Mưa Ở Phía Tây

Chương 29



Ngày mùng 1 tháng 5, bọn họ đến thành phố D thăm ông bà ngoại. Đỗ Trường Luân đưa cô ra biển câu cá. Chẳng biết anh mượn được đâu chiếc thuyền nhỏ, là loại thuyền gỗ khoảng 3,4m, động cơ đơn giản, có rất nhiều người đều là ngồi thuyền này đi câu cá. Đỗ Trường Luân lại có thể tự lái thuyền.

–     Anh có làm được không?

Trời đất của tôi ơi, đây là ra biển, một khi có chuyện gì thì sẽ không thể cười nổi đâu.

–    Không phải em biết bơi sao? Có chuyện gì thì bơi vào bờ cũng được:3

Anh mặc quần áo thể thao màu lam, bớt đi sự nghiêm túc thường nhật, khuôn mặt tuấn tú dưới ánh mặt trời buổi sớm mà trông rất nhu hòa, thân thiết.

–    Được rồi, lên đi! Yên tâm đi, nhất định sẽ đưa em trở về an toàn.

Anh kéo Quý Hân Nhiên lên thuyền.

Biển gió êm sóng lặng, ngồi trong thuyền nghe tiếng motor chạy ro ro thực sự là rất thú vị. Đỗ Trường Luân quả thực rất thành thạo.

–     Hồi còn đi học, ngày nghỉ nào cũng đều ra đây câu cá, cũng quen được nhiều cao thủ câu cá. Thuyền này là của chú Lâm, chú ấy là đệ nhất cao thủ, mỗi lần đi ra biển với chú ấy đều thắng lợi mà về…”

Thuyền đi hơn 30’ thì dừng lại.

–      Thuyền quá nhỏ, không thể đi quá xa.

Đỗ Trường Luân tắt máy, giải thích. Nơi này quả thật không quá xa bờ, cảnh quan rõ ràng ngay trước mắt. Đỗ Trường Luân bắt đầu móc mồi, anh mang theo rất nhiều đồ câu cá, có một số thứ Quý Hân Nhiên cũng chẳng biết tên là gì. Tuy rằng lớn lên bên biển nhưng cô biết rất ít về câu cá, trước đây cô thích ra biển bơi lội hoặc đến chỗ có đá ngầm nhặt ốc biển. Đỗ Trường Luân bận bù đầu nhưng cô ngồi bên cũng chẳng giúp được gì, đành an vị phơi nắng, ăn đồ ăn vặt. Ánh mặt trời ấm áp, gió thổi qua mang theo mùi mằn mặn của biển, cảm giác thư thái khó mà nói hết… Đột nhiên trong đầu cô hiện lên câu thơ “Dã độ vô nhân chu tự hoành” (Nơi bến đò hoang không người, thuyền tự sang sông), ý cảnh cũng khá giống. Cô vừa ăn khoai tây chiên vừa vứt xuống biển cho cá.

–     Đồ ăn không tốt cho sức khỏe, cá cũng không ăn đâu.

Đỗ Trường Luân ngồi xuống đối diện, tiện tay đưa cho cô chai nước khoáng rồi lại hỏi:

–     Đến cả mũ em cũng không mang theo, không sợ bị đen à?

Trong ấn tượng của anh, phụ nữ đều sợ phơi nắng, mùa hè đi trên đường, có một số người khoa trương đến mức độ ngồi trong ô tô cũng đeo găng tay (Ngọc Trinh, Thủy Tiên cũng thế mà nhờ:))).

–     Sợ cái gì? Anh không thấy mấy ngôi sao Hong Kong, Đài Loan đều phơi nắng cho đen đi à, đó là vẻ đẹp khỏe mạnh.

Ánh mặt trời ấm áp thế này, đội mũ chẳng phải là lãng phí sao?

Đúng lúc này có con cá cắn câu, cũng không quá lớn, lúc bắt vào xô nước vẫn còn quẫy đuôi vui vẻ. Cô sờ sờ thân mình trơn trượt của cá:

–    Khó trách càng ngày càng ít cá.

Xung quanh bọn họ cũng có khoảng 4,5 chiếc thuyền câu cá lớn nhỏ.

–    Những cần câu trên biển chắc nhiều như cột điện trên bờ vậy, mấy con cá này nhất định cũng rất khó xử, nhiều đồ ăn ngon thế này, rốt cuộc nên đi ăn nhà nào đây?

