Mẹ Chồng Tôi

Chương 36



Mấy ngày này ngoại trừ việc Hoài không còn nói chuyện với tôi và cười đùa với bé Thỏ như trước thì mọi thứ vẫn thế. Hoài vẫn bỏ mặc cu Bom ở nhà dể đi đâu đó, mẹ chồng tôi vẫn vô tâm, còn tôi thì vì thương cu Bom nên vẫn ôm đồm chăm cả hai đứa trẻ.

Ngày hôm ấy cũng như mọi lần, vẫn chiếc xe lần trước tới đón Hoài, vẫn là tôi trông cu Bom, nhưng chẳng hiểu sao đến trưa thì thằng bé có biểu hiện sốt, thở khó và rất quấy.

Thật ra thì hôm trước tôi đã thấy thằng bé không chịu chơi, hình như trong cổ họng còn có đờm nên mấy lần bú xong lại chớ. Tôi có bảo với mẹ chồng nhắc Hoài chú ý, không biết mẹ chồng tôi quên, hay do Hoài vô tâm mà sáng nay vẫn súng sính váy áo đi ra ngoài.

Khoảng 3h chiều cùng ngày thì thằng bé sốt cao, cặp nhiệt đọ lên tới 39 độ, lại khó thở nên ngay lập tức tôi gọi điện cho Hoài, gọi mãi mà chẳng thấy Hoài nghe. Tôi chỉ biết để lại tin nhắn cho Hoài với nội dung cu bom ốm về ngay đưa đi khám.

Chờ mãi vẫn chẳng thấy Hoài, mà thằng bé thì cứ co gối lên khóc thét, và đi ngoài liên tục. Sốt ruột nên tôi bắt buộc phải để Ong ở nhà cho mẹ chồng tôi trông rồi bồng bế thằng bé gọi xe đi viện.

Nhìn thằng bé bị người ta lấy máu rồi tiêm truyền tôi xót lắm, nó cũng chỉ nhình hơn Thỏ dạo đi viện lần trước một chút chứ đâu. Phải mất gần 1 tiếng tôi mới làm xong xuôi các thủ tục, cầm kết quả trên tay, bác sĩ kết luận Bom bị lồng ruột, yêu cầu nhập viện điều trị.

Nhìn những đứa trẻ xung quanh có bố, có mẹ dỗ dành mà tôi thấy tôi nghiệp cu Bom vô cùng. Thương cháu nên 1 lần nữa tôi lại điện cho Hoài, nhưng đáp lại vẫn chỉ là những tiếng tút dài trong vô vọng. Không còn cách nào khác tôi đành điện cho chú út và chồng mình để thông báo tình hình của cu Bom.

Tầm 6h thì có chồng, bố chồng cùng chú út vào viện thay cho tôi về với Ong, tận đến khi tôi về nhà vẫn chẳng thấy Hoài đâu. Chưa bao giờ tôi thấy ghét Hoài, 1 người mẹ vô tâm đến thế này. Cho dù có không biết là con ốm đi nữa thì cô ấy cũng phải thu xếp thời gian mà về với con chứ, ngày nào cũng bỏ mặc thằng bé từ sáng đến tối. Ngay cả khi Hoài biết mọi người nghi kị vì thằng bé không giống bố Hoài cũng không hề lo lắng cho con mình. Hay Hoài chưa từng nghĩ đến trường hợp, nếu thằng bé thật sự không phải con chú út thì mẹ chồng tôi và mọi người sẽ đối xử với nó như thế nào.

Còn cả chú út nữa, số lần chú bế cu Bom chắc đếm trên đầu ngón tay, thậm chí còn không bằng nửa số ngày chú vắng mặt ở nhà, kể từ khi thằng bé chào đời.

Dù rằng Hoài luôn lo đủ cho thằng bé về vật chất, nào là sữa tốt nhất, tã bỉm tốt nhất, mọi thứ của thằng bé Hoài đều chọn cái tốt nhất, nhưng chỉ riêng tình thương và sự quan tâm thì cả hai vợ chồng lại chẳng hề dành điều tốt nhất cho con.

