Livestream Siêu Kinh Dị

Chương 119:



Dịch: Niệm Di

Không ngờ cô gái này là gọi bố mình là cầm thú. Đây là lời lẽ của Hoàng Lam mà tôi không bao giờ nghĩ đến.

Hoàng Bá Nguyên kể rằng, con gái lớn của ông ấy xuất ngoại vì phản đối ông ấy tái hôn.

“Quả nhiên con cáo già đó gạt mình.” Tôi bình tâm tĩnh khí, sắp xếp lại suy nghĩ. Tuy tôi nhận vụ ủy thác của Hoàng Bá Nguyên, nhưng do có liên quan đến Song Diện Phật. Tôi bắt buộc phải tìm ra sự thật năm đó.

“Có lẽ mình sẽ tìm ra manh mối của bức tranh thần bí kia từ cô gái này.” Ưu thế lớn nhất của tôi lúc này chính là, Hoàng Bá Nguyên không hề hay biết con gái ông ấy đến tìm tôi. Tôi có thể đào móc ra bí mật của ông ấy từ người phụ nữ Hoàng Lam này. Sau đó, tôi đến gặp Hoàng Bá Nguyên, hỏi bóng hỏi gió, đểm nghiệm chứng lại tính xác thật trong lời nói của Hoàng Lam.

Nghĩ vậy, tôi lấy giấy ra, chuẩn bị ghi chép: “Cô nói từ từ, đừng kích động, tôi sẽ xem xét có nhận mối ủy thác của cô hay không.”

Hoàng Lam hít sâu một hơi: “Xin lỗi, tôi vừa nhớ đến chuyện buồn.”

“Không sao.” Dĩ nhiên là tôi không hề để ý chuyện này: “Cô nói đổng sự Hoàng gạt cô 20 năm, vậy rốt cuộc là ông ấy đã làm gì? Cô chính là con gái ruột của ông ấy mà.”

“Mẹ tôi không tự sát, mà do Hoàng Bá Nguyên ép chết. Thậm chí, có thể nói Hoàng Bá Nguyên mưu sát bà ấy!” Hoàng Lam nghiến răng, nghiến lợi: “Trong giai đoạn mẹ tôi cần ông ấy nhất, ông ấy lại quyết định từ bỏ bà ta!”

“Khoan đã! Ngày mẹ của cô chết, đổng sư Hoàng đang ở tại phương Nam bàn chuyện làm ăn cơ mà. Dựa theo thời gian gây án, chắc chắn ông ấy có đủ chứng cứ ngoại phạm.”

“Chuyện đó là giả dối. Vì ép chết mẫu thân, Hoàng Bá Nguyên đã lên kế hoạch từ lâu.” Câu nói của Hoàng Lam khiến tôi khiếp sợ. Nếu thật là vậy, thì gã tên Hoàng Bá Nguyên kia là một con người vô cùng đáng sợ.

“Khi ấy, tôi vẫn còn nhỏ nhưng đã thấy lạ kỳ. Tôi vẫn nhớ mang máng, có nửa chén trà nóng trên bàn. Ngày thường, mẹ ghét uống trà lắm, nên chén trà đó chắc chắn là pha cho người khác uống. Lúc tôi đi chợ, chắc chắn có ai đó vào nhà.”

“Có khi nào là chủ nhà thuê hoặc hàng xóm ghé chơi không?” Chỉ dựa vào một ly trà mà nói thế, có vẻ mang tính quá mức áp đặt.

Có vẻ Hoàng Lam không hài lòng khi tôi ngắt lời cô ấy. Trong lòng cô ta đã kết luận Hoàng Bá Nguyên là hung thủ rồi: “Nếu một chén trà không chứng minh được lời tôi nói, vậy tôi còn chứng cứ khác.

Mẹ tôi vừa qua đời được vài ngày, Hoàng Bá Nguyên đã được nhận vào làm tại một nhà xưởng nọ, rồi bắt đầu nảy sinh tình yêu với con gái ông chủ nơi đó. Vừa qua một thời gian ngắn ngủi, cả hai đăng ký kết hôn ngay. Cậu nói xem, nói hai người đó không có gian tình trước đó, khi mẹ tôi còn sống, thì cậu tin không?”

Dường như Hoàng Lam mắc một chứng bệnh nào đó trong suy nghĩ logic. Trong khi đó, tôi vẫn cảm thấy bình thường: “Có lẽ đó là sự may mắn tột bậc của kẻ mang số mệnh Thiên Ất Quý Nhân nhỉ?”

“Cậu nói gì?”

“Cô Hoàng, cô còn chứng cứ nào khác không? Chuyện này đã xảy ra cách đây 20 năm rồi. Làm sao tôi lần mò ra đầu mối được, huống chi là điều tra?”

“Chứng cứ à? Cậu còn muốn chứng cứ gì nữa?”

