Mê Tông Chi Quốc

Chương 214: Hồi 3: vị trí







Hai người thợ săn mặc áo choàng đen, một già, một trẻ sững sờ nhìn hội Tư Mã Khôi cứ như vừa phát hiện thấy vật thể lạ, họ lò dò bước lại gần một cách cẩn trọng, vừa đi vừa thầm xét đoán hội Tư Mã Khôi, miệng không ngừng lẩm nhẩm tụng niệm câu kinh gì đó.



Tư Mã Khôi bị họ nhìn chăm chú quá cũng thấy lạnh cả người, anh thầm nghĩ: “Hai tay thợ săn này là tín đồ Phật giáo, quanh đây lại toàn núi tuyết cao sừng sững, không hiểu họ là dân Tạng hay dân Nepal nhỉ?”



Người thợ săn đứng tuổi cũng bập bẹ nói được vài từ phổ thông, sau một hồi vừa nói vừa khoa tay múa chân, cuối cùng Tư Mã Khôi cũng hiểu ra chút ít manh mối. Thì ra, hai người họ đều là thợ săn người dân tộc Monpa, còn nơi đây là một nhánh thuộc lưu vực sông Yarlung Tsangpo (1) , tuy mọi người vẫn chưa trở về được Đại Thần Nông Giá, nhưng cũng gần như đã đi một vòng dưới lòng đất xung quanh vành đai 300 vĩ Bắc.



(1) Sông Yarlung Tsangpo: bắt nguồn ở các bình nguyên băng Jima Yangzong gần núi Kailash ở phía bắc dãy Đó là con sông lớn cao nhất trên thế giới, nó hình thành nên hẻm núi Yarlu Tsangpo, được coi là hẻm núi sâu nhất thế giới.



Vùng đất này hơi chếch về hướng nam khu tự trị Tây Tạng, xung quanh toàn núi cao và rừng rậm. Vào những năm 1950, bộ đội vẫn thường lui tới nơi đây, hồi ấy bác thợ săn già người Monpa từng là hướng đạo cho bộ đội, nên bác mới hiểu chút tiếng Hán, còn anh thợ săn trẻ hơn là con trai bác. Lúc trước nhìn thấy hội Tư Mã Khôi, hai cha con cứ ngỡ gặp phải ma núi, giờ mới biết ba người họ vừa bò từ trong khe núi ra. Chẳng rõ vì duyên cớ gì mà hai người thợ săn Monpa lại kinh ngạc dường ấy, thậm chí họ còn tỏ thái độ sợ sệt, kính cẩn, rồi đưa hội Tư Mã Khôi về nhà.



Các hộ dân ở đây vẫn giữ phương thức sinh hoạt nguyên thủy là canh nông và săn bắn. Nhà bác thợ săn này còn một cô con gái, họ đựng rượu ngô và thịt nai trọng chậu đồng, rồi bắc lên bếp hầm nhừ. Bác thợ săn mời ba người hội Tư Mã Khôi ngồi quanh bếp lửa, không ngừng rót rượu, tiếp thức ăn cho ba người.




Tư Mã Khôi lấy làm lạ, nghĩ bụng: “Mình từng nghe nói thợ săn trong núi rất nhiệt tình, hiếu khách. Trước chỉ được nghe chứ chưa từng được gặp, nay gặp rồi đúng là phục sát đất luôn, họ khoản đãi người không quen biết thật thịnh tình. Thôi thì nhập gia tùy tục, mình cũng chẳng khách sáo làm gì”, nghĩ vậy anh phồng mồm ăn đến no căng bụng mới thôi. Với họ giờ đây, loại rượu ngô bình dân trở nên tuyệt diệu chẳng khác gì nước cam lồ (2).



(2) Nước cam lồ: Một loại nước bất tử xuất hiện trong thần thoại Ấn Độ.



Bác thợ săn người dân tộc Monpa chỉ nói được rất ít tiếng Hán, nói mãi Tư Mã Khôi mới hiểu được một đôi câu, nhưng chỉ cần nắm rõ phần cơ bản là có thể lý giải được nội dung đối phương muốn biểu đạt.



