ cấp mà mẹ nó giấu kỹ, vốn dĩ là để dành cho nó đóng học phí đại học, làm mẹ nó tức đến mức bị tai biến! Giờ thì liệt hẳn, không dậy nổi nữa rồi!"
Trong lòng tôi thầm cười, đúng là quả báo!
Lúc trước Lưu Phượng Hà nói không có tiền, tôi như con lừa đầu tắt mặt tối kiếm tiền học phí, sinh hoạt phí cho Tôn Kiến Nghiệp.
Sau này vô tình biết được, bà ta đã sớm để dành đủ tiền cho hắn ta đi học, nói không có tiền, chỉ là cố tình hành hạ tôi mà thôi.
Ý định ban đầu của tôi là để Tôn Kiến Nghiệp lấy tiền học phí đi làm ăn, thua lỗ hết sạch, không có tiền đi học, không ngờ lại khiến Lưu Phượng Hà bị tai biến.
Hôm sau, tôi khoan khoái đến sạp hàng của Tôn Kiến Nghiệp.
Hắn ta nhìn thấy tôi, như vớ được cọc cứu sinh.
"Tiểu Nguyệt, anh làm theo lời em nói, nhập quần áo về, nhưng mà bán không được..."
Tôn Kiến Nghiệp phẫn nộ kể lể những chuyện gần đây của hắn, tôi vội vàng an ủi hắn.
"Anh Tôn, chúng ta có thể mang số quần áo này đến các huyện lân cận để bán. Cửa hàng quần áo ở huyện ít mẫu mã, lại chưa thịnh hành loại quần áo màu đỏ này, mang đến đó chắc chắn sẽ bán rất chạy, chỉ là..."
Tôn Kiến Nghiệp vội vàng hỏi.
"Chỉ là gì?"
Tôi có chút khó xử.
"Chỉ là hàng nhiều quá, bán xong cũng phải mất một tuần, vậy thì ai chăm sóc thím?"
Tôi thở dài.
"Thôi bỏ đi, làm ăn buôn bán có lúc lỗ lúc lãi, vì thím, anh vẫn nên ở lại tỉnh thành, ba năm năm năm, rồi cũng sẽ bán hết thôi."