Đang cho bé Thỏ ăn dở bát cơm thì nghe thấy tiếng ô tô ngoài cổng, đoán là Hoài về vì nghe thấy tiếng mẹ chồng tôi quát:

- Con mẹ trời đánh kia mày đi đâu mà giờ mới mò mặt về, vào ngay viện đi, con mày đang ở trong đó.

- Tại sao thằng bé lại phải nhập viện, lúc đưa cho bà nó vẫn khoẻ mạnh bình thường cơ mà.

- Tao không biết, vào mà hỏi cái Nhân, hôm qua tao cũng nhắc mày thằng bé có vẻ mệt còn gì nữa.

Không thấy tiếng Hoài đáp lại, thay vào đó là tiếng guốc cao nện xuống nền nhà ngày 1 rõ, Hoài xông vào phòng tôi quát:

- Chị Nhân, chị nói đi chị đã làm gì con tôi, là chị cố tình hại nó đúng không?

- Thím nói buồn cười nhỉ, thím đi cả ngày bỏ mặc thằng bé ở nhà, tôi còn phải trông con cả cho thím. Hôm qua tôi cũng bảo với mẹ là thấy thằng bé có dấu hiệu mệt mà thím vẫn bỏ con đó để đi bây giờ lại quay ngược lại trách tôi à?

- Tối hôm qua nó vẫn rất là ngoan, sáng nay khi giao nó cho mẹ tôi kiểm tra nó vẫn khoẻ mạnh bình thường không hề có biểu hiện sốt hay làm sao. Thế mà giờ tôi về con tôi lại nhập viện, mẹ bảo tôi hỏi chị, chắc chắn mọi thứ là do chị chứ không ai khác. Chị trả thù tôi việc lần trước đúng không, hay chị ghen tị vì dù đã cố tình nói là thằng bé không giống bố mà vẫn được ông bà nội yêu thương nên chị khó chịu. Chị ra tay với cả 1 đứa trẻ thì chị quả là 1 con thú đội lốt người.

Tôi bị câu nói của Hoài làm cho kích động nên lớn tiếng quát:

- Thay vì ở đây trách móc tôi nghĩ thím nên vào viện với thằng bé, sau đó hỏi bác sĩ rõ ràng nguyên nhân sẽ tốt hơn đấy.

- Chị cứ chờ đấy, tôi chưa bỏ qua chuyện này đâu.

Nói rồi Hoài quay lưng bỏ đi, tôi chỉ biết ngao ngán mà lắc đầu. Hoài không hề hỏi xem tình hình thằng bé thế nào, cũng chẳng 1 câu quan tâm xem thằng bé giờ ra sao. Thứ Hoài nghĩ được chỉ có là trách móc và đổ lỗi cho tôi. Có 1 người mẹ như thế thì cu Bom quả thật vô cùng đáng thương.

Tôi cứ thần người ra mà suy nghi lung tung cho đến khi có tiếng xe của chồng và bố chồng tôi về tôi mới ngó ra. Phía sau còn có cả xe của vợ chồng chị Hương, thấy mọi người mẹ chồng tôi bắt đầu lên tiếng chửi bới và trách móc Hoài, nhưng lần này chẳng có ai lên tiếng bênh cả. Bởi ai cũng phải công nhận Hoài quá vô tâm và đáng trách.

Dù vẫn giận Hoài về những câu nói tối hôm qua nhưng tôi vẫn cẩn thận nấu đồ ăn gửi vào cho Hoài, và chuẩn bị ít đồ đạc cần thiết cho cu Bom, để lát nữa chú út vào viện thì đưa chú đem vào. Tối qua tôi cũng gọi điện hỏi thăm tình hình của cu Bom nhưng Hoài không nghe máy, chỉ nghe chú út nói Hoài thuê riêng 1 y tá để chăm sóc cho cu Bom. Thế tôi cũng yên tâm phần nào, chứ Hoài vụng về như thế làm sao mà chăm tốt cho thằng bé được.

