Nạp Thiếp Ký I

Chương 420: Vết chém đặc biệt



Dương Thu Trì ra lệnh hoãn các án tử hình này lại, chờ hắn thu xếp thời gian xong sẽ thẩm tra cẩn thân, sau đó cho đưa hồ sơ án Hư Linh Tử bị giết lên.

Hình phòng thư lại của nha môn nhanh chóng đem hồ sơ trình lên Dương Thu Trì. Nó được bọc bằng một bì thư lớn, nhìn là thấy bên trong chẳng có gì nhiều. Dương Thu Trì mở bì thư, đổ những thư bên trong ra bàn.

Bên trong có một chủy thủ dính máu màu vàng nhạt, mấy giấy làm chứng, và một bản thi cách.

Dương Thu Trì trước hết cúi đầu quan sát kỹ mũi chủy thủ, thấy nó là một con dao có hai lưỡi, ở giữa có lỗ thoát máu, dấu máu vàng nhạt nằm ở đầu phía trước chủy thủ, mũi dao nhỏ, và để đề phòng hoạt động ma sát, cán dao được quấn bằng một dãy dây thô màu hồng.

Cái này để lại từ từ sẽ kiểm tra, Dương Thu Trì trước hết cầm lấy thi cách xem. Thi cách thời cổ đại tuy có rất nhiều điều cần ghi, nhưng yêu cầu lại không chi tiết, ghi chép vô cùng sơ sài. Chỉ đơn giản ghi lại những điều như thời gian phát án, địa điểm, thân phần người chết, tình huống tử vong, kiểm tra ngoài da và sự làm chứng của quan lại, ngỗ tác và người chứng kiến.

Nội dung kiểm tra thể biểu được Dương Thu Trì quan tâm nhất, nhưng chỉ có một hàng: "Phía ngực trái có cắm một chủy thủ." Lời này quá đơn giản, vị trí vết thương cụ thể thế nào, hình trạng ra sao, đồ dài hay nông sâu đều không có.

Rồi hắn xem tiếp những lời làm chứng, đều là những lời chứng của nha hoàn phát hiện thi thể, những câu hỏi trả lời cũng quá đơn giản, bao gồm sáng ngày ấy, nha hoàn hầu ngoài phòng thấy bên trong phòng nhất mực không có động tĩnh, liền gọi cửa, thấy cửa bị khóa từ bên trong, bèn đến cửa sổ sau, phát hiện bị mở ra, nhìn vào trong, thấy vị phu nhân mới đã bị giết rồi. Điều này nhất trí với những gì Tiết Lộc kể.

Những lời làm chứng khác cũng không có giá trị gì.

Tuy mũi chủy thủ đó có dấu tay, nhưng rất tiếc là đã bị bọn bộ khoái thu nhặt làm loạn cả. Tuy nhiên, Dương Thu Trì vẫn theo tập quán dùng khăn tay bao chủy thủ lại bỏ vào bì thư, sau đó bỏ lời làm chứng và thi cách vào luôn, giao cho Tống Vân Nhi bảo quản, chuẩn bị về nhà xong sẽ tiến hành nghiên cứu cẩn thận mũi chủy thủ này.

Tiếp theo đó, Dương Thu Trì ra lệnh cho gọi các bộ khoái tham gia khám tra hiện trường ngày đó vào, lấy dấu tay của mỗi người.

Làm xong hết thảy chuyện này, bước tiếp theo là khai quan nghiệm thi rồi. Tiết Lộc nhất mực phái người theo đến nha mông của Dương Thu Trì, chờ hai người bận bịu xong, dẫn đến mộ địa an táng Hư Linh Tử và hai nhà hoàn ở ngoài thành. Do Hư Linh Tử là một tiểu thiếp xủa Tiết Lộc, do đó không thể an táng ở tổ phần của Tiết gia, nên ông ta đã cho tìm một chỗ có địa thế phong thủy khá tốt mà an táng.

Tiết Lộc cũng mang theo thân binh và người nhà, cho khai quật ba mộ phần, quan tài đã cho nhấc lên để một bên.

Dương Thu Trì đến, cho mở nắp quan tài ra, chờ cho tiêu tán khí vị.

Quan tài này đã chôn trong đất nửa năm, chưa hề mục nát. Ngỗ tác vừa mở nắp ra, mùi thối nồng nặc, khiến người ta muốn ói.

