Nạp Thiếp Ký I

Chương 404: Thán độc (*)



Lần trước kiểm nghiệm không kỹ, lại bị Kỷ Cương tham công nhảy vào làm loạn, kết quả tạo thành cái chết thảm cho mấy trăm người vô tội. Điều này dạy cho Dương Thu Trì một bài học rất lớn, cho nên, lần này hắn muốn nghĩ cách tra cho rõ nguyên nhân tử vong chân chánh của Hiền phi.

Kiểm nghiệm như thế nào thì hắn nghĩ kỹ rồi. Hắn muốn trong tình hình không cần giải phẩu, tra rõ nguyên nhân tử vong chân chính. Điều này không những cần kỹ thuật, mà còn cần có chút vận khí, hi vọng cái chết của Hiền phi thuộc về nguyên nhân mà không cần giải phẩu cũng có thể chứng minh, nếu không, mọi chuyện sẽ vô cùng khó khăn.

Dương Thu Trì leo lên thang của một bên quan quách, tháo lớp vỉa bọc ở trên, lộ ra di thể của hiền phi nương nương. Do trời đang mùa lạnh, lại chôn ở dưới đất, nên đã qua hơn tháng mà thi thể vẫn giống như lần trước, chỉ hơi thối rửa nhẹ.

Hắn trước hết lấy những vật thể bồi táng tinh mỹ và có giá trị liên thành bên cạnh thân thể của Hiền phi nương nương ra, để lộ óa hoa gối gấm ở dưới, rồi túm giữ hai bên sàn, dùng lực nhấc thi thể lên, từ từ lùi xuống thang gỗ, đặt thi thể lên sàn đá xanh.

Sau khi tháo mở túi mền, lộ ra di thể của Hiền phi. Lần này Dương Thu Trì không khách khí nữa, nhoáng cái lột sạch quần áo trên người Hiền phi, bắt đầu kiểm tra bề mặt da từng chút một.

Thi ban nằm ở phần lưng dưới, căn cứ lời khai của Liên nhi và những người khác, tuy Hiền phi chết nằm nghiêng một bên, nhưng thi ban chưa kịp xuất hiện hay vừa xuất hiện thì đã bị phát hiện ra rồi, cho nên sau đó bị đặt nằm ngữa, nên có hiện tượng này.

Dương Thu Trì tử tế kiểm tra tình huống của thi ban, giật mình cả kinh, vì thi ban có màu đỏ tươi chứ không phải đỏ bầm như bình thường. Điều này là có hai loại khả năng: một là có thể vì thi thể đặt trong băng khố quá lạnh, không khí thấm vào da hình thành hồng huyết cầu mang dưỡng khí, cho nên thi ban màu đỏ hồng; loại khả năng thứ hai là trong nội thể của Hiền phi hình thành máu nhiễm khí than, do đó thi ban mới có màu hồng tươi. Nếu như đúng với trường hợp thứ hai, thì cho thấy Hiền phi chết là do trúng khí độc từ khói than.

Điều này khiến Dương Thu Trì nhớ tới triệu chứng tử vong của Hiền phi mà thái y có nói đến, đó là một câu: "Quan sát thấy môi miệng đỏ hồng." Đây là một trong những triệu chứng trúng độc từ khí than, nhưng mà lúc đó tiết trời đang vào tháng bảy, nóng nực vô cùng, không có khả năng dùng than lửa gì ở trong này, cho nên hắn căn bản không nghĩ tới trường hợp trúng độc do khí than. Hiện giờ kết hợp với thi ban, sự hoài nghi về khả năng này càng lúc càng lớn.

Nhưng mà, không có chứng cứ chứng minh thêm một bước nữa, Dương Thu Trì không thể kết luận như vậy được. Trước khi làm chuyện này, hắn quyết định tra rõ rốt cuộc Hiền phi có chết vì trúng tì sương hay là không.

Dương Thu Trì mở rương pháp y vật chứng ra, lấy một cái ống tiêm, hút một ít muối sinh lý, bơm vào trong bộ vị bao tử của thi thể Hiền phi.

Chờ thêm một chút, hắn đổi ống tiêm thành ống hút từ từ hút nước muối sinh lý bơm vào lúc nãy, bỏ đầu hút đi, bơm xi lanh vật hút ra được vào cổ con vịt.

Chờ cả nửa ngày, con vịt đó vẫn chạy tới chạy lui kêu cáp cáp lia lịa, chẳng có vấn đề gì cả. Điều này chứng minh, trong bao tử của Hiền phi căn bản không có độc! Đương nhiên, nó cũng minh chứng rằng sau khi Hiền phi chết, người ta đã đổ độc vào!