Qua trao đổi, anh được biết lưu vực sông Yarlung Tsangpo chảy qua rất nhiều khe núi, xung quanh đấy toàn núi tuyết, sông băng và rừng rậm nguyên sinh. Khe núi mà hội Tư Mã Khôi vừa mới trèo ra đã xuất hiện ở đây từ thuở khai thiên lập địa, nghe nói bên trong là lãnh địa bí mật của thần linh, chỉ những bậc hiền đức thấm nhuần Pháp thời luân Kim Cang (3) và tu hành mười kiếp thì mới có cơ duyên ra vào vùng đất thánh ấy, cũng bởi lý do đó họ mới có thái độ cung kính như thế với hội Tư Mã Khôi, họ còn gọi hội Tư Mã Khôi là “Hán Tashi” (4) , thậm chí họ chẳng bao giờ định hỏi xem rốt cuộc ba người từ đâu đến.



(3) Pháp thời luân Kim Cang: là một pháp tu thuộc bộ Tối Thượng Du Dà của phái Mật Tông Tây Tạng.



(4) “Hán Tashi”: Theo tiếng Tạng nghĩa là “người Hán mang lại may mắn”.



Tư Mã Khôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng của người thợ săn già, anh móc mấy thỏi flourit có thể dùng để chiếu sáng mà lúc trước nhặt được dưới lòng đất, đem ra tặng bác ta. Đồng thời mang số còn lại đổi lấy ba bộ quần áo và giày mũ. Giao thông ở khu vực núi cao hẻm sâu này gặp nhiều trở ngại, phần lớn áo mũ đều được làm từ da thú, nên nhất thời không gom đủ bộ, may mà flourit là loại khoáng quặng quý hiếm nên mới đổi được mấy bộ ở những nhà thợ săn khác.



Hội Tư Mã Khôi ở dưới lòng đất suốt mấy tháng trời, tuy sau khi ăn nấm Vân Chi thì khí huyết trong người cũng được bổ sung đáng kể, nhưng môi trường dưới lòng đất vô cùng khắc nghiệt, lúc oi bức ẩm ướt. khi âm u lạnh giá, thêm vào đó lại thiếu thốn thuốc men lương thực, nên khắp người bò lồm ngồm toàn đĩa vắt và chấy rận, sau lưng và dưới chân bị eczema từng mảng lớn, các vết thương đều lở loét và tấy mủ. Máu mủ và quần áo dính vào nhau, lúc lột quần áo ra, cả mảng da lớn cũng rách toác theo, bởi vậy cả hội chẳng thể gỡ bỏ nổi quần áo.



Bác thợ săn người Monpa thấy vậy liền bảo cô con gái đắp thuốc chữa trị cho hội Tư Mã Khôi, họ điều trị suốt mười mấy ngày, vết thương mới lành miệng.



Ba người vô cùng biết ơn bác thợ săn già. Đúng lúc định cáo từ ra đi, thì bác thợ săn lại xua tay, lắc đầu bảo: “Các cậu không thể ra khỏi đây được đâu!”



Tư Mã Khôi rất đỗi kinh ngạc, anh hỏi kỹ mới biết bây giờ là mùa đóng cửa núi, vì muốn vượt núi buộc phải đi qua mấy con sông băng và vùng dễ xảy ra lở đất, dọc đường toàn núi sâu rừng rậm, vách đá cheo leo dựng đứng, vả lại cũng không thuận đường, nếu muốn đi phải đợi sau khi sang xuân mới được.




Hội Tư Mã Khôi đành kiên nhẫn chờ đợi. Họ ở lại căn nhà gỗ của người thợ săn để dưỡng thương, đôi lúc rảnh rang họ còn lang thang đến các khe núi gần đó đi săn với dân bản địa. Tuy điều kiện sống giản dị nhưng với họ, đó là những chuỗi ngày bình yên nhất trong cuộc đời mình, cả thân thể và tinh thần đều dần dần phục hồi trở lại.