–    Đúng thế, nghe bà ngoại nói lúc bà còn nhỏ, biển rất nhiều tôm cá, tôm he lớn chất đầy nhưng hình như giờ thành đặc sản rồi.

Đỗ Trường Luân lại tiếp tục thả câu.

Bà ngoại lớn lên ở làng chài ven biển, cõ thể nói chính là thiếu nữ làng chài lưới. Lúc chiều quay về coi như là thắng lợi trở về, thành quả lớn nhất chính là một con cá vược hơn 3kg. Bình thường ăn cá cũng thấy bình thường nhưng tự mình câu được con cá lớn như vậy, hẳn phải dùng hai chữ “cao hứng” mới có hình dung được tâm tình lúc này.

–    Giang thượng vãng lai nhân, đãn ái lô ngư mỹ, quân khán nhất diệp chu, xuất nhập phong ba lý. (Bài thơ “Người đánh cá trên sông” của Phạm Trọng Yêm. Xem thêm tại đây)

Cô cảm khái nói.

–    Đỗ Trường Luân, sau này chúng ta về hưu, tìm làng chài nhỏ mua một căn nhà, sống bên bờ biển, ngày ngày đi câu cá… nghe tiếng sóng biển…

Đỗ Trường Luân ngồi nghiêng, nghe cô nói xong đột nhiên quay người nhìn cô chăm chú

–    Sao thế?

Bị anh nhìn như vậy khiến cô có cảm giác khó mà nói rõ. Anh mỉm cười không đáp rồi lại quay đi. Thuyền cách bờ càng lúc càng gần, người trên biển có thể mặc kệ mọi thứ nhưng lên bờ mới biết chẳng qua cũng chỉ là cao hứng nghĩ vậy mà thôi.

Đỗ Trường Luân và bà ngoại liên thủ làm một bữa tối với những món hải sản phong phú, canh cá thơm ngon, thịt cá béo ngậy. Quý Hân Nhiên ăn đến độ không thể đứng nổi dậy nữa.

–     Bà ơi, còn ăn nữa thì cháu biến thành heo mất.

Cô vỗ vỗ mặt mình

–     Cháu mà béo lên thì bà mong còn chẳng được nữa là.

Bà ngoại rất vui. Thực ra từ khi học trung học đến giờ, thể trọng của cô không có nhiều thay đổi.

–     Từ sau khi đi làm rồi, đây là lần đầu tiên Trường Luân về câu cá đấy, đã lâu rồi chưa thấy nó vui thế này. Thằng bé này tâm sự nặng nề, chuyện gì cũng chỉ giấu trong lòng. Năm ấy nghỉ hè, nó cả ngày ngâm người trên biển, kiếm đủ loại vỏ sò vỏ ốc, mài mài đẽo đẽo thành chiếc chuông gió rất đẹp rồi mang về nhà. Nhưng mấy ngày sau lại quay về, suốt cả kì nghỉ đều rầu rĩ không vui, hỏi nó cũng không nói… haiz

Bà ngoại nhìn Đỗ Trường Luân đang giúp ông ngoại tỉa cây mà nói.

Chiếc chuông gió đó cô cũng từng thấy rồi, cô không có sở thích xem trộm riêng tư của người khác, đồ của Đỗ Trường Luân hầu như cô cũng không động chạm gì đến. Hôm đó là trường làm bảng thống kê, yêu cầu mỗi người viết lại những thành tích của mình. Cô vốn không nhớ rõ mấy thứ này nên đành phải về nhà xem giấy chứng nhận. Lúc kết hôn, mấy thứ giấy tờ này cô đều cất trong rương, để trong thư phòng nhưng có một số giấy tờ tìm không thấy. Đồ trong thư phòng Đỗ Trường Luân rất hay sắp xếp lại, cô nghĩ chẳng biết có phải mình vứt bậy bạ rồi anh cất đâu rồi không nên đành phải ra giá sách tìm. Trong góc giá sách lại tìm được một chiếc hộp, mở ra xem thì lại thấy là một chiếc chuông gió làm từ vỏ sò, vỏ sò trắng muốt dùng chỉ kết thành hình trái tim, vừa nhìn đã biết là đồ handmade, không lớn nhưng rất tinh xảo, khẽ chạm qua phát ra tiếng leng keng rất vui tai.

