Mẹ Kế Đanh Đá Nuôi Con Trong Nhà Nông

Chương 390: Tết Đoan Ngọ



Nếu thu hoạch hạt lúa mạch quá ướt về thì sau khi phơi khô nước cũng sẽ thành viên lúa mạch lép xẹp, như vậy sẽ sụt giảm lớn số lượng lúa mạch thu hoạch được.

Nhưng nói đi nói lại thì lúa mạch cũng không thể để quá già, nếu không cắt lúa mạch vào đúng thời điểm, một khi chạm vào bông lúa mạnh thì hạt sẽ rơi rụng hết xuống đất, việc lục tìm sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, cũng sẽ lãng phí...

Hơn nữa lúc này đã vào mùa hè, ngày hè chung quy lại trời rất dễ mưa, nếu bị một trận mưa to gió lớn, lúa mạch nằm đổ rạp thành từng mảng, dính xuống mặt đất ẩm ướt, nếu không kịp thu hoạch thì sẽ mọc mầm …

Cho nên khi nào bắt đầu thu hoạch lúa mạch là chuyện rất cần phải học hỏi.

Người nhà nông trồng trọt hàng năm, cho nên rất có kinh nghiệm đối với vấn đề này, nhìn lúa mạch mọc lên cao, đã bắt đầu lục tục mài lưỡi hái, chuẩn bị thức ăn, sẵn sàng thu hoạch lúa mạch bất cứ lúc nào.

Cũng bởi vậy nên việc tổ chức tết Đoan Ngọ cũng hoàn toàn không được coi trọng lúc này.

Hơn nữa nơi này có rất nhiều lúa mì, gạo tẻ và gạo nếp ngẫu nhiên ăn một lần cũng được, về lâu dài cũng không thể coi là món chính để ăn.

Rất nhiều người vì vậy mà không quen ăn bánh chưng.

Đối với tết Đoan Ngọ ở nơi này, món ăn chú ý là trứng gà hấp nguyên vỏ và tỏi hấp nguyên vỏ, ngoài ra phải kết những sợi dây với năm màu khác nhau thành vòng tay cho bọn trẻ.

Nhà nào dư dả lại có người rảnh rỗi thì khâu một cái túi hương để bọn nhỏ mang theo ra bên ngoài khoe khoang.

Ngay cả việc ngoài cửa phải treo ngải cứu mà cũng có người làm người không làm.

Cũng bởi vì tập tục này nên tết Đoan Ngọ hôm nay, cả thôn đều tràn ngập một cỗ mùi vị khó tả.

Chẳng qua là tỏi hấp sinh ra một mùi vị nồng nặc hơn nhiều so với tỏi sống, lại bị người ta ăn vào miệng, sau đó mở miệng ra nói chuyện với nhau …

Kết hợp với các túi hương đựng rải rác các hương liệu thấp kém, cùng với mùi ngải cứu …

Tô Mộc Lam lập tức liền quyết định, năm nay nhất định phải làm ít tỏi hơn một chút.

Qua tết Đoan Ngọ, các hộ gia đình liền tiến vào thời kì ngày mùa bận rộn.

Đất đã được đập từ trước, dùng trục đá lăn ép thật phẳng sẽ thành bãi đập lúa mạch.

Lúa mạch được cắt về, toàn bộ bông lúa được trải đều ra trong sân, người ta dắt trâu tới, lôi kéo trục đá lăn ở bên trên lúa mạch, liên tục nghiền ép không ngừng, làm hạt lúa mạch rụng rời hoàn toàn khỏi đỉnh và tai lúa mạch.

Chờ đến khi hạt lúa mạch được bóc ra xong thì rũ cọng lúa mạch rồi để sang một bên để tạo thành một đống rơm rạ.

Sau đó nhân dịp lúc chạng vạng gió nổi lên thổi đi những đầu lúa mạch bị hỏng và tai lúa mạch.

Những hạt lúa mì đã sạch sẽ được đổ vào bao tải, kéo về sân nhà mình, phơi trong hai, ba ngày.

Sau khi khô ráo hoàn toàn kéo đi nghiền thành bột mì, hoặc mang đi đổi thành tiền, hoặc cất giữ trong nhà kho.

Nhưng công việc tuốt hạt lúa mạch tưởng chừng như đơn giản này lại đòi hỏi ba thứ quan trọng: sân lớn, trục đá lăn, trâu cày.

Mà ba thứ này không phải nhà nào cũng có.

Cho nên mỗi năm đến lúc này, Bạch Khang Nguyên đều sẽ tụ tập thanh niên trong độ tuổi lao động trước tiên, tập hợp trâu cày tập trung làm công việc này.

Những người không có mấy thứ này để đập lúa mạch thì có thể vận chuyển lúa mạch lại đây, dựa theo số lượng mẫu ruộng của mình, đưa ra bao nhiêu tiền mà cống hiến sức lao động cùng trâu cày thì có thể được đập lúa mạch miễn phí.

Hơn nữa căn cứ vào việc người và trâu cày làm việc thời gian dài hay ngắn mà tăng thêm tiền bạc một chút.

Hơn nữa lúa mạch có thể nhanh chóng được cho vào kho, tránh bị mưa gió tổn hại đến thu hoạch, trong thôn cũng có một số trang trại nghiền lúa mạch, trời vừa bình minh đã bắt đầu làm việc, đến khi trời tối mới thu dọn đồ vật và trở về nhà.

Kể từ đó, có thể nói từng nhà đều kịp thời đập lúa mạch, hơn nữa có thể tránh được một số thiệt hại không đáng có do không đập lúa mạch kịp thời.