Mọi thuốc men chữa trị Hoài đều chọn dịch vụ tốt nhất mà vẫn không thể cắt được cơn sốt. Các bác sĩ nói nếu tình hình không tiến triển thì khă năng phải mổ là rất cao. Ông bà ngoại của cu Bom nghe tin thì thương cháu nên nhất quyết bắt chuyển viện lên Hà Nội chữa trị. Ông bà đánh hẳn xe về để đón mẹ con Hoài, bố mẹ chồng tôi ngoài cảm ơn ông bà thông gia thì cũng không biết làm gì khác. Cu bom lên đấy, có bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị tiên tiến mong là sẽ mau khỏi.

Sáng sớm ngày thứ 2, kể từ khi cu Bom nhập viện, và là ngày đầu tiên cu Bom chuyển lên Hà Nội, thì ngay buổi trưa hôm ấy gia đình tôi nhận được tin báo đoạn lồng ruột có dấu hiệu bị hoại tử phải mổ gấp.

Ở quê tôi chưa ai từng bị như thế, nên cũng không biết cụ thể bệnh như thế nào, nguyên nhân do đâu. Chỉ biết chú út điện về thông báo ngắn gọn như thế rồi vội vàng tắt máy. Tôi có lên mạng đọc thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, nhưng lúc này nguyên nhân có là gì thì chắc thằng bé đang phải chịu đau đớn, nghĩ thôi mà tôi cũng chảy cả nước mắt. Nó còn chưa đầy 3 tháng tuổi kia mà, tại sao ông trời lại hành hạ nó như thế, bố mẹ đã vô tâm, bây giờ lại bệnh tật như thế. Mong sao ông trời còn chút thương xót mà cho thằng bé sớm khỏi bệnh.

Nhận được tin chồng và bố chồng tôi ngay lập tức xin nghỉ để lên thăm Bom, không biết tình hình thế nào, chỉ biết chiều tối hai người đã trở về, mặt ai cũng buồn so.

Gặng hỏi mãi thì chồng tôi mới chịu kể, cu Bom thì còn phải nằm lại điều trị ít nhất là nửa tháng, nếu tiếp nhận thuốc tốt thì được về, còn không nếu tình hình chuyển biến xấu thì phải lọc máu. Mà đã lọc máu thì khả năng qua khỏi chỉ từ 20 đến 50% tuỳ vào sức khoẻ mỗi bé.

Cả nhà có ai làm trong ngành y đâu mà rõ, cứ ngây thơ nghĩ đến những bộ phim có cảnh nhân vật bị thương phải truyền máu, lại là nhóm máu hiếm nên tình cảnh ngần cân treo sợi tóc. Bởi vậy nên mới họp với nhau là xin bác sĩ xét nghiệm trước, để xem ai trùng nhóm máu với thằng bé thì khi cần sẽ lấy luôn, không phải mất thời gian chờ đợi nữa. Chú út là bố thằng bé nên định xin xét nghiệm đầu tiên, thì Hoài cứ gàn:

- Thôi, cứ để xem tình hình thằng bé thế nào đã, nếu cần bác sĩ sẽ tự nói. Việc cái gì mà cầm đèn chạy trước ô tô, hơn nữa bệnh viện thiếu gì máu dự trữ đâu mà phải lo.

Chú út phản bác luôn:

- Thì mình cứ xét nghiệm để đấy, nếu cần thì dùng không thì cũng không sao, đằng nào anh cũng muốn biết xem mình thuộc nhóm máu gì.

- Con thì không lo đi lo tìm hiểu nhóm máu, thôi anh đi ra ngoài kia mua gì đó cho mọi người ăn lót dạ đi. Mọi thứ em tự biết sắp xếp, cần thiết nữa thì em sẽ nhờ ông bà Ngoại liên hệ với bệnh viện Huyết học. Đi mau đi.

