Nạp Thiếp Ký I

Chương 13: Hồng bao công khai



Tống tri huyện nghe vậy trầm ngâm không nói. Một người trong bộ dạng sư gia phe phẫy quạt xếp, bước lại gần Tống tri huyện, khom người thấp giọng nói: "Đại nhân, án mạng này thập phần nan giải, nếu như để vị tiểu ngỗ tác này kiểm nghiệm thi thể và điền tả thi cách, nếu có xảy ra chuyện không hay gì, thì sau này còn chỗ để mượn cớ được."

Tống tri huyện ngoài mặt thì thanh nhàn, nhưng thực tế là đang rất đau đầu vì vụ án mạng hung sát này. Ở thời đại Minh triều, cứ ba năm một lần tiến hành khảo hạch phân tích, loại trọng án như thế này thường là sự khảo nghiệm nghiêm ngặt nhất cho các quan lại châu huyện, nếu như may phá được án, thì đó là một chứng tích trọng đại, có thể từ đó giành được sự tuyển chọn lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên, mệnh án trọng đại có liên quan đến chuyện cố ý giết người thì đều có kỳ hạn phá án. Tới kỳ mà phá án không xong, thì có thể bị mất điểm, đối với tiền đồ của quan lại bị ảnh hưởng rất lớn. Phát sinh mệnh án tất phải báo lên trên, do đó có muốn giấu cũng giấu không được. Đó là chưa kể hung sát án trọng đại có liên quan đến gia quyến của mệnh quan triều đình, phải làm báo cáo bằng văn chương hẳn hoi gửi lên trên mới được.

Trong chuyện này có rất nhiều kỹ xảo. Điều chủ yếu nhất là khi lập án thì không nên viết rõ tính chất của án kiện là cố ý sát nhân hay là vô tình sát nhân. Đối với những trường hợp bất khả kháng, cấp trên thường không có cách gì hạn định thời gian phá án. Do đó, sau này những án đó phải dựa vào việc linh hoạt nắm chặt chứng cứ, dựa vào báo cáo nghiệm thi, vốn là thi cách, mới lần ra những đầu mối quan trọng.

Tuy nhiên, chuyện khám tra của ngỗ tác là chuyện độc lập, không phụ thuộc vào ý chí quyết định của huyện lão gia. Do đó, loại trọng án này cần phải có Thi cách càng đơn giản càng tốt, càng hàm hồ càng tốt. Nếu để lão ngỗ tác đi khám nghiệm điền vào bản Thi cách, thì không chắc là lão không tả ra chân tướng. Nếu để tên tiểu học đồ này miêu tả, do hắn là một tên học việc nho nhỏ, cái gì cũng chưa biết, không mô tả được thứ gì, do đó, sau này nếu có chuyện gì, thì có cớ mà thoái thác, đổ thừa.

Lời đề nghị của Ân Đức được sư gia phân tích chính là hợp với ý của Tống tri huyện. Tống tri huyện gật đầu: "Lão, lão ngỗ tác thân thể bất an, không, không thể nào tiếp tục kiểm nghiệm. Vậy để Dương, Dương ngỗ tác phụ trách tiến hành kiểm nghiệm thi thể."

Ân Đức cất tiếng bảo tùy tùng: "Các ngươi mau giúp lão ngỗ tác quay về nghỉ ngơi." Mấy tên tùy tùng lập tức vâng dạ, bước tới xốc lão ngỗ tác đang còn ho khù khụ đưa ra khỏi phòng.

Tống tri huyện hỏi: "Dương, Dương ngỗ tác, thi cách phân cho ngươi, ngươi bỏ, bỏ ở đâu rồi?"

Dương Thu Trì cười khổ nghĩ: "Ta làm sao mà biết đây?" Nhưng lại thuận miệng đáp bừa: "Có thể là ở nhà tôi."

Tống tri huyện gật đầu: "Ngươi, ngươi kiểm nghiệm thi thể trước, ta, ta kêu người đi lấy đến cho ngươi." Sau đó quay đầu lại phân phó cho bọn "Trường tùy" (đầy tớ nhà quan): "Mau đến nhà Dương, Dương ngỗ tác lấy cái, cái thi cách đem đến đây!" Một tên trường tùy người dạ dài chạy đi.

Trường tùy là nhân viên thuê mướn tư của quan ở châu huyện trong thời Minh- Thanh, dùng để hỗ trợ xử lý công vụ hoặc chiếu cố người nhà, không phải là người của quan, mà cũng chẳng phải người dân bình thường.

Dương Thu Trì nhìn quanh hiện trường, đang suy xét xem nên bắt đầu khám xét ở nơi nào trước, thì Ân Đức đã bước đến bên cạnh, vỗ nhẹ lên vai hắn: "Tiểu huynh đệ, khổ cho ngươi rồi, đây là 'khai thủ tiền' (tiền đầu tay) và 'tẩy thủ tiền' (tiền rửa tay), hãy thu lấy đi." Vừa nói, y vừa đưa ra một xâu tiền, đại khái khoảng một trăm văn.

Khai thủ tiền? Tẩy thủ tiền? Cái này là cái quỷ gì thế? Dương Thu Trì không hiểu. Hắn không biết rằng, khi ngỗ tác ở Minh triều nghiệm thây, thì khổ chủ cần phải cho hồng bao (bao lì xì màu đỏ). Loại hồng bao này gọi là "Khai thủ tiền" và "Tẩy thủ tiền". Đó chính là một trong những nguồn thu nhập chính của ngỗ tác. Quan lại Minh triều chỉ cấp cho nha dịch và người làm công đồng lương rất ít ỏi. Do đó, các loại lệ phí (ví dụ như Hồng bao) đã trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của quan lại và nha dịch.