Nghe được mùi này, Dương Thu Trì có thể khẳng định, thi thể trong quan tài chí ít còn chưa bị rửa nát. Thi thể chưa rửa nát rõ ràng là có thể cung cấp nhiều tin tức hơn xương trắng nhiều.

Quá một lúc sau, mùi vị đã tan bớt, Dương Thu Trì bấy giờ mới mang bao tay chuẩn bị sẵn cho việc khám sát thi thể, trước hết đi tới quan tài của Hư Linh Tử, mở mền vải che ngoài thi thể ra. Khi cúi đầu vào nhìn lòng hắn chợt vui, vị da dẽ của thi thể còn chưa xuất hiện cảnh tượng thối rửa làm người nhìn mà sợ. Điều này cho thấy, thi thể chỉ gần với giai đoạn thối rửa, và nó sẽ cung cấp nhiều tin tức hữu dụng hơn.

Hư Linh Tử chết vào ngày 3 tháng chín, lúc đó trời đã biến lạnh, tiếp đó là mùa đông giá rét. do là tiểu thiếp, không tồn tại những chuyện cưới hỏi ma chay phiền phức, cho nên nàng này nhất định là nhanh chóng được chôn vào trong đất, từ đó làm giảm chậm tiến độ hủ bại hơn. Cho nên, tuy đã chết đã nửa năm, thi thể mới chỉ bắt đầu thối rửa bề ngoài.

Hư Linh Tử mặc một bộ quần áo mới, hỏi ra mới biết lúc đó người chết đã được thay quần áo đốt bỏ đồ cũ đi. Điều này khiến Dương Thu Trì rất tiếc, nhân vì có lúc quần áo của người bị hại có thể cung cấp rất nhiều tư liệu có thể dẫn đến mấu chốt truy tìm hung thủ.

Dương Thu Trì cởi quần áo của Hư Linh Tử, quả nhiên, ở vị trị tim bên ngực trái có một vết đao, bén hai bên, đưa châm kiểm nghiệm vào thấy đã đâm tới tim, là trí mệnh thương. Kiểm tra những bộ vị ngoài da khác, thấy ngoại trừ quai hàm bị bẻ trẹo đi, không thấy có gì dị thường.

Dò hỏi Tiết Lộc, hắn biết trước khi thi thể nhập tán, ngỗ tác và ổn bà đã tiến hành tắm rửa sạch sẽ, bao quát cả trong âm đ*o. Nghe tin này, Dương Thu Trì vô cùng ủ rũ, như vậy có thể thấy, trên thi thể không thể nào lấy được tinh dịch hay là tế bào hay vết tích nào hữu dụng để điều tra.

Dương Thu Trì để Tống Vân Nhi giúp mặc quần áo lại cho thi thể, còn hắn đến trước quan tài của hai nha hoàn, tiến hành kiểm nghiệm thi thể.

Hai nha hoàn đều mới mười lăm mười sáu tuổi, nguyên nhân tử vong rất rõ ràng, đều là cổ bị chém một đao trí mạng, đao này dường như chặt đứt cả cổ. Hung thủ ra tay vô cùng ngoan độc.

Thi thể của hai nha hoàn có trình độ thối rửa còn kém hơn Hư Linh Tử, điều này liên quan đến nguyên nhân tử vong của chúng. Bỡi vì sự thối rửa của cơ thể người là quá trình các vi khuẩn thối rữa phân giải các tổ chức mềm trước. Nếu như trong hoàn cảnh cơ thể người chết có lợi cho vị khuẩn thối rữa này sinh sản phát triển, thì tốc độ hủ bại sẽ nhanh hơn, nếu không sẽ giảm chậm lại. Người sau khi chết rồi, những vi khuẩn ký sinh trên vòm miệng, đường hô hấp và trực tràng của người chết sẽ tiến nhập vào huyết quản, tuyến bào lympo (bạch huyết) điên cuồng ăn uống tiêu hủy, phân giải phá hoại các tổ chức có protein trong cơ thể người.

Nhưng mà, nếu như người chết xuất một lượng huyết lớn cấp tính khi chết, một mặt sẽ khiến cho các vi khuẩn lên men thối này bị mất đi một lượng môi trường nước lớn để sinh sản, mặt khác, đại lượng huyết dịch chảy đi rồi, sẽ cản trở đường đi và tốc độc vi khuẩn thối rữa này khoách tán toàn thân, dẫn đến quá trình thối rữa sẽ chậm đi.