Tối hôm đó, nghe tiếng nước chảy ầm ầm cùa dòng Yarlung Tsangpo từ xa vọng lại. Cao Tư Dương hỏi Tư Mã Khôi và Hải ngọng xem hai người định đi đâu sau khi ra khỏi núi?



Tư Mã Khôi thấy đây luôn là vấn đề khiến anh đau đáu nhất, bản thân anh và Hải ngọng thì chẳng có gì đáng bàn, nhưng Cao Tư Dương vốn thuộc về quân đoàn 302, cô được cử đến lâm trường Đại Thần Nông Giá, nhận lệnh cùng Nhị Học Sinh và cậu dân binh Hổ Tử cùng đến tháp canh trên ngọn núi chính để sửa chữa cỗ máy điện đàm chuyên dùng cấp báo cho công tác phòng cháy chữa cháy, lúc ấy vì bất đắc dĩ nên cô mới phải gia nhập đội khảo cổ thâm nhập lòng đất. Tuy giờ đây cô đã sống sót quay trở về, nhưng hai thành viên còn lại của tổ thông tin thì lại tử nạn. Có lẽ giờ đây trong hồ sơ cùa lâm trường, vụ án Cao Tư Dương đã sớm khép lại bằng hai chữ chú thích “mất tích”, nhưng nói gì thì nói cô vẫn là bộ đội xuất thân từ quân ngũ, nên khi trở về bắt buộc phải giải trình cặn kẽ mọi việc với lãnh đạo. Đến lúc đó, nếu phải giải thích vì sao lại mất tích lâu như thế, suốt thời gian đó cô đi làm gì và đi những đâu, thì thực không phải chuyện dễ, còn nếu bảo cô bị lạc đường trong rừng rậm Đại Thần Nông Giá, thì tại sao đột nhiên xuất hiện trở lại sau nửa năm bặt vô âm tín? Đặc biệt là vấn đề làm sao chứng minh được những điều cô nói xảy ra trong suốt thời gian qua là sự thực? Nếu hai thành viên còn lại của tổ thông tin đều đã chết, thì thi thể của họ giờ ở đâu? Việc nói tròn trịa tất cả những nghi vấn trên lại không phải sở trường của Cao Tư Dương.



Cao Tư Dương cũng nhiền lần vắt tay lên trán trăn trở vì chuyện này, nhưng giờ sắp phải đối mặt với nó mà cô vẫn chưa nghĩ ra được cách nào, lo lắng quá khiến nước mắt cô bất giác rơi xuống má tự lúc nào.



Tư Mã Khôi bảo Cao Tư Dương, việc anh dặn cô đừng nhắc gì đến chuyện đội khảo cổ tuyệt đối không phải xuất phát từ ý định cá nhân ích kỷ, cả hội chẳng làm gi có lỗi với đất nước, với nhân dân mà cần giấu giếm, có điều, chuyện này can hệ quá sâu đến nhiều người, hơn nữa bây giờ chính anh cũng chẳng rõ các thành viên của tổ chức Nấm mồ xanh còn nằm vùng ở những đâu nữa, lỡ bị chúng phát hiện đội khảo cổ vẫn còn người sống sót, thì mấy cái mạng này củng khó bảo toàn, bởi vậy từ nay về sau mọi người buộc phải mai danh ẩn tích, có chuyện gi ít ra cũng phái đợi đến khi trời yên bể lặng, sóng gió qua đi hoặc khi xác định chắc chắn tuyệt đối an toàn mới xét sau.



Cao Tư Dương cũng hiểu mức độ nguy hiểm của chuyện này. Có điều cô không muốn ở lại trong núi, cô quệt nước mắt hạ quyết tâm, rồi nói với Tư Mã Khôi: “Tôi nhớ trước đây anh từng nói – giải được ẩn số Nấm mồ xanh không có nghĩa là kết thúc mọi chuyện. Thậm chí không phải sự bắt đầu của kết thúc mà cùng lắm chỉ là sự kết thúc cùa một khởi đầu mới”.



Tư Mã Khôi thấy không ổn, anh ậm ừ: “Hình như… hình như tôi có nói vậy, thế thì sao?”



