Mẹ Kế Đanh Đá Nuôi Con Trong Nhà Nông

Chương 320: Chuyện phiếm



Sau khi cho vào nồi hấp chín, bốn đứa đầu củ cải như nâng bảo bối, đặt con nhím nhỏ vào trên mép giường của từng đứa, hi vọng con nhím nhỏ có thể mang đến một may mắn.

Tới ngày hai tám, hai chín, ở trong thôn càng nhộn nhịp hơn.

Đám trẻ nô đùa chạy khắp thôn, người lớn bận rộn ở trong nhà, làm bánh tét, chiên đậu hũ, chiên chả cá.

Trên khoảng không của thôn đều bay đầy mùi thức ăn thơm ngào ngạt.

Nhà của Tô Mộc Lam cũng chuẩn bị rất nhiều thức ăn chiên dầu.

Ngoài những món ăn vặt ra, nàng còn làm củ cải viên, chiên khoai lang đỏ, chiên thịt viên, quan trọng nhất chính là khoai tây chiên.

Khoai tây cắt thành từng dải, đặt ở bên ngoài cho đông cứng hoàn toàn, sau đó cho vào chảo chiên đến khi có màu vàng và giòn thì vớt ra cho bọn nhỏ ăn vặt.

Hiện tại không có sốt cà chua, Tô Mộc Lam chỉ có thể rải lên một ít muối nghiền nhỏ, ăn như hương vị vốn có.

Ngoài món này, nàng còn ướp thêm một ít gan heo, lòng heo,......, để kết hợp với rau dưa, nấu một miếng thịt ba chỉ để chuẩn bị món thịt kho tàu, còn ướp cả một con gà, chuẩn bị sẵn sàng để nướng ăn.

Cứ như vậy bận việc đến đêm giao thừa.

Đến khi các món rau trộn gan heo, lòng heo xào dưa, lẩu thịt gà tỏi tươi, gà nướng mật, rau trộn sợi đậu hũ, cần tây xào lạc, váng đậu nướng, cải trắng chua cay, và một đĩa lớn sủi cảo nhân hành tây, củ cải và thịt heo nóng hổi được bưng lên bàn thì đêm giao thừa bắt đầu trở nên sôi động.

Ăn một bữa cơm tất niên thịnh soạn, ban đêm chạy tung tăng trong sân đốt pháo trúc, xách theo đèn lồng giấy đi ra cửa đi dạo.

Ngày hôm sau dậy sớm tới từng nhà những người lớn tuổi chúc tết, nhận đồ ăn, nhận tiền mừng tuổi, sau khi lạy tạ xong thì đám trẻ đi chơi bao cát, trao đổi thức ăn, so sánh quần áo mới …

Đây là niềm vui độc đáo trong ngày tết của đám trẻ.

Những việc trong ngày tết của những người đàn ông đã lập gia đình là đi dạo cùng những nhà ngày thường có mối quan hệ tốt đẹp, nấu hai món ăn, uống hai vò rượu, tổng kết một năm thu hoạch, tính toán sang năm phải làm những gì.

Còn nhóm phụ nữ thì chào nhau trò chuyện, uống hai ly trà, nhấm nháp vài hạt hướng dương, thỉnh thoảng lại bàn tán xôn xao.

"Nghe chuyện gì chưa, Trịnh thị nói nàng có một đứa cháu gái nhà bà con xa thân thích gả đến huyện thành, nghe nói cháu rể là tiên sinh dạy học đó, một năm kiếm được ngần này tiền nè."

Khi người phụ nữ đó nói chuyện liền xòe tay ra, lật lên úp xuống.

"Mười lượng bạc cơ á? Thế là quá nhiều rồi, ông nhà ta đi làm một năm cũng chỉ được năm lạng bạc, tiên sinh dạy học kia ít nhất cũng là tú tài rồi, chỉ có tú tài mới kiếm được số tiền này …"

"Nói gì thế, là một trăm lượng! Nghe nói là một trong ba tú tài đứng đầu, nếu thi tiếp sẽ là cử nhân, sẽ đi làm quan đó, học đường ở huyện thành đều tranh nhau mời về dạy.

Người này dạy học ở hai học viện hàng đầu, chẳng phải sẽ kiếm được nhiều hay sao? Nghe nói bên trong học đường còn mua một tòa viện, ăn ở không phải lo, học sinh còn thường xuyên biếu lễ vật, trong nhà đồ vật chẳng thiếu thứ gì!"

"Chậc chậc, thế thì gả đúng vào ổ phú quý rồi còn gì, sau này chỉ cần ăn sung mặc sướng, ít nữa có khi lại thành vợ quan, e là còn có mấy nha hoàn hầu hạ nữa đó, tốt thất …"

"Ai nói không phải chứ, ta thấy Trịnh thị nói xong đều hâm mộ không thôi, nghe cái kia ý tứ, cháu rể e là còn có học vấn cao hơn thằng thứ hai nhà nàng ta, sau này tương lai vô cùng xán lạn."

"Có thể gả được đến nhà như thế này, cháu gái của Trịnh thị có phải dung mạo như tiên hay không, hay trong nhà có phải có rất nhiều tiền hay không? Làm buôn bán sao?"