Giang Thâm liếc cậu ta một cái: “Chính mày cũng là học sinh tiểu học còn gì.”
Vương Phú Quý “xì” một tiếng: “Tao học lớp Sáu rồi, một chân đã bước qua cấp Hai, với lại tao còn có anh học lớp Chín nữa!”
Giang Thiển mở chiếc ô giấy dầu mini, cắm lên búi tóc tròn mợ vừa cột cho tôi.
Chị nói: “Nhìn này, trời mưa thì cắm lên, tóc em sẽ không bị ướt.”
Cả ba cười khúc khích, tôi cũng bật cười theo.
Giang Thâm thở phào, đưa tay nhéo má tôi một cái.
“Cuối cùng cũng hết khóc rồi.”
Ăn xong bánh, chúng tôi đứng dậy, phủi bụi trên quần áo.
Tôi rón rén đi theo sau Giang Thâm và Giang Thiển trở về nhà.
Chiếc ô giấy dầu nhỏ đó sau này bị hỏng, nhưng tôi vẫn luôn giữ lại.
Nó đã che chở cho tôi trong suốt tuổi thơ, giúp tôi tránh khỏi biết bao nỗi sợ hãi và cô đơn.
14
Khi tôi sắp lên lớp Sáu, mẹ tôi dẫn em trai đến nhà cậu mợ.
Mỗi dịp Tết tôi đều gặp nó.
Lần đầu gặp, tôi rất ghét nó.
Vì nó, ba mẹ tôi mới bỏ rơi tôi.
Nhưng nhìn nó rồi, tôi lại nghĩ, nó còn nhỏ xíu, chẳng hiểu gì.
Là ba mẹ bỏ rơi tôi, chứ không liên quan đến nó.
Hii cả nhà iu 💖
Đọc xong thì cho tui xin vài "cmt" review nhé ạ 🌻
Follow Fanpage FB: "Dung Dăng Dung Dẻ" để cập nhật thông tin truyện mới nhé :3
Nó trắng trẻo, giọng nói non nớt, trông khá giống tôi hồi nhỏ, thích chạy theo mấy anh chị lớn đòi chơi cùng.
Mỗi lần gặp lại, tôi lại bớt ghét nó một chút.
Nên nhân lúc cậu mợ đang nói chuyện với mẹ tôi, tôi lén lấy số tiền tiêu vặt dành dụm bấy lâu, dẫn em trai đi ăn KFC.
Tôi nghĩ nó ở quê chắc chưa từng được ăn món ngon như thế, bản thân tôi cũng chỉ ăn hai lần vào dịp sinh nhật.
Không ngờ vào đến KFC, nó gọi món vanh vách: “Con muốn một khoai tây chiên, một burger đùi gà, một bánh trứng, một sundae, một ly coca!”
Nó gọi một lèo đầy cả bàn, tôi bất ngờ đến mức quên cả ngăn lại, hỏi nó: “Em từng đến KFC rồi hả?”
Nó hào hứng gật đầu, nói mẹ hay đưa đi ăn, nó biết món nào ngon, nhưng mỗi lần chỉ được gọi hai món.
Khoảnh khắc đó, tôi hiểu thế nào là “trái tim tan nát” mà sách Ngữ văn nói đến.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -
Ăn xong KFC, tôi dắt em về, vừa đến nhà thì mẹ lao đến tát tôi một cái.
Bà lập tức chất vấn: “Mày dẫn em mày đi đâu? Có phải định bỏ nó đi luôn không? Đừng tưởng bỏ em rồi là được về nhà, không có cửa đâu!”
Cậu và Giang Thâm đi sau mẹ tôi, thấy bà ra tay liền chạy đến che chắn cho tôi.
15
Em trai tôi ngơ ngác, mãi mới hoàn hồn, lí nhí nói: “Mẹ ơi, chị đưa con đi ăn KFC…”
Mẹ tôi sững người, há miệng ra, định đưa tay sờ mặt tôi.
Giang Thâm trừng mắt nhìn mẹ, không cho bà chạm vào tôi.
Tay bà đành lúng túng lơ lửng giữa không trung, rồi rút về.
Cậu tôi vừa giận vừa bất lực: “Chị à, em thật không biết nói sao với chị nữa!”
Về đến nhà cậu, Giang Thâm vào tủ lạnh lấy túi đá cho tôi chườm mặt.
Mợ và Giang Thiển cũng về ngay sau đó, nhìn mẹ tôi với ánh mắt rất khác.
Bị nhìn như vậy, mẹ tôi có phần ngượng ngùng, liền gọi họ vào ăn cơm.
Trên bàn ăn, mẹ tôi nói muốn để tôi về quê học, để em trai ở lại nhà cậu mợ học ở thành phố.
Giang Thiển đập bàn đứng dậy: “Cháu không đồng ý!”
Mợ kéo chị lại: “Bình tĩnh nào.”
Mẹ tôi nhìn cậu cầu khẩn, cậu đành nhìn sang mợ bất lực.
Mợ ném đũa, cũng đập bàn đứng dậy: “Chị coi nhà tôi là bãi rác chắc? Con muốn vứt thì vứt, muốn nhặt lại thì nhặt à?”
Cậu lại an ủi: “Em cũng bình tĩnh đi.”
Mẹ tôi tiếp tục nài nỉ Giang Thâm và Giang Thiển: “Khang Khang cũng là em các con, các con chắc chắn sẽ thích nó.”
Giang Thâm lạnh lùng đáp: “Bọn con chỉ nhận Tiểu Xán là em gái.”
Mẹ tôi cầu xin không được, bèn kéo tôi ra, ấn tôi quỳ xuống, miệng nói không ngừng: “Thúy Hoa, đó là em ruột con đấy! Con cầu xin cậu mợ con đi, để em con được ở lại thành phố!”
Giang Thiển trợn mắt: “Tiểu Xán là em gái của cháu và anh cháu, không phải là chị của thằng Khang Khang gì hết.”
Em trai tôi “oa” một tiếng, ôm lấy chân mẹ, vừa khóc vừa hét không chịu ở nhà cậu.
Mẹ tôi vừa nói vừa khóc: “Em con tội nghiệp quá! Giáo viên ở quê dạy không tốt, ở quê thì không học hành ra gì!”
“Con ở thành phố ăn ngon mặc đẹp từng ấy năm là đủ rồi, về đi! Chó còn không chê nhà nghèo, mẹ mới là mẹ ruột của con đây này!”