Cao Tu Dương nói: ‘Tốt! Thế thì từ giờ trở đi các anh đi đâu, tôi sẽ theo đấy, cho đến khi nào mọi chuyện hoàn toàn kết thúc mới thôi!”



Tư Mã Khôi và Hải ngọng đưa mắt nhìn nhau, thầm nghĩ: “Anh em ta còn chẳng biết đi đâu nữa là…”



Bấy giờ đang là thời kỳ nhà nước bao cấp, nếu không có hộ khẩu hoặc thân thế thì có đi đâu cũng chẳng thể kiếm nổi miếng cơm, ngay cả sống trên mảnh đất quê cha đất tổ cũng không chốn dung thân. Nếu muốn sống sót, ngoại trừ lẩn trốn ở núi rừng Tây Tạng ra, thì ba người buộc phải tìm nơi nào đó kiếm cơm, nhưng đi đâu bây giờ? Huống hồ trên người chẳng còn xu dính túi, muốn nhờ vả, dựa dẫm vào ban bè thân thich cũng không xong. Giờ họ mới thấu thế nào gọi là “Trời đất tuy rộng lớn, nhưng chẳng chốn nào dành cho ta”.



Cuối cùng thực không biết phải làm sao, sau khi mở cửa núi, Tư Mã Khôi đành nhờ anh con trai của bác thợ săn dẫn cả hội băng núi, vượt mấy chục dặm đường đến huyện thành, mang khoáng thạch lấy về từ lòng đất và đồ da đổi thành tiền làm lộ phí đi đường. Ngày hôm sau, họ lên tàu trở về Trường Sa, tạm thời dừng chân ở Hắc Ốc, định tiếp tục ăn cơm đường sắt, lánh mặt một thời gian. Bây giờ làm ăn khó khăn, Tư Mã Khôi thấy nếu không có thân thế thì không thể tính kế lâu dài, mà chủ yếu là anh không đành lòng để Cao Tư Dương đi theo chịu khổ cùng mình. Anh biết lão Lưu Hoại Thủy của đội khảo cổ là người có quan hệ rộng rãi, nên anh đành dắt Hải ngọng cùng Cao Tư Dương đến Bắc Kinh.



Bấy giờ đang lúc giữa hạ, thời tiết nắng nóng cực điểm, để tránh tai mắt thiên hạ, Tư Mã Khôi phải đi một mình đến nhà lão Lưu Hoại Thủy trước, anh mang theo thanh kiếm cổ thời Sở tặng cho lão, đồng thời nói rõ hoàn cảnh hiện tại của mình, mong lão giúp đỡ tìm cách tháo gỡ.




Lão Lưu Hoại Thủy nghe tin Thắng Hương Lân chẳng may nằm lại mãi mãi dưới lòng đất sâu, lão ngậm ngùi suốt hồi lâu, rồi đồng ý nhận lời giúp đỡ, nhưng lão cũng nói trước thời thế này mà muốn an cư lập nghiệp, kiếm miếng cơm quả thật không hề dễ dàng. Sau đó, lão quay sang hỏi Tư Mã Khôi: “Bát lão gia là chân truyẻn Kim Điển, trong đạo tướng vật cũng có pháp tướng kiếm, lão gia thử chiếu cố nhìn xem thanh kiếm này có lai lịch thế nào?”



Tư Mã Khôi biết tướng của vạn vật trên đời, trong thuật tướng vật đũng là có đề cập đến tướng kiếm.



Thời Xuân thu chiến quốc có một người tên là Tiết Trùng, sinh thời đọc rất nhiều kiếm phổ, thông hiểu mọi loại kiếm trên đời. Ông ta xem tướng kiếm chẳng khác gì người ta xem tướng số, bất kể thanh kiếm nào vào tay ông ta, ông ta cũng đều xem rất kỹ càng, rồi nói thanh kiếm đó mang vận tốt hay vận hung, ví như ông ta vừa nhìn thanh Ngư trường kiếm đã biết thanh kiếm này không thuận đạo lý, là hung khí khiến quan giết vua. con giết cha… Chỉ có điều, bí thuật cổ này đã thất truyền từ lâu. Lão Lưu Hoại Thủy làm nghề đánh trổng con, làm gì hiểu được mấy chuyện này, chẳng qua chỉ vì lão không rõ thanh kiếm thời Sở này có điểm gì đáng đồng tiền bát gạo nên mới nhờ Tư Mã Khôi giảng giải mà thôi.