Hiện giờ đã bài trừ trúng độc do tì sương, sự hoài nghi về khả năng trúng độc do hơi than oxít các bon (Khí CO) càng lớn hơn.

Muốn kiểm nghiệm trúng độc oxít các bon, phải lấy mẫu máu trong tim và động mạch chủ. Nếu như kiểm tra ra được thành phần CO trong máu, có thể xác nhận nghi vấn này.

Người trúng độc oxít các bon sẽ có máu màu đỏ hồng, có tính lưu động cao, không dễ hư rửa, nhân vì thế sẽ khiến quá trình thối rữa của thi thể người chết bị chậm đi.

Do thời gian tồn tại của máu chứa CO trong thi thể rất bền, cho dù thi thể đã thối rữa vẫn có thể kiểm tra ra. Do đó, Dương Thu Trì không sợ sẽ không tìm ra được.

Hắn lấy một ống chít, cắm sâu vào tim của ngừơi chết, rút ra một ống huyết ở tim của nạn nhân, sau đó dùng phản ứng với xút NAOH tiến hành kiểm nghiệm. Khi huyết dịch vừa chạm vào thuốc thử, chỉ thoáng chốc nó đã biến thành màu vàng nhạt. Điều này chứng minh trong tim của người chết có nồng độ CO rất cao, và Hiền phi chết là do trúng độc khí than!

Dương Thu Trì còn không an tâm, lại rút một ống huyết dịch lớn trong động mạch chủ của người chết, sử dụng một phương pháp khác - phương pháp lưu hóa - để tiến hành kiểm nghiệm. Kết quả, huyết dịch vẫn có màu đỏ hồng, trong khi huyết dịch bình thường phải biến thành màu xanh nâu. Điều này lần nữa chứng minh, Hiền phi chết là do trúng độc khí than (CO)!

Tháng bảy trời nóng như vậy ở đâu ra có khí than? Nghĩ không thông, xem ra cần phải đến dịch trạm kiểm tra hiện trường trở lại lần nữa.

Dương Thu Trì tiếp tục kiểm nghiệm thi thể, không phát hiện có dị thường gì khác, liền mặc quần áo cho thi thể, thu thập các dụng cụ kiểm nghiệm, rồi gọi Tống Vân Nhi trở vào.

Tống Vân Nhi hiếu kỳ: "Thế nào? Có phát hiện gì không?"

Dương Thu Trì ngẫm nghĩ, bấy giờ mới nói: "Hiền phi không phải trúng độc tì sương, mà là trúng độc khí than, còn rốt cuộc là bất ngờ hay là có người dụng ý mưu sát, cần phải tiến hành điều tra thêm một bước nữa."

Ở thời cổ đại đã có nhận thức về trúng độc khí CO, trong Tẩy Oan Tập Lục có ghi: "Trúng phải khí độc từ than đá, khí từ lò sưởi hoặc hầm xí tỏa ra, thì người bị phủ mà không biết tự chết, thi thể mềm nhũn mà không thương tích gì, hoàn toàn tương tự ngủ mê mệt mãi không thức dậy nữa."

Thời đó, người ta đã nhận thức đốt than đá sẽ sản sinh ra khí độc làm người chết. Nhưng mà họ chưa hề biết khí độc này chính là khí CO mà thôi.

Tống Vân Nhi rất hiếu kỳ, hỏi: "Không đúng a, hiền phi nương nương chết vào tháng bảy, chính là lúc trời vô cùng nóng bức, ở đâu ra than đá chứ?"

"Do đó chúng ta mới phải quay về dịch trạm nơi xảy ra án mạng để kiểm tra lại lần nữa."

Dương Thu Trì nhờ nàng giúp đưa thi thể và các vật bồi táng trở vào quan tài, sau đó bảo Vương tri huyện mang dân tráng đóng nắp lại, lấp đường vào mộ.

Tiếp theo đó, Dương Thu Trì mang theo Tống Vân Nhi, Hồng Lăng và đội hộ vệ kéo đến Lâm thành. Hai ngày sau thì đến nơi.

Lâm thành dịch trạm nhân vì có vạn tuế gia và nương nương ở qua, hơn nữa nương nương ở trong dịch trạm này mà bệnh qua đời, nên tri huyện của Lâm thành cảm thấy nơi này rất có ý nghĩa kỹ niệm, nên báo cáo lên trên, thân thỉnh một khoản tiền chuyên môn dựng lên dịch trạm khác, còn dịch trạm cũ thì bảo tồn nguyên trạng làm kỷ niệm, những vật phẩm đã dùng qua nơi đó đều để vậy, không cho phép người khác vào ở hay đổi dời. Chủ ý này đương nhiên không ai phản đối, và vì thế bảo lưu hiện trường thập phần hoàn chỉnh, có giá trị khám tra hiện trường.