“Ví dụ như là, nhân chứng, vật chứng. Tôi muốn có vật chứng mà tôi có thể sờ vào được, thứ mà tôi có thể tiếp xúc, hiểu biết, để móc nối những mắc xích chứng cứ lại với nhau. Chỉ có như thế, mới đưa ra kết luận làm người khác tin phục, mới có thể ném bỏ cục đá đang đè nặng trong lòng cô.”

Tôi mồi một điếu thuốc: “Mặc dù cô thóa mạ đổng sự Hoàng là cầm thú, nhưng chắc chắn cô vẫn ôm một mối hy vọng nhỏ nhoi trong lòng. Cô hy vọng ông ấy không phải là hung thủ. Đó cũng là lý do mà cô đến đây tìm tôi. Tôi nói đúng không, cô Hoàng?”

Hoàng Bá Nguyên là cha ruột của Hoàng Lam. Ngay cả trong trường hợp ông ấy phạm vào tội danh không thể tha thứ, thì ràng buộc máu mủ vẫn còn ở đó.

“Tôi đã quá thất vọng về người đàn ông đó. Hy vọng cậu đừng nói những lời mà chỉ bản thân cậu lại cho là đúng. Mặt khác, tôi rất ghét đàn ông nào hút thuốc.” Hoàng Lam lấy một chiếc khăn gấm từ ví da ra, che mũi miệng, chau mày lại.

“Xin lỗi cô!”

Chờ tôi dụi tắt tàn thuốc, Hoàng Lam tiếp tục kể:

“Trước khi tôi xuất ngoại, tôi đã tìm đến phương Nam, lần theo dấu vết người thương nhân dược mà Hoàng Bá Nguyên từng giao hảo làm ăn năm ấy. Tôi đi tổng cộng bốn lần, rốt cuộc trời xanh không phụ người có lòng, để tôi tìm được gã thương gia kia trong nhà tù.

Tên đó chỉ là một kẻ lừa đảo, theo lời gã đó kể, Hoàng Bá Nguyên đã nhận ra âm mưu của gã đó từ lâu. Nói cách khác, Hoàng Bá Nguyên chưa từng đi làm ăn ở phía Nam.”

Hoàng Bá Nguyên chưa từng đi về miền Nam, như vậy chứng cứ ngoại phạm vắng mặt tại hiện trường trong thời gian gây án của ông ấy vô hiệu. Bên cạnh đó, hung thủ canh đúng cơ hội, thừa ngay dịp Hoàng Lam ra khỏi nhà. Bên cạnh đó, chén trà nóng trên bàn cũng là một vật quan trọng, dù pha trà cho ai, thì chắc chắn kẻ đó cũng là người quen của mẹ Hoàng Lam.

“Có thể là Hoàng Bá Nguyên đang nấp đâu đó gần nhà cô, chờ cơ hội để ra tay.” Tôi buột miệng thốt ra: “Theo lời cô nói, đổng sự Hoàng phát hiện ra tên thương gia ấy là kẻ lừa đảo nên tia hy vọng cuối cùng của ông ấy tan biến. Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, ông ta chỉ có thể chọn một trong hai người, vợ hay con gái, vì thế nên...”

Nếu phỏng đoán như vậy, có vẻ hợp tình hợp lý hơn, nhưng đây chỉ là phỏng đoán.

“Cô còn manh mối nào nữa không?”

Hoàng Lam lấy một tấm hình từ túi xách ra: “Tôi khó mà miêu tả rõ, cậu tự xem đi.”

Tôi cầm bức ảnh, trên đó là một hàng chữ khá đẹp, có lẽ do con gái viết: “Ba ba lựa chọn mình, nên mình muốn sống sót. Mình phải sống thay cho mẹ mình.”

Tôi đọc đi đọc lại, mà chẳng hiểu gì cả: “Câu này có ý nghĩa gì?”

“Đây là bức ảnh tôi chụp lén trong nhật ký của em gái. Con bé chưa bao giờ cho ai xem quyển nhật ký này cả.” Hoàng Lam đưa điện thoại sang, trong đó có rất nhiều ảnh chụp cùng thể loại: “Hoàng Bá Nguyên chọn con bé, như vậy hiển nhiên rằng, ông ta từ bỏ mẹ tôi. Em của tôi là người chứng kiến duy nhất. Lời của con bé đủ sức tin tưởng.”

“Em gái của cô chỉ có mấy tháng tuổi khi ấy thôi! Làm sao nó biết được chuyện gì xảy ra chứ?” Tôi rất nghi ngờ Hoàng Lam, vì có lẽ cô ấy mắc chứng ám chỉ tâm lý quá mạnh. Bất cứ thứ gì trong mắt cô ấy đều có khả năng trở thành chứng cứ Hoàng Bá Nguyên giết vợ.

Tôi móc một điếu thuốc ra theo thói quen, nhưng không hề mồi lửa: “Cô Hoàng, sao cô không thông cảm đổng sự Hoàng một lần? Có lẽ, ông ta làm vậy là do bất đắc dĩ.”