Tư Mã Khôi nhận ra ngay ý tứ của lão, nên đương nhiên anh chỉ nói điểm tốt của nó. Anh khua môi múa mép rằng đây là bảo vật trấn quổc cùa nhà Sở, bị vùi dưới lòng đất hơn hai ngàn năm chưa từng khai quật, ngay cả núi vàng cũng chẳng thể đổi được vật này.



Lão Lưu Hoại Thủy vừa nghe là biết tỏng ý đồ của Tư Mã Khôi, lão nói thanh kiếm này không thấy nhắc đến trong các thư tịch cổ, cũng chưa bao giờ nghe nói đến lai lịch cùa nó. Nên dẫu có là đồ cổ lưu lạc đến nay thì cũng chẳng đáng mấy tiền, huống hồ nhìn sắc kiếm cũng không được đẹp mắt cho lắm…



Tư Mã Khôi bực mình nhíu mày, anh thẳng thừng nói: “Cứ theo lời cùa mấy tay đánh trông con nhà lão thì dưới vòm trời này chẳng có thứ gì đáng tiền. Giờ tôi có bê cả Tiền Môn đặt trước mặt lão, thì lão cũng nói đó chỉ là ngôi nhà làm bằng giấy. Lão thích thì lấy, còn như không thích thì để tôi mang về cho rồi!”



Lão Lưu Hoại Thủy vội vàng cười cầu hòa: “Ấy đừng! Xin lão gia chớ trách! Nếu tôi biết nó tốt thì đã chẳng thể kiếm cơm bằng nghề đánh trống con. Biết làm sao được! Đây là ngón nghề tồ tiên truyền lại mà!”, nói xong lão cất thanh kiếm cổ thời Sở xuống gầm giường, sau đó lúng túng một hồi lão mói nói, thực ra việc Tư Mã Khôi nhờ, bản thân lão không thể giúp nổi. Trong xã hội cũ, nghề đánh trống con làm lớn tới đâu thì cũng chỉ mở được cái sạp là cùng, chứ nào có bản lĩnh gì cao cường. Lão không thể giúp hội Tư Mã Khôi gia nhập đội khảo cổ giống như giáo sư Tống Tuyển Nông được, tuy lão không thể giúp, nhưng có người lại có thể giúp, lão chỉ đặt mối cho thôi, còn việc thành hay bại thì còn phải xem Tư Mã Khôi nói năng với người ta như thế nào đã.



Ngày hôm sau, theo chỉ điểm cùa Lưu Hoại Thủy, hội Tư Mã Khôi tìm đến nhà hóa thân ở ngoại thành, đây là cách gọi tránh húy kỵ của dân gian, thực tế đó chính là nơi hỏa táng người chết. Tất cả người chết ở phía đông thành đều được đưa đến đây, khu này vô cùng hoang vắng, cỏ dại mọc cao quá nửa người. Khi cả hội tìm đến nơi thì sắc trời đã bảng lãng. Tối đó, thời tiết oi bức, không mưa, mây đen bủa vây bốn phía, bầu không tịnh vắng bóng sao, cũng chẳng có lấy một làn gió, tứ bề tối thui. Tiếng ếch và côn trùng kêu khiến người ta nổi da gà. Xung quanh hoàn toàn quạnh quẻ, chỉ có người canh xác đang gác đêm trong phòng để thi thể.



Hải ngọng cũng thấy hơi rờn rợn, anh vừa đi vừa hỏi Tư Mã Khôi: “Chẳng lẽ tay họ Lưu kia lừa chúng ta hay sao mà xui chúng ta đi tìm gã canh xác làm thời vụ ở nhà hỏa tang Mà cậu cũng cả tin thật, lúc thường cậu đa nghi lắm cơ mà?”