Hai nha hoàn đều vị chặt đầu, dẫn đến mất một lượng máu lớn, cho đến giờ thi thể vẫn mới chỉ thối rữa một ít, nhẹ hơn Hư Linh Tử. Điều này có lợi đối với việc quan sát tinh 2huống vết thương. Cổ nha hoàn bị cắt với vết cắt bóng loáng, cho thấy đó là vật bén. Dương Thu Trì đưa đầu vào quan tài nhìn cho rõ, cẩn thận quan sát vách vết thương từng chút một, nhằm tìm ra manh mối xác định hung khí. Quả nhiên, ông trời không phụ người có tâm, Dương Thu Trì nhanh chóng phát hiện vết cắt này có điều gì đó không ổn, nhưng lại chưa rõ là không ổn ở chỗ nào.

Hắn trước hết bảo Tống Vân Nhi và những người khác lui ra, rồi lấy từ trong rương phám y một kính phóng đại (kính lúp), kéo đầu đã được ráp lại của thi thể qua một bên, để lộ vết cắt, sau đó dùng kính lúp quan sát cẩn thận vết cắt ở cổ. Từng chút từng chút một, cuối cùng, hắn tìm thấy trên vách vết thương gọn ngọt đó một đường hơi thô, từ trên xuống dưới, nếu không cẩn thận không thể nào nhận ra.

Có phải là thối rữa dẫn tới điều này không? Dương Thu Trì không dám khẳng định, vội chạy sáng thi thể của nha hoàn bên kia, xem xét vết đứt nơi cỗ, thấy cũng vậy, ở vết cắt nơi cổ có một vết xước tương đồng.

Tống Vân Nhi thấy Dương Thu Trì chạy tới chạy lui, tay cầm một vật gì đó dò dò xét xét, cảm thấy hơi kỳ quái, nhịn không được đứng ở xa xa hỏi: "Ai...! Ca ca làm cái gì vậy? Có gì không ổn sao?"

Dương Thu Trì bỏ kính lúp vào trong rương, vẫy tay gọi Tống Vân Nhi đến, hỏi: "Chúng ta không phải là nói rõ án này do muội phụ trách hay sao?"

Xong hắn chỉ vào vết thương trên cổ của nạn nhân, hỏi tiếp: "Muội nhìn kỹ xem, chỗ này có gì không ổn không?"

Tống Vân Nhi cúi đầu nhìn một lúc lâu, đáp: "Từ da thịt, xương cổ và thành vết cắt này mà xét, thì đây là một vết thương do vật bén gây ra, hơn nữa chỉ chém có một cú là gần như cắt đứt cổ họng, động tác rất nhanh, lực rất mạnh."

Tống Vân Nhi theo Dương Thu Trì đã lâu, những từ ngữ và cách nhìn chuyên nghiệp cũng đã học được, hơn nữa nàng võ công cao cường, đối với những vết thương hình thành do chặt chém này có sự hiểu biết tương đối, cho nên nói xong đã tự gật gù đắc ý.

Dương Thu Trì gật đầu: "Nhìn kỹ chút nữa đi, còn có gì nữa?"

Dừng một chút, thấy nét mặt của Tống Vân Nhi vẫn còn chưa nghĩ ra, bèn chỉ vào vách vết cắt: "Đặc biệt là chỗ này."

Tống Vân Nhi cúi người, gần như đưa sát mũi vào vết thương, nhưng cũng không có phát hiện gì.

Cũng khó trách, những vết rách này rất nhỏ, không thể dùng bằng mắt thường quan sát, một chút ghờ nhỏ thì căn bản không thể nhận ra, Dương Thu Trì cũng bằng nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, cảm giác trong điều này có gì đó bất bình thường, nên mới dùng kính lúc quan sát mới xác định được. Còn Tống Vân Nhi dù có con mắt rất nhạy cảm, nhưng chưa từng trải qua huấn luyện chuyên nghiệp về lĩnh vực này, cũng thiếu tri thức cơ bản, tự nhiên là không nhìn ra.

Dương Thu Trì chỉ vào vết gợn bằng hạt gạo nhỏ đó nói: "Vết cắt này có bộ vị không giống với cái kia, xem lại coi thế nào?"

Dương Thu Trì dùng châm thăm chỉ ra vết gờ lên đó, bấy giờ Tống Vân Nhi mới chú ý., gật đầu: "Đúng rồi, không giống với chung quanh."

"Không giống thế nào?"