Được sự bồi đồng của tri huyện và sứ quan của dịch trạm, hắn bắt đầu khám nghiệm lại hiện trường.

Lâm thành là một thành trấn nhỏ, dịch trạm này bày trí rất đơn giản. Dương Thu Trì mang theo Tống Vân Nhi đến phòng của Hiền phi nương nương quan sát tứ phía, kiểm tra cẩn thật từng vật phẩm, nhưng chẳng phát hiện được vật gì dị thường.

Hắn hơi trầm ngâm, nếu như Hiền phi nương nương bị trúng độc oxit cac bon trong than đá mà chết, và do thời cổ đại không có ống khói hay là ống thoát hơi, cho nên có thể sản sinh hiện tượng trúng độc khí CO, chủ yếu đến từ khí than đá và khí than củi.

Than đá không được khai thác đại quy mô ở Minh triều, nhưng cũng đã bắt đầu sử dụng, chủ yếu là dùng trong luyện kim, trong sinh hoạt gần như không dùng. Sau khi hỏi kỹ, Dương Thu Trì biết được trong dịch trạm không có sử dụng than đá, do đó, khả năng lớn nhất có thể dẫn đến trúng độc khí CO là do lửa than.

Hoàng đế mang theo nương nương ngụ ở dịch trạm. Dịch trạm giới bị sâm nghiêm, người ngoài cơ bản không có cách gì đến gần. Nếu như muốn tiến vào, sẽ phải bị tiến hành kiểm tra an toàn giống như tiến vào hoàng cung vậy. Nếu như người đến đó mang theo lò than, khẳng định sẽ bị người tra xét hoài nghi. Cho nên, lò than củi này dường như không thể nào được mang từ ngoài vào. Và như vậy chỉ còn một khả năng - than củi dẫn đến hiện tượng trúng động của hiền phi nương nương chính là ở trong dịch trạm này.

Dương Thu Trì hỏi dịch sứ quan: "Trong dịch trạm của các ngươi vào mùa đông có dùng lò than sưởi ấm không?"

"Dạ có." Dịch sứ quan khom người đáp.

"Các ngươi đặt than củi ở đâu?"

Dịch sứ quan chỉ vào hai gian phòng nhỏ ở một góc dịch trạm: "Dạ ở đó."

Dương Thu Trì bước tới trước gian phòng nhỏ, cửa không đóng, hắn đẩy nhẹ vào. Gian phòng này là một gian gác xép, bên ngoài đặt mấy bồn lửa để đốt than chỉnh tề, ngoài ra còn có những lò lửa dùng để nấu nước.

Trong phòng còn sắp vài đống than nhỏ. Dịch sứ quan giải thích: "Những thứ này mùa đông năm trước chưa dùng hết. Hoàng thượng đi rồi, căn cứ vào chỉ kỳ của tri huyện đại nhân, dịch trạm này bị phong tỏa, vẫn bảo lưu nguyên dạng."

Dương Thu Trì bước tới gian ngoài có hỏa lò và bồn lửa, cúi người xuống quan sát cẩn thận, ngẫm nghĩ một hồi, đứng dậy nhanh chân bước vào gian phòng của hoàng thượng ở, cho mọi người chờ ở ngoài, mở hết cửa và cửa sổ ra, sau đó một mìn tiến vào phòng, mọp sát xuống một song cửa sổ cuối cùng, dường như là áp mặt sát đất, trước hết quan sát ngang, sau đó quan sát kỹ từng điểm.

Cử sổ và cửa lớn đều được mở, căn phòng này trở nên rất sáng, Dương Thu Trì giương đôi mắt khẩn trương quan sát từng chút một trên mặt đất. Đột niên, mắt hắn sáng rực lên. Hắn vội ra lệnh cho Nam Cung Hùng mang rương pháp y vật chứng của mình vào, mở ra lấy một cái nhiếp, cẩn thận dùng nhiếp gấp một chút vật gì đó từ dưới đất lên, bỏ vào trong ống nghiệm, sau đó bỏ trở lại vào rương pháp y.

Tống Vân Nhi nhất mực khẩn trương đứng ở cửa nhìn. Trong quá trình Dương Thu Trì khám tra hiện trượng, nàng không hề lên tiếng. Nàng biết, đây chính là lúc Dương Thu Trì cần yên tĩnh nhất để suy nghĩ.