Ngỗ tác cũng cùng một dạng, nếu như chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi hai lượng bạc một tháng, thì chi phí sinh hoạt sẽ trở thành một vấn đề lớn. Đối với loại hồng bao này, quan lại triều đình mặc nhiên công nhận. Nếu không như thế, thì chẳng ai thèm bán sức bán mạng cho nha môn, bộ máy quan liêu to lớn này cũng vì thế mà không có cách gì vận hành cho suôn sẽ được.

Dương Thu Trì không biết quy vũ này, nên đưa tay chối từ. Ân Đức liếc mắt nhìn hắn, gật gật đầu, sờ sờ túi áo, lấy ra thêm một xâu tiền nữa, rồi dúi cả hai xâu tiền vào trong lòng Dương Thu Trì. Dương Thu Trì thấy y hiểu lầm ý của mình, vừa định giải thích, Tống tri huyện ở phía sau đã giục: "Trời, trời đã sắp tối rồi, còn không mau thu, thu lấy rồi bắt đầu kiểm nghiệm !"

Kêu ta thu tiền? Quả thực Dương Thu Trì không tin vào tai mình, quay đầu lại nhìn Tống tri huyện, đưa hai xâu tiền lên, ý như hỏi: lão huyện thái lão gia nhà ông công khai kêu thuộc hạ nhận hối lộ hả?

Tống tri huyện sầm mạt, hừ mũi một cái rõ to, hỏi: "Sao, còn, còn chê ít à?"

Vừa nghe đến đây, Dương Thu Trì chợt hiểu. Lão huyện thái lão gia này quả nhiên cho mình thu hồng bao. Xem ra Minh triều không giống như thời hiện đại. Hối lộ mà cũng làm công khai như thế này nữa. Lòng thắc mắc nhưng không dám hỏi nhiều, hắn nhanh chóng cất hai xâu tiền vào người.

Dương Thu Trì cẩn thận nhìn tình trạng thi thể của Bạch Tiểu Muội ở trên giường. Cổ nàng có dấu vết tím bầm, lớp da trên nhũ phòng bị chấn thương và có vết cắn, âm hộ và đùi trong có một lớp dịch thể trắng đục hơi khô đang ngưng kết lại, có khả năng là tàn lưu của tinh dịch.

Lúc này, Dương Thu Trì ngửi thấu mùi hương nhè nhẹ truyền đến từ phía sau, không cần quay đầu lại cũng biết đó là tên tiểu tử giả hiệu Tống Vân Nhi. Quả nhiên, Tống Vân Nhi run giọng hồi hộp hỏi từ phía sau: "Ê! Sao rồi? Có phát hiện gì không?"

Dương Thu Trì thô lỗ đáp: "Cô không biết tự lên nhìn à!"

Tống Vân Nhi do dự một hồi, tỏ vẻ không sợ như vừa rồi nữa. Thật ra thì ngoài cửa còn có huyền thái lão gia cha của nàng cùng một vài người nữa, do đó gan của nàng cũng chợt lớn hơn, lòng hiếu kỳ bắt đầu chiếm ưu thế, nhích lên trước một bước, thò đầu ra, nấp phía sau lưng Dương Thu Trì, tay giữ chặt lấy chéo áo của hắn, lộ ra vẻ chuẩn bị chạy bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, sau khi quan sát tử tế thi thể trên giường, nàng khẽ hỏi: "Ê, trên cổ nàng ấy có cái gì đó?"

"Cái đó mà nhận không ra à? Bị bóp đó!" Dương Thu Trì thấp giọng trả lời.

"Ạ...!" Tống Vân Nhi à một tiếng dài, rõ ràng là báo ta giờ đã hiểu. Nàng dừng lại một chút, rồi kỳ quái hỏi: "Ầy, tại sao nước tiểu của nàng màu trắng?"

"Ở đâu ra nước tiểu màu trắng?"

"Đó!" Tống Vấn Nhi đưa cánh tay ngọc gần như bạc nhược hết sức đến nơi, chỉ vào chỗ tinh dịch màu trắng giữa hai đùi của Bạch Tiểu Muội.

Tống Vân Nhi bất quá mới có mười bốn mười lăm tuổi đầu, lại sinh hoạt trong xã hội Minh triều thịnh hành lễ giáo phong kiến, đối với chuyện nam nữ chẳng biết tí gì, làm sao biết được thứ trắng trắng kia là gì, chỉ đoán loạn lên mà thôi. Dương Thù Trì cũng có chút bực mình, lại không thể giảng giải cho nàng biết vệ sinh sinh lý là thế nào, bèn qua loa đáp: "Ta đang công tác, cô đừng có nói nhăng nói cuội lên có được không!?"

Tống Vân Nhi vỗ nhẹ lên vai Dương Thu Trì, sân si: "Giỏi quá hen! Không nói thì không nói."

Dương Thu Trì vén tròng mắt của người chết lên quan sát, thấy mắt sung huyết, đây chính là chứng trạng chết do bị nghẹt thở. Hắn hé môi ra xem, thấy kẻ răng của người chết có dịch thể nhàn nhạt giống huyết, đưa tay chấm thử rồi đưa lên mũi ngửi, có mùi máu. Sau đó, hắn kiểm tra phần bên trong môi, tra xét phần mô bên trong, thấy cũng có triệu chứng xuất hiện, rõ ràng là có hành vi bịt miệng. Hắn lại dùng ngón tay ép vào bộ vị ở hầu quản, thấy chỗ để tay mềm sụn lút vào, có tiếng kêu lách cách nho nhỏ, ứng với xương cổ đã bị người ta bẻ gãy.