Thấy thái độ lúng túng của Hoài nên chồng tôi bất giác nhớ lại lần trước Hoài không chịu làm ADN mà lại dấy lên nghi ngờ. Suy nghĩ mãi về việc có nên làm rõ mọi thứ trong lúc này hay không thì bất ngờ chú út có điên thoại gọi đến.

Nghe xong cuộc điện thoại kia thì mặt chú ấy cũng biến sắc, chú gằn giọng nói:

- Gọi thằng đấy đến đây.

Cả nhà không ai hiểu Hùng nói gì nên cứ đứng im nhìn, thấy thế chú út càng điên lên nắm chặt vai Hoài mà quát:

- Cô có gọi ngay thằng kia đến đây hay không hả?

Hoài bị đau thì tức tối hét lên:

- Đau, bỏ ra anh điên à, con thì đang nằm trong phòng cấp cứu còn gọi ai.

- Tôi nói cô gọi ngay bố của cu Bom đến đây cơ mà.

Hoài bị câu nói của chú út làm cho hoảng hốt tới mức đứng cũng không vững, ông bà Ngoại của cu Bom cũng ngay lập tức quay lại nhìn chú ấy bằng ánh mắt thăm dò. Bản thân chồng tôi trước đấy đã nghi ngờ, nhưng nghe thấy câu nói của chú út thì vẫn không tránh khỏi choáng váng.

Tôi tuy không được tận mắt chứng kiến sự việc, nhưng qua lời kể của chồng vẫn có thể mường tượng ra khuôn mặt ngạc nhiên của từng người. Nhất là Hoài phải mất một lúc lâu mới có thể lắp bắp nói:

- ANh, sao anh, anh nói luyên thuyên gì thế, bố nào, anh đừng nói với tôi là anh mới nghe điện thoại của con mụ Nhân nên nghi ngờ mẹ con tôi nhé.

BỐP

1 cái tát như trời dáng của chú út dành cho Hoài, bố mẹ Hoài xót con thì chạy vội đến, ông Phát nói:

- Hùng, có chuyện gì thì vợ chồng đóng cửa bảo nhau, ai cho phép cậu đụng tay đụng chân với con gái tôi.

Hùng nhếch mép cười mỉa mai đáp lại:

- Ai cho phép à, cần gì phải ai cho phép, thằng này lấy tư cách của thằng chồng bị đổ vỏ thay kẻ khác đẻ đánh đấy có được không?

Bố chống tôi lúc này mới bừng tỉnh mà quát con:

- Cái thằng kia, còn mày còn đang trong phòng cấp cứu mà mày không lo, lại đi ở đây mà gây chuyện gì nữa. Không bằng không chứng lấy gì để bảo là mày đổ vỏ hả?

Chú Hùng quay ngoắt lại nhìn ông găng lên từng tiếng:

- Bằng chứng, bố cần bằng chứng nữa sao, nhìn qua cũng thấy thằng bé không hề giống tôi, còn nếu bố cần bằng chứng thì được, tôi sẽ đi lấy kết quả xét nghiệm ADN vê đây cho mọi người cùng xem.

Mới nghe đến đây Hoài đã vùng khỏi tay ông Phát chạy tới trước mặt chú út mà nói:

- ANh không được đi đâu cả, tôi không cho phép anh rời khỏi đây khi cu bom chưa phẫu thuật xong.

- Tỉnh lại đi cô vợ quyền quý, cô nghĩ giây phút này cô vẫn có thể lớn tiếng với tôi nữa sao. Nói cho cô và bố mẹ chô biết, thằng này tuy nghèo khó, tuy cần tiền của gia đình cô thật đấy, nhưng nhất định không để cô trà đạp lên cái sĩ diện thằng đàn ông của tôi đâu. Cô nghĩ sao mà đi ăn nằm với thằng khác rồi về đây bắt tôi đổ vỏ, giá mà cô yêu thương tôi, tử tế với nhà chồng thì tôi còn chút lý do mà suy nghĩ. Đằng này cô nhìn lại bản thân cô đi, cô có khác nào con khốn không, đến ngay cả đứa con cô dứt ruột đẻ ra cô còn bỏ bê nó thì cô có tư cách gì mà nói chuyện với tôi?

