Mùa Hè Thiên Đường 1 - The Summer I Turned Pretty

Chương 12



Thỉnh thoảng chú Fisher cũng có ghé qua thăm mọi người vào dịp cuối tuần và tuần đầu tháng 8. Chú làm ở ngân hàng do đó không thể xin nghỉ quá nhiều ngày được. Mà thú thực là không có chú Fisher còn vui gấp tỉ. Mỗi lần chú tới Cousins, mặc dù cũng không thường xuyên lắm, là y như rằng đứa nào đứa nấy ngoan hẳn lên, đi đứng cũng chậm rãi khoan thai chứ không chạy uỳnh uỵch khắp nhà như mọi khi. Tất nhiên trừ mẹ và cô Susannah. Điều thú vị là mẹ, chú Fisher và cô Susannah hóa ra cùng học chung trường Đại học và trường của họ bé đến nỗi ai trong trường cũng đều biết nhau hết.

Cô Susannah bảo tôi nên gọi chú Fisher là "Adam" cho thân mật hơn nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn chưa tài nào làm được. Tôi cứ thấy không quen. "Chú Fisher" nghe quen hơn, với cả hai anh em tôi. Tôi nghĩ ở chú toát lên một vẻ đạo mạo khiến người đối diện không thể không gọi chú bằng cái tên đó. Không chỉ trẻ con đâu, kể cả người lớn cũng vậy. Và có lẽ chú cũng thích mọi người gọi chú là Fisher hơn.

Chú thường tới Cousins vào tối thứ Sáu và mọi người sẽ đợi chú cùng ăn tối. Cô Susannah luôn chuẩn bị sẵn đồ uống yêu thích của chú: Gừng và rượu whisky Marker's Mark. Mẹ trêu cô Susannah sốt sắng cứ như đang chờ người yêu nhưng cô mặc kệ, lờ đi như không nghe thấy gì. Mẹ cũng trêu cả chú Fisher nữa nhưng lập tức bị chú "trả đũa" trêu lại ngay. Có lẽ từ “trêu trọc” dùng ở đây không chuẩn lắm, mà phải là “khích bác” mới đúng. Lúc này họ khích bác, trêu trọc nhau là thế nhưng lúc khác lại cười đùa như không có chuyện gì xảy ra. Điều buồn cười là: Bố mẹ tôi rất hiếm khi to tiếng, cãi vã nhau thế mà cũng chẳng mấy khi mỉm cười với nhau được nhiều như thế.

Chú Fisher khá điển trai, ít nhất cũng điển trai hơn bố tôi nhưng đồng thời chú ý lại có gì đó khó gần hơn bố. Trong mắt tôi dù sao chú cũng không đẹp bằng cô Susannah! Có lẽ bởi vì tôi quá yêu cô Susannah, tình yêu tôi dành cho cô chỉ đứng sau mẹ. Không ai có thể thay thế được vị trí này của cô trong trái tim tôi.Đôi lúc, khi bạn đã yêu quý một người thì dù họ có xấu thế nào đi nữa, trong mắt bạn họ vẫn đẹp hơn hàng triệu triệu lần. Bạn nhìn họ qua một lăng kính hoàn toàn khác với mọi người xung quanh - bạn nhìn họ bằng trái tim và tâm hồn chứ không phải bằng đôi mắt

Lần nào đám tụi tôi xin đi đâu chú Fisher cũng không quên dúi cho một đồng 20 đôla “để mua kem hay cái gì đó ngọt ngọt” và anh Conrad sẽ là người phụ trách việc cầm tiền. Cái gì đó ngọt ngọt. Từ mùa Hè đầu tiên cho đến mùa Hè năm ngoái, luôn luôn là cái gì đó ngọt ngọt. Phải nói anh Conrad rất thần tượng bố. Trong mắt anh, bố là một anh hùng. Từ lâu lắm rồi. Lâu hơn tất thảy bọn chúng tôi gộp lại. Bố đã không còn là anh hùng của lòng tôi khi tôi tình cờ bắt gặp bố tay trong tay với một nghiên cứu sinh do bố hướng dẫn, ngay sau khi chia tay với mẹ. Cô ta thậm chí còn không hề “thuận mắt”.