Dương Thu Trì đứng dậy, đến tất cả các phòng của cung nữ, thái giám nghỉ lại đêm đó phục sát đất kiểm tra từng phòng. Cuối cùng, khi kiểm tra đến một gian ở giữa, mắt hắn sáng lên. Hắn cho mang rương pháp y vật chứng, lấy một cái nhiếp bò sát đất gấp một miếng nhỏ lên bỏ vào trong ống pha ly.

Tiếp đó, Dương Thu Trì đi quanh quẩn trong phòng một lúc, ánh mắt cuối cùng dừng lại ở một cái ấm sắt đun nước, bước lại cầm lên nhìn, như nghĩ ra cái gì đó gật gật đầu rồi để xuống.

Hắn ra khỏi phòng, trở lại phòng chứa than, dùng nhiếp gấp một ít mảnh than vụn lên, bỏ vào trong một ống nghiệm.

Dương Thu Trì trở lại phòng vừa ra khỏi, bảo bọn Tống Vân Nhi ở ngoài chờ, sau đó đóng cửa lại, lấy kính hiển vi vi hình ra tiến hành quan sát đối với ba mẫu vật nhỏ mà hắn thu được. Khi ánh mắt của hắn rời khỏi kính hiển vi, vẻ hưng phấn và đắc ý tràn đầy.

Dương Thu Trì kiểm tra hoàn tất ra ngoài. Tống Vân Nhi thấy hắn mặt mày hưng phấn, nhịn không được hỏi: "Ca, thế nào rồi? Có phát hiện gì không?"

Chú thích:

(*) Thán độc: Hơi độc do khói đốt bằng than củi hoặc than đá bay lên. Dùng thán độc cũng là phương pháp giết người bằng hơi ngạt của người xưa. Khi đốt cháy than củi hoặc than đá, nếu như không thông gió tốt, hơi ngạt có độc ấy có thể gây chết người (chính là loại khói không màu không mùi, xuất phát từ khí CO - Monoxit Cacbon, Oxit các bon, khí than).

Mônôxít cácbon là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% mônôxít cácbon trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.

CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên rất nguy hiểm vì người ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v.

CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230-270 lần so với ôxy nên khi được hít vào phổi CO sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết với myoglobin của cơ tim.

Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác bần thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO xảy ra khi đang ngủ say hoặc uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở và tử vong.

Ngộ độc CO có thể xảy ra ở những trường hợp chạy máy nổ phát điện trong nhà kín, sản phụ nằm lò than trong phòng kín, ngủ trong xe hơi đang nổ máy trong nhà hoặc gara...

Người xưa, đặc biệt là những người Trung Quốc ở phía bắc thường phải chịu cái rét khắc nghiệt vào mùa đông, và thường phải đốt lửa bằng than củi (về sau này một số nơi dùng than đá) để sưởi ấm. Lúc đầu, do lò sưởi chưa có ống thông khói, nên buộc phải để cửa sổ cho thoáng khí, nhưng làm giảm tác dụng giữ nhiệt. Nếu vô tình đóng cửa hoặc không đủ chỗ thoáng khí, hơi độc từ khói than thường làm chết người (a hoàn, tỳ thiếp, thậm chí là gia chủ). Đến đầu đời Đường, một số nhà giàu người Trung Quốc bắt đầu áp dụng ống thông khói trong lò sưởi, giảm được thiệt hại về nhân mạng do loại khói độc này gây nên. Và kiến thức về phòng độc từ khói than có lẽ cũng dần lan truyền ra dân gian, và phổ biến khắp nơi các triều đại về sau

Bàn rộng ra một chút, thì khi chết vì thán độc, sắc mặt của người chết đỏ hồng, được cho là phương pháp chết "đẹp" nhất, thích hợp cho nữ nhân! Tuy là cách tự sát phổ biến thứ sáu (1. Nhảy từ cao xuống, 2. Cắt cổ tay, 3. Uống thuốc độc, 4. Thắt cổ, 5. Nhảy giếng/sông, 6. Nằm trong phòng sưởi đóng kín ống thoát, 7: Tự đâm, 8: Nhịn đói chết) nhưng là cách nữ nhân thích dùng nhất sau dùng dây thắt cổ thời xưa. Điều này là do nữ nhân thích cái đẹp, muốn mình chết vẫn đẹp. Sự thật thì bị độc chết do khói than nhìn rất ghê rợn, ví dụ như ói mửa, đại tiểu tiện... Do đó, nữ nhân xưa muốn chết cho sạch sẽ, thường tuyệt thực ba ngày trở lên

(ND.)