“Thông cảm à? Vì cậu không biết cuộc sống khi đó của chúng tôi ra sao. Tình trạng cơ thể của mẹ tôi càng lúc càng yếu, rồi dần dà sau đó, tinh thần trở nên hoảng hốt thường xuyên, thậm chí hay ngồi lẩm bẩm trước một bức tranh trống không, kể ra mọi đau khổ trong lòng.”

Tôi nhạy bén bắt được một chi tiết đặc biệt trong câu nói vừa rồi của Hoàng Lam: “Cô vừa nói rằng, trước khi mẹ cô qua đời, bà ấy từng ngồi nói chuyện trước một bức tranh trống không?”

“Đúng vậy! Khi đó mẹ tôi đã đứng trên bờ vực sụp đổ. Hoàng Bá Nguyên đi làm bên ngoài, gần tối muộn mới về nhà. Mẹ lại phải chăm sóc tôi và em gái. Vì thế, bà ấy phải chịu tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần.”

Hiển nhiên, Hoàng Lam đã hiểu sai câu hỏi của tôi.

“Cô có thể miêu tả bức tranh trống không kia kĩ càng hơn một chút không?”

Trong hồi ức của Hoàng Bá Nguyên và Hoàng Lam, cả hai đều nhắc đến một bức tranh. Điều này khiến tôi rất tò mò.

Mặc dù Hoàng Lam không hiểu rõ vì sao tôi lại hỏi về bức tranh, nhưng vẫn ngẫm nghĩ cẩn thận: “Bức tranh đó do Hoàng Bá Nguyên mang về nhà. Đó là một bức tranh cuộc, nhưng khi lăn thẳng ra, lại chẳng có tranh vẽ gì bên trong.”

“Cô chắc chứ? Có bỏ sót chi tiết nào không?”

“Thật sự tôi không nhìn ra bất cứ điểm kỳ lạ nào. Chỉ có mẹ tôi treo nó trong phòng, thường ngồi thì thầm với nó mà thôi.”

Nghe Hoàng Lam nói xong, tôi suy nghĩ trong yên lặng: “Bức tranh này là do Song Diện Phật đưa cho Hoàng Bá Nguyên, rõ ràng là có mưu mô kín đáo. Trong khi đó, mẹ của Hoàng Lam thường xuyên ngồi nói chuyện với bức tranh, rõ ràng là bà ấy đã phát hiện ra chuyện gì đó.”

Tôi bỏ điếu thuốc xuống, quan sát Hoàng Lam: “Vào quãng thời gian ấy, nhà của cô có chuyện lạ gì xảy ra hay không? Đừng gấp, từ từ nhớ lại.”

Từ đó đến nay, đã qua lâu lắm rồi. Hoàng Lam suy nghĩ một hồi, rất lâu, cuối cùng nói: “Thật ra, có một chuyện lạ từng xảy ra. Vào lúc Hoàng Bá Nguyên đem bức tranh kia về nhà, có một người ăn mày đến nhà tôi xin cơm. Mẹ tôi có lòng dạ hiền từ, cho người đó một bát mì sợi vừa nấu xong. Kết quả là, người ăn mày kia ăn sạch sẽ, không thèm nói câu cám ơn nào, mà úp bát mì xuống bàn, chạy một mạch ra khỏi ngôi nhà trọ của bọn tôi, không thèm quay đầu lại.

Tới khi mẹ tôi giở cái bát lên, bèn phát hiện bên dưới có một tờ giấy vàng ố, trên tờ giấy là một bài vè.

Tôi bèn cảm giác có gì đó không đúng: “Cô còn nhớ bài vè đó không?”

Cô ấy bèn đọc lại bài vè kia, nội dung rất kỳ quái: “Thêm Mộc - sẽ thành cây, thêm Người - ra tượng gỗ, thêm Ma - ắt thành ma, thêm Vương - hóa mới lạ.”

“Người ăn mày kia bỗng dưng tìm đến nhà xin ăn, rồi để lại một bài vè à?” Tôi viết bốn câu đó ra giấy, cảm giác nó không phải là thơ ca, mà giống một câu đố chữ hơn.

Đọc đi đọc lại mấy lần, sắc mặt tôi tái hẳn: “Hoàng Lam, có khả năng kẻ hại chết mẹ cô không phải là Hoàng Bá Nguyên đâu.”

Tôi đưa bốn câu thơ ấy ra trước mặt Hoàng Lam: “Nếu đây là một câu đố chữ, vậy cô đoán xem, bốn câu thơ này đại diện cho chữ gì?”

“Đố chữ à? Vậy đáp án là chữ gì?”

“Chữ đó, thêm bộ Mộc (木) sẽ biến thành chữ Hòe (槐), chính là cây; thêm bộ Nhân (亻) sẽ ra chữ Khôi (傀), nghĩa là tượng gỗ; bỏ thêm bộ Ma (痲) vào sẽ thành Ma (魔); ráp bộ Vương (王) vào sẽ ra chữ Côi (瑰), nghĩa là mới lạ.” Tôi nhìn chằm chằm và mắt cô ấy, cả hai đồng thanh nói: “Chữ này là chữ Quỷ (鬼)!”