Hoài cười phá lên, ngay lập tức giở gọng đáp:

- Tư cách, cái thằng đàn ông bám váy đàn bà như anh mà cững bày đặt nói tư cách với tôi hay sao. Chẳng phải anh là người năn nỉ xin tôi cưới, chẳng phải mẹ con anh hám của nên vội vàng rước tôi về hay sao. Anh nhớ lại đi, đã bao giờ tôi nói với anh đấy là con anh chưa, hay toàn anh tự nhận, xong tự đòi chịu trách nhiệm hả? Tôi bỏ tiền ra bao nuôi nhà anh thì đương nhiên họ phải tử tế với tôi chứ tôi cần gì phải quan tâm họ. Còn anh, chắc đã quên mấy tờ giấy vay nợ mà anh đặt bút ký, muốn trở mặt chứ gì, được trả hết nợ cho tôi đi.

Chú út chỉ tay vào mặt Hoài lắp bắp nói:

- Cô… cô…

Ngay lập tức Hoài hẩy tay chồng ra mỉa mai mà nói:

- Cô cái gì mà cô, anh cũng như con ký sinh trùng bám vào tôi hút máu để sống mà thôi.

- HOÀI

Tiếng quát của ông Phát làm ai nấy đều giật mình, ông đi thẳng đến dáng cho Hoài thêm 1 bạt tai nữa. Hai mươi sáu năm kể từ khi sinh Hoài ra đây là lần đầu tiên ông đánh con gái. Ông đã quá nuông chiều nó để giờ đây không còn nhận ra đứa con gái mà mình vẫn luôn nâng niu nữa rồi.

Ông chỉ để lại cho bố chồng tôi hai từ “ xin lỗi” sau đó đau đớn rời đi. Mẹ Hoài có lẽ cũng quá thất vọng về con gái, nhưng còn lo cho tình hình cu Bom, nên tiến đến cửa phòng cấp cứu mệt mỏi dựa vào đó.

Chẳng ai nói với ai câu nào, bố chồng tôi đau đớn bỏ về khiến cho chồng tôi lo lắng cũng phải về theo.

Chẳng biết sau đó Hoài và chú út giải quyết mọi chuyện thế nào, chỉ biết bố chồng tôi dặn:

- Hưng này, người ta vẫn nói công sinh không bằng công dưỡng, cái Hoài nó sai, thằng Hùng cũng sai nốt, nhưng thằng Bom nó không có lỗi gì cả. Dù sao 3 tháng qua nó lớn lên ở đây với tư cách là cháu nội ông Huân, thì với bố sau này nó vẫn luôn là cháu nội, vì thế tạm thời chuyện này con đừng cho mẹ con biết vội.

- Vâng, thế bố định giải quyết thế nào?

- Giải quyết, cái này do mẹ con nó ngu muội nên chịu quả báo thôi, bố cũng chưa biết phải thế nào. Chờ kết quả phẫu thuật của cu Bom rồi tính, có lẽ cũng nên để thằng Hùng tự giải quyết.con ạ.

Chồng tôi khẽ gật đầu, rồi dìu bố chồng tôi xuống xe để về nhà, cả đêm ấy tôi nghe thấy tiếng rít thuốc lào của ông vang lên liên tục.

Thời gian qua mỗi lần đi làm về ông đều ôm ấp cưng nựng cu Bom, ngay cả đến bé Thỏ nhiều lần đòi ông bế, mà ông luôn bế cu Bom trước sau đó mới đến các con tôi. Sự yêu thương quan tâm của ông dành cho cu Bom là thật lòng. Bới vậy khi mọi chuyện vỡ lở thì nỗi đau ông phải gánh cũng là thật.

Tôi cũng từng tò mò về việc cu Bom có phải con chú út hay không, nhưng tôi không hề muốn mọi chuyện lại đến nước này. Sự thật được phơi bày, ai cũng đau cũng buồn, nhưng cu Bom vẫn là người đáng thương nhất.