Để đổ lỗi cho bố về mọi chuyện - từ vụ ly hôn đến vụ chuyển nhà mới – không có gì là khó. Nhưng nếu hỏi tôi trách ai nhất trong câu chuyện đổ vỡ này thì có lẽ là mẹ. Tại sao mẹ có thể to ra bình thản và điềm tĩnh đến như vậy? Ít ra thì bố cũng đã khóc. Ít ra bố cũng tỏ ra đau khổ. Còn mẹ? Tuyệt nhiên không một chút gì hết. Gia đình chúng tôi tan vỡ và mẹ vẫn tiếp tục sống vui vẻ bình thường. Như thế thật không bình thường chút nào!

Một mùa Hè nọ, khi ba mẹ con tôi từ Cousin trở về, bố đã dọn hết đồ đạc của mình ra khỏi nhà - bản in đầu tiên các tác phẩm của nhà văn Hemingways, bộ bàn cờ, chồng đĩa CD của Belly Joel, cùng con mèo cưng Claude. Từ xưa tới nay vẫn quấn bố hơn bất kì ai trong nhà nên bố mang nó theo cũng là đúng. Nhưng dù sao tôi vẫn cảm thấy buồn. Ở một khía cạnh nào đó, sự trống vắng mà Claude để lại trong căn nhà này còn nhiều hơn cả bố. Đi tới đâu tôi cũng nhìn thấy sự hiện diện của nó, như thể nó mới là chủ nhân thực sự của ngôi nhà này.

Sau đó bố đã đưa tôi đi ăn trưa ở quán Applebee’s và nói lời xin lỗi với tôi: “Bố xin lỗi vì đã mang con Claude đi. Con có nhớ nó nhiều lắm không?” Sau khi rời khỏi nhà bố bắt đầu để râu quai nón. Trông thật chịu. Tôi thấy khó chịu với bộ râu mới của bố; và tôi thấy khó chịu với chính cả bữa trưa này.

“Không ạ” – tôi nhìn chằm chằm vào bát xúp rau trên bàn – “Nó là của bố mà”

Vậy đấy,bố nuôi Claude còn mẹ nuôi anh Steven và tôi. Mọi người đều vui vẻ với sự lựa chọn của mình. Cứ cuối tuần hai anh em tôi sẽ đến ở với bố ở căn hộ bố mớ mua sau khi ly dị. Nhà bố lúc nào cũng như có mùi nấm mốc, mặc dù bố thường xuyên thắm nến hương trong nhà.

Tôi chúa ghét mấy loại nến thơm kiểu đó, và mẹ cũng vậy. Chúng làm tôi hắt xì hơi liên tục. Tôi có cảm giác việc được tự do thắp bất kì loại nến thơm nào tuỳ thích khiến bố cảm thấy độc lập hơn, mới mẻ hơn. Ngay lần đầu tiên tới nhà bố, vừa mở cửa bước vào đã bị cái mùi hương đáng ghét đó xộc ngay vào mũi. Tôi rú lên: “Áaaaa, bố thắp nến thơm đấy à?” Không lẽ vừa mới dọn ra khỏi nhà chưa được bao lâu mà bố đã quên mất vụ tôi bị dị ứng rồi sao?

Mặt đầy ăn năn, bố gật đầu thú nhận là đã đốt chút nến trước khi tôi tới thật. Và bố cũng hứa sẽ không làm như vậy nữa. Nhưng chỉ khi tôi có mặt ở đó thôi. Mặc dù bố đã mở toang cửa cho bay hết mùi nhưng tôi vẫn ngửi thấy chúng.

Nhà của bố có hai phòng ngủ, bố ở phòng chính, còn tôi ở phòng còn lại với một chiếc giường đôi và chăn ga màu hồng. Anh Steven ngủ trên sô-pha ngòi phòng khách - một chỗ ngủ đáng mơ ước, tha hồ xem TV. Trong khi phòng của tôi chẳng có gì ngoài cái giường và cái bàn trang điểm màu trắng mà hầu như tôi không bao giờ đụng tới. Quần áo tôi mang theo tới đây cũng chỉ cần một bên ngăn kéo là đủ, các ngăn còn lại lúc nào cũng trong tình trạng rỗng không. Ngoài ra còn một cái giá sách đầy ự chững cuốn sách bố mua cho tôi. Niềm vui của bố là được tặng sách cho con gái. Bố vẫn luôn hy vọng rằng tôi sẽ giống như bố, yêu thơ ca và thích đọc sách. Tôi thích đọc sách nhưng không phải theo cái cách mà bố kỳ vọng ở tôi. Tôi sẽ không bao giờ có thể ngồi một chỗ ôm quyển sách và miệt mài nghiên cứu để trở thành học giả như bố được. Tôi thích tiểu thuyết, nhưng không phải sách về người thật việc thật. Còn nữa, tôi rất ghét bộ chăn ga gối đệm màu hồng kia. Nếu bố chịu hỏi tôi trước một câu, tôi sẽ nói là màu vàng, chứ không phải là màu hồng.

Nhưng dù sao như thế là bố cũng đã cố gắng lắm rồi. Cố gắng theo cánh của riêng bố. Bố thậm chí đã mua lại một chiếc piano second-hand và loay hoay đặt nó trong phòn ăn , chỉ vì muốn tôi vẫn có thể tập đàn mỗi khi đến đây chơi vào dịp cuối tuần. Có điều bố không hề biết là cái đàn này âm điệu bị sai lệch hết nên dù có muốn thì tôi cũng khó mà tập nổi. Tất nhiên, tôi không nỡ lòng nào nói cho bố biết điều đó.

Đây cũng là một phần lí do tại sao tôi luôn mong ngóng đến mùa Hè. Bởi như thế tôi sẽ không phải đến ở căn hộ bé tẹo buồn tẻ đó với bố. Không phải vì tôi không thích gặp bố. Ngược lại, tôi thương và nhớ bố vô cùng. Có điều đối với tôi căn hộ đó quá bức bối. Giá như tôi có thể gặp bố ở nhà mình thì tốt biết mấy. Căn nhà thực sự của chúng tôi. Giá như mọi chuyện quay lại được như xưa. Vì mẹ đã ở với chúng tôi suốt Hè nếnau khi quay trở về đến lượt bố sẽ đưa anh em tôi đi chơi riêng. Ba bố con tôi thường sẽ bay tới Florida thăm ông bà nội. Mỗi lần như vậy thật không khác gì đày bởi vì bà sẽ tìm mọi cách bắt bố hàn gắn lại với mẹ - người mà bà cưng chiều hơn cả con gái ruột. Mặc dù bố mẹ ly dị cũng đã lâu nhưng cứ hễ lần nào gặp là y như rằng bà sẽ hỏi: “Gần đây con có thường hay nói chuyện với Laurel không?”

Tôi không thích cái cách bà cằn nhằn cử nhử bố như vậy. Chuyện này dù sao cũng không nằm trong tầm kiểm soát của bố. Nói ra thì thật mất mặt nhưng chính mẹ là người đề nghị chia tay trước. Chính mẹ là người làm đơn và đứng ra làm mọi chuyện. Điều này thì tôi có thể khẳng định. Nếu không, bố chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục bằng lòng với cuộc sống đều đều trong ngôi nhà hai tầng màu xanh của chúng tôi cùng Claude và những cuốn sách của mình.

Bố có lần đã nói với tôi rằng Winston Churchill từng nói nước Nga là một câu đố, được bao bọc bởi sự thần bí, bên trong một điều bí ẩn. Theo lời bố thì ngài Churchill đáng kính chính là đang nói về mẹ. Đấy là trước khi xảy ra vụ ly dị. Bố nói bằng cái giọng nửa cay đắng, nửa tôn trọng. Ngay cả khi không còn yêu mẹ nữa thì bố vẫn luôn ngưỡng mộ mẹ.

Nếu được lưaj chọn có lẽ bố sẽ muốn được ở bên mẹ suốt đời và cố gắng tìm ra lời giải đáp cho điều bí ẩn mang-tên-Laurel. Giải câu đó luôn là sở trường của bố - một người luôn thích các định lý và học thuyết. X luôn phải bằng với cái gì đó. Không thể chỉ đơn thuần là X.

Trong mắt tôi, mẹ không đến mức bí ẩn như bố nói. Mẹ là mẹ của tôi. Một người mẹ luôn thấu tình đạt lí và tràn đầy tự tin. Trong mắt tôi, đọ bí ẩn của mẹ chỉ giống như một cốc nước trắng. Mẹ biết bản thân muốn gì và không muốn gì. Và điều mẹ không muốn chính là tiếp tục làm người phụ nữ của bố. Tôi cũng không biết đó là do mẹ đã hết yêu bố hay là vì mẹ chư từng yêu bố.

Mỗi khi hai anh em tôi cùng bố đến Florida thăm ông bà nội thì mẹ sẽ tự đi du lichj một mình tới nhưng vùng đất xa xôi như Hungary hay Alaska. Mẹ luôn đi một mình. Mẹ chụp rất nhiều ảnh nhưng tôi chẳng bao giờ xin mẹ cho xem và mẹ cũng chẳng bao giờ hỏi tôi có muốn xem không.