Minh Thiên Hạ

Chương 234: 357: Xua Hổ Đuổi Sói






Một phiên tử Cẩm Y Vệ thấy bộ dạng chết nhát của Lưu Xuân Đạt thì cười khẩy, học theo hắn đưa móc sắt qua chấn song, móc người kéo ra, nhưng không kéo được, đang định dồn sức, thình lình móc bị Tiền Ngũ Lượng giật mạnh.

Rầm!Thân thể của tên phiên tử đó va mạnh vào chấn song, một cánh tay đen đúa từ bên trong vươn ra, đấm thẳng vào mặt tên phiên tử, lại "rầm" một tiếng nữa, mũi của tên phiên tử lõm vào mặt.

Không đợi cho tên phiên tử kịp ngã ra sau, một cánh tay khác đã xuất hiện, định siết cổ hắn.

Nhưng có người còn nhanh hơn, Viên Mẫn xoảng một cái tuốt đao, chém xuống như chớp, một cánh tay rơi xuống, tên phiên tử cũng đổ gục xuống đất như cái bao tải rách.

Lưu Xuân Đạt hô hoán: “ Người đâu mau lên, Tiền Ngũ Lượng đứt tay rồi, mau mau cầm máu cho hắn.

”Bốn thủ vệ nghe thấy tiếng kêu tay cầm xiên dài vội vàng chạy vào, nhìn thấy Tiền Ngũ Lượng ôm tay phải kêu la lăn lộn trên mặt đất, đâm xiên qua chấn song, chim chặt hắn tại chỗ, lúc này Lưu Xuân Đạt mới mở cửa phòng phòng giam ra, xé vải buộc chặt vết thương, máu đang tuôn xối xả từ từ dừng lại.

“ Mau mang tới hình phòng, nung bàn là sắt ! ”Bốn năm người kéo Tiền Ngũ Lượng vội vàng đi về phía hình phòng, con tên phiên tử mặt đầy máu nằm đó thì chẳng ai để ý.

Viên Mẫn ngồi xuống kiểm tra thương tích tên phiên tử, nói với mấy người còn lại:” Đưa hắn theo, chúng ta về thôi.

”Viên tiểu kỳ phẫn nộ:” Thiên hộ, chúng ta phải giết tên ác tặc đó.

”“ Về đi, trị thương cho Lão Sài quan trọng hơn.


”Những Cẩm Y Vệ khác không nói gì, khiêng Lão Sài đã mềm nhũn rời sơn động.

“ Nhanh thế mà xong rồi sao? Nhất định là Lưu Xuân Đạt không hầu hạ chư vị quan gia chu đáo rồi, hay là để tiểu nhân đưa các ngài đi một chuyến.

” Tên thủ vệ nhận hối lộ đang bê bát miệng lớn chạy tới, giọng nịnh nọt, xem chừng muốn thêm ít bạc nữa:Viên Mẫn khoát tay: “ Không cần, bọn ta còn quay lại.

”Rồi rời khỏi vách đá, đặt tên phiên tử bị thương lên lưng ngựa, cả đám kéo nhau về Tây An, vội vàng như lúc đến.

Không tìm ra điều gì khả nghi ở đại ngục của huyện Lam Điền lại còn bị thương mất một người khiến Viên Mẫn rất không cam lòng, hắn biết hiện giờ Vân Chiêu không ở trong huyện, đây là thời cơ hiếm có, nên tiếp đó bóng dáng Cẩm Y Vệ xuất hiện khắp huyện Lam Điền, hoành hành hống hách không nơi nào không vào xem xét tìm kiếm.

Đương nhiên, chỉ cần bọn họ không phạm pháp, chỉ chấp hành công vụ của mình thì đúng là không ai ngăn cản.

Thời gian qua Viên Mẫn cơ hồ tra hết mọi văn thư của huyện Lam Điền, bất kể là tiền lương, dân hộ hay là các vụ án, thậm chí hắn là đi thăm đoàn luyện, dưa theo danh sách đoàn luyện đối chiếu ba ngày.

Người trên danh sách đều là thật, mỗi người bị tra đều có ghi chép huấn luyện, vũ khí được phát cũng khớp với vũ khí bản thân đoàn luyện đó có trong nhà.

Trong vòng một dặm có 52 đoàn luyện, sáu cái nỏ, bảy cây cung, 240 mũi nỏ, 140 mũi tên, sáu thuẫn lớn bằng gỗ, 11 thuẫn tròn bọc da, 16 cây trường thương, 40 cây đao, lý trưởng và đội chính mỗi người một cây điểu súng, mỗi tháng thao diễn 5 ngày.


Viên Mẫn biết quân đội Đại Minh trừ biên quân và quân đội du kích tác chiến quanh năm, rất ít đội quân nào hơn đoàn luyện Lam Điền về trang bị, còn binh sĩ vệ sợ so với đoàn luyện Lam Điền thì càng giống bách tính trồng trọt hơn.

Đoàn luyện Lam Điền thành lập năm Sùng Trinh thứ 5, căn cứ vào ( Địa phương đoàn luyện sơ) do binh bộ phát hành vào tháng 2 năm Sùng Trinh thứ 5.

Ý định ban đầu của sách lược này là để bách tính kết thành đoàn luyện tử bảo vệ trước nạn tặc khấu hoành hành, là chính sách tốt, huyện Lam Điền cũng chấp hành rất tốt.

Nếu toàn bộ Đại Minh mà tổ chức đoàn luyện như huyện Lam Điền thì Viên Mẫn chỉ thấy vui mừng, nhưng khi nơi khác đều nát cả, huyện Lam Điền làm tốt khiến người ta vô cùng lo lắng.