"Hình như không bóng loáng, có chút hơi thô!

"Hoàn toàn chính xác!" Dương Thu Trì cười, khen: "Vân nhi của ta có con mắt còn tinh đời hơn cả kính phóng đại nữa."

"Kính phóng đại? Kính phóng đại là gì?"

"Hầy, chính là... hầy, chính là để con mắt mở to cho thật lâu, nhưng có người mở cho dù to cách mấy cũng nhìn không ra, hì hì."

Tống Vân Nhi đắc ý: "Người tập võ con mắt phải tốt như vậy chứ, không nhìn rõ làm sao đánh chính xác. À, còn gì nữa không?"

Dương Thu Trì bảo: "Hết rồi. Bây giờ muội kiểm tra cổ của ba thi thể, xem coi có manh mối phá án nào không."

"Được a!" Tống Vân Nhi hứng phấn đáp ứng, tìm đến từng thi thể nhìn kỹ vết cắt ở cổ, cuối cùng, ánh mắt nàng ngập tràn hưng phấn, chạy trở lại lắc đầu chớp chớp mắt nói: "Ngoại trừ mấu chốt do cẩm y vệ của Kỷ Cương làm, muội không tìm được manh mối nào khác. Muội thật ngốc a!"

Dương Thu Trì vỗ vai nàng, "Không thể nói như vậy được, dù sao muội cũng không phải là người có chuyện môn để chuyên làm chuyện này."

Tống Vân Nhi dẫu môi: "Vây huynh cũng không phải a, trước đây huynh chỉ là một ngỗ tác tiểu học đồ, hơn nữa sư phụ của huynh còn không có cách gì so được với huynh, vì sao huynh lại biết nhiều chuyện như vậy chứ?"

Dương Thu Trì mỉm cười, chỉ vào đầu mình: "Dùng cái này mà nghĩ, nghĩ nghĩ mãi rồi sẽ hiểu thôi."

"Hừ, huynh chọc muội không hà!"

Dương Thu Trì ôm eo nàng, bảo: "Ta gợi ý cho muội một chút nè, muội nhất định sẽ phát hiện ra ngay thôi. Sau này kiểm nghiệm nhiều hơn, từ từ sẽ hiểu."

"Vết thương chém bằng vật bén rất bóng, điều này thì muội biết rồi." Dương Thu Trì buông eo thon của nàng ra, dùng châm thăm chỉ vào hơi thô trên vết cắt ở cổ của nạn nhân trong quan tài: "Nhưng vết thương do chặt chém này có chỗ lại không bóng loáng, có chút hơi xướt hơi thô, có vẻ như là hung khí chỗ này bị cùn... là vết thương do bị xé rách!"

Tống Vân Nhi hưng phấn reo lên: "Muội biết rồi, hung thủ dùng đao chém, chỗ chém này có một vết mẻ hoặc cong quằn đi, tạo ra một vết hằn."

Dương Thu Trì trợn mắt nhìn nàng: 'Coi muội đó, vậy mà còn nói mình ngốc, ta mới mở đầu có chút mà muội đã đoán ra rồi."

Tống Vân Nhi có chút đắc ý: "Cái này người chết đã lâu, nếu là người mới chết thì muội đã phát hiện ra lâu rồi."

"Ừ, vậy muội hãy can cứ vào phát hiện này, nói con đường mà muội sẽ dùng để phá án đi!"

Tống Vân Nhi trầm ngâm một chút, nói: "Từ những phán đoán nãy giờ, hung thủ có khả năng dùng đao có vết mẻ để chém. Với đao mà nói, thì vết xướt như vậy có thể coi là từ đao có vết mẻ khá to rồi. Nếu chúng ta đem đối tượng hiềm nghi thu hẹp lại trong cẩm y vệ của Kỷ Cương, thì căn cứ vào những manh mối đã điều tra, chúng ta có hai đường để phá án. Một là án này phát sinh vào ngày 3 tháng chín năm rồi, do một cẩm y vệ bị bệnh hoa liễu thực hiện. Hai là kiểm tra cẩm y vệ sử dụng Tú Xuân đao có vết mẻ bằng hạt gạo. Đúng không?"

Dương Thu Trì gật gật đầu: "Rất đúng, nhưng mà, đường manh mối thứ hai vẫn còn chưa thể con là phương hướng phá án chủ đạo."

"Vì sao?" Tống Vân Nhi hiếu kỳ hỏi.