–    Em học được thói lục lọi đồ của người khác từ bao giờ thế?

Chẳng biết Đỗ Trường Luân đã vào từ khi nào, mặt lạnh tanh, ngữ khí cũng không tốt.

–    Sao lại là người khác? Không nghe người ta nói “vợ chồng là một” sao? Chia rõ ràng thế làm gì?

Cô cố ý nói thật nũng nịu, thực ra là rất bực mình với vẻ mặt lạnh băng kia của anh. Lúc về phòng cô nói với anh:

–     Về sau có gì không muốn để người khác xem thì dán nhãn lên đó đi.

Tự tay làm chuông gió vỏ sò vì một cô gái, không ngờ anh cũng có lúc ôm ấp tình cảm lãng mạn như vậy. Cô không biết là anh đã nghe bài hát “Chuông gió vỏ sò” bao giờ hay chưa nhưng tâm tình anh nhất định là giống như lời bài hát…

“Mây trắng trên bầu trời xanh tựa như mọi chuyện đang dần trôi dạt. Vỏ sò lười biếng nằm trong lòng biển, lắc lư lắc lư. Mỗi lần gặp em bên bờ biển, chẳng hiểu sao tim anh cứ đập loạn, tựa như chuông gió vỏ sò bên cửa sổ bị gió thổi mà rối loạn…”

Chương 29

Lưu Lâm gặp phải chuyện phiền toái.

Nguyên nhân là trong lớp của cô có một cậu học sinh tên là Tùy Tiểu Lỗi, là một học sinh bất hảo có tiếng, đi học muộn, trốn về sớm, trốn học, đánh nhau, yêu đương… Lúc trước chia lớp, các giáo viên chủ nhiệm đều không muốn nhận cậu ta, hiệu trưởng chẳng có cách nào nên đành cho rút thăm. Thời khắc cuối cùng, Lưu Lâm đứng dậy nhận cậu học sinh này. Vì thế, lúc ấy Quý Hân Nhiên còn từng nói với cô: “Chỉ có chị là giàu lòng thương người, học sinh người ta không cần, chị nhận làm gì?”.

“Chị cũng biết đó là học sinh khó trị nhưng dù sao nó cũng là một con người, nào phải là đồ vật, sao có thể bắt thăm? Vậy còn gì là tự tôn?”

“Chị ấy à, lòng tốt để lãng phí, sẽ có lúc chị chịu khổ thôi.”

Ai ngờ những lời cô nói khi ấy lại thực sự ứng nghiệm.

Tùy Tiểu Lỗi này nửa đêm trốn ra khỏi kí túc xá ra quán nét bị bạn học cùng kí túc xá vốn là cán sự lớp phát hiện rồi nói cho cô giáo. Kết quả cậu ghi hận trong lòng mà đánh học sinh kia. Lưu Lâm nhân lúc cả lớp đi học môn thể dục mà gọi cậu này lại, phê bình cậu này rất gay gắt, có lẽ vì mất mặt nên cậu học sinh này tức tối chạy ra ngoài, không ngờ bị đập đầu vào cửa bị chảy mái. Vốn cũng chẳng sao, chỉ là vết thương ngoài da, Lưu Lâm đưa cậu đến phòng y tế băng bó rồi cho cậu về nhà nghỉ ngơi. Nhưng hôm sau phụ huynh của cậu tìm đến trường nói là Lưu Lâm đánh đập học sinh khiến Tùy Tiểu Lỗi bị vỡ đầu, yêu cầu trường học xử lý.

Cậu của Tùy Tiểu Lỗi có tiếng lưu manh trong Hoàn Dương, bình thường không có việc gì làm nên thích đi gây sự, lần này khiến trường học náo loạn. Cho dù Lưu Lâm giải thích đủ điều nhưng lúc ấy là giờ thể dục, trong lớp chỉ có cô và Tùy Tiểu Lỗi nên không ai có thể chứng minh cô vô tội.

Cậu của Tùy Tiểu Lỗi đưa ra yêu cầu rất vô lý: thứ nhất là muốn ban lãnh đạo trường xử lý Lưu Lâm, thứ hai là yêu cầu trường học bồi thường tiền viện phí và thiệt hại tinh thần, tổng cộng là năm vạn tệ.