Mấy lần nhấc bút cũng không biết phải viết ra sao ! Mỗi lần hạ bút xuống, Viên Mẫn lại tiều tụy thêm một phần.

Vân Chiêu ăn món mỳ tương chua do gia chủ Cao thị cung cấp, rất hài lòng, cấp gia chủ Cao gia để lại ít lương thực coi như đáp lễ.

Lúc này bão cát chỉ mùa xuân phương bắc mới có tới đúng hẹn, bão cát nơi này loạn lắm, trên không trung mây bay qua vèo vèo, mây xuất hiện đột nhiên, bay đi cũng bất ngờ, nhưng dưới mặt đất chỉ thi thoảng mới có chút gió, cát vàng từ trên không từ từ lắng xuống, người đứng ngoài trời chẳng bao lâu là thành người đất.

Lớp đất vàng dày tới nghìn mét của Cao nguyên đất vàng từ đó mà ra.

Gió phương bắc đem hạt cát bụi nhỏ từ sa mạc, hoang mạc bay lên, vận chuyển qua ngàn dặm rồi tới Cao nguyên đất vàng.

Tích lũy theo tháng năm, đất đai phương bắc thành sa mạc, còn đất vàng trên cao nguyên ngày một dày.

Cảnh tượng này rất giống hoàn cảnh của Đại Minh bây giờ, chỉ có điều triều đình Đại Minh có được tiền lương, vật tư, nguồn binh lực từ đông nam.

Hai vùng tây, bắc nếu không thể tự cấp tự túc, thời gian dài sớm muộn cũng bị phương nam vứt bỏ, mà hiện trạng hỗn loạn ở phương bắc càng thêm nghiêm trọng, khiến tây bắc thêm nghèo khó.

Nếu như nơi huyện Lam Điền chỉ cần hai năm thực sự bình yên là có thể khôi phục cuộc sống bình thường, còn nơi như Cam Túc muốn no bụng thì cần nhiều thời gian hơn.

Cải tạo thủy lợi cũng có hiệu quả với Cam Túc, đáng tiếc công trình thủy lợi ở nơi này đem tới hiệu quả với nông nghiệp chưa bằng 5 thành Quan Trung.

Cam Túc là nơi không hề dễ sống.

Thời gian qua Vân Chiêu đi kiểm tra ruộng đồng của bách tính, y phát hiện ra đất cát cằn cỗi dù có trồng kê, cốc, kiều mạch hay thanh khoa đi chăng nữa thì sản lượng đều rất thấp.

Nhưng mà trồng loại cây yêu cầu tính thoáng khí của đất cao như khoai tây thì lại là tốt nhất.

Huyện Lam Điền giờ có rất nhiều khoai lang, khoai tây, chỉ cần trồng ở đây hai năm là bồi dưỡng ra được loại khoai tây thích hợp.

Có điều muốn chuyên tâm trồng trọt thì trước tiên là giải quyết vấn đề trị an.

Tối hôm qua, y gặp được hai tên phỉ thủ Xạ Tháp Thiên, Dương Lục, khẩn cầu bọn chúng đừng quấy nhiễu dân sinh, sau khi hai tên cự khấu này thề với trời, Vân Dương liền thu đao kề trên cổ chúng lại.


Cảnh như vậy Vân Chiêu trải qua rất nhiều lần, nhưng lần này hơi khác.

Sau khi Dương Lục sức cùng lực kiệt chạy tới sơn trại của Xạ Tháp Thiên liền không muốn chạy nữa, vì kỵ binh của Lý Định Quốc quần thảo ngoài sơn trại như đàn sói đói, hắn rất sợ nếu mình còn tiếp tục chạy, ra tới hoang mạc bao la, không còn quan phủ cho mình xua đuổi, giá trị lợi dụng không còn, Lý Định Quốc sẽ giết ngay.

Xạ Tháp Thiên tự nhủ mình không có oán thù gì với Vân thị, chủ động đứng ra giảng hòa cho Dương Lục, cho nên mới có buổi tụ hội tối qua.

Vân Chiêu là người rất dễ nói chuyện, y chưa bao giờ có ý dồn người ta vào đường cùng, thấy Dương Lục, Xạ Tháp Thiên sống trong hoang mạc không phải cách hay liền chỉ cho chúng đường sống.

Từ Điều Thành thuận theo Hoàng Hà đi tới, chưa tới 300 dặm là Ninh Hạ, nơi này chính là một trong cửu biên của Đại Minh.

Vào năm Sùng Trinh thứ sáu tổng binh Ninh Hạ tiền nhiệm Hạ Hổ Thần chiến tử sa trường khi nghênh chiến với Lâm Đan Hãn bị Đa Nhĩ Cổn đuổi cho hết đường chạy, triều đình liền phái tân tổng binh Mã Thế Long tới.

Mã Thế Long không cường hãn bằng Hạ Hổ Thần, có điều ông ta có mưu lược hơn, sau khi liên tục gi3t chết hơn 3000 binh mã của Lâm Đan Hãn, Lâm Đan Hãn thấy mưu đoạt Ninh Hạ không được liền chạy tới Thanh Hải, cuối cùng bệnh chết ở Đại Thảo Than.

Đa Nhĩ Cổn thành công đánh tan đại quân của Lâm Đan Hãn, vì quá vội không từ Ninh Hạ đánh phá biên ải mà chỉ men theo Đại Hà cướp bóc nô lệ và vật tư rồi về Thịnh Kinh.

Từ đó Ninh Hạ có được quãng thời gian yên bình hiếm có.

Nhưng năm Sùng Trinh thứ 7, Mã Thế Long bệnh chết, Ninh Hạ hỗn loạn, điều này khiến Vân Chiêu rất đau đầu.

.