Anh ta nói vết thương của Tùy Tiểu Lỗi rất nghiêm trọng, sau khi bị cô giáo đánh thì đầu vẫn đau, còn lấy cả giấy chứng nhận của bác sĩ. Nhìn qua đã biết là giả nhưng biết làm sao, anh ta có thể làm được điều này.

Hiệu trưởng Nguyễn hiển nhiên là không dám trêu chọc “địa đầu xà” này (côn đồ địa phương), biết rõ Lưu Lâm không hề đánh học sinh nhưng vẫn quyết định cho Lưu Lâm tạm thời nghỉ lên lớp.

Lưu Lâm hết đường chối cãi, khóc đến độ mắt sưng húp.

“Chị đừng vội, nhất định sẽ có cách giải quyết, thật giả không thể lẫn lộn”. Cô khuyên Lưu Lâm, thực ra trong lòng cũng biết đây là chuyện phiền phức, không có người thứ ba, cho dù kiện lên tòa cũng rất khó mà giải quyết

Bệnh “đau đầu” không có tính chất gì khác thường, đến bác sĩ cũng không thể đoán nổi là đau thật hay đau giả, huống chi bây giờ nảy sinh ra đủ các loại bệnh tâm lý, cậu học sinh kia tùy tiện nói bệnh gì thì ai chẳng phải tin, làm không tốt có thể hại đến tính mạng người khác.

Mấu chốt là chuyện càng kéo dài thì càng ảnh hưởng đến Lưu Lâm, cứ nghỉ dạy mãi thì phải làm sao?

Nhà họ Tùy còn tuyên bố sẽ tìm tòa soạn báo để làm sáng tỏ chuyện này, giờ giáo viên đánh học sinh đang là đề tài rất mẫn cảm, đám phóng viên muốn thu hút sự chú ý của độc giả mà luôn ao ước tìm được chuyện như vậy (chuẩn ạ, nhiều anh pv chỉ mong thiên hạ đại loạn để kiếm bài câu khách, giật tít đùng đùng đâm ra giờ bị nhờn), bọn họ mà bắt tay với nhau thì Lưu Lâm còn làm giáo viên thế nào được nữa?

Quý Hân Nhiên đi tìm Tùy Tiểu Lỗi, qua mấy em học sinh nam khác mà cô biết Tùy Tiểu Lỗi căn bản không ở nhà dưỡng bệnh mà đến khu vui chơi giải trí.

Lúc thấy cô, Tùy Tiểu Lỗi hơi giật mình: “cô giáo Quý!”. Dù sao vẫn là học sinh, gặp giáo viên ở khu vui chơi cũng có hơi hãi.

Quý Hân Nhiên dẫn cậu qua công viên ở ngã tư đường.

“Tùy Tiểu Lỗi, cô giáo Lưu bị đình chỉ dạy?”. Cô đi thẳng vào vấn đề.

Tùy Tiểu Lỗi cúi đầu không nói gì, trán cậu chỉ dán một miếng urgo, có thể thấy là đã không còn đáng ngại.

“Tùy Tiểu Lỗi, thành thật là nguyên tắc làm người quan trọng nhất. Lúc trước, cô giáo Lưu vì không muốn tổn thương lòng tự tôn của em nên không đồng ý để trường học bắt thăm mà nhận em vào lớp cô ấy, giờ em báo đáp cô ấy như vậy?”

“Cô Quý, em không muốn thế, là cậu em…” Mặt Tùy Tiểu Lỗi lúc hồng lúc trắng.

“Cô biết đây không phải là ý định của em nhưng em đã lớn như vậy rồi, hẳn biết tự phân biệt đúng sai, không thể cái gì cũng nghe người khác được”.

Cuối cùng, Tùy Tiểu Lỗi đồng ý nói ra sự thật, cậu tự đập đầu mà bị thương, không phải Lưu Lâm đánh, bảo cậu mình đừng đến trường gây rối nữa.

Quý Hân Nhiên quay về nói tin tốt này cho Lưu Lâm. “Cảm ơn em, Hân Nhiên”. Lưu Lâm không nhịn được lại rơi nước mắt.

“Được rồi, chuyện cũng qua rồi, chị đừng buồn nữa, cứ trốn mãi trong nhà thành ra cái gì nữa?”.

Sợ người nhà biết nên cô cũng không dám về nhà, ở trong trường lại chẳng thể lên lớp, qua vài ngày đã tiều tụy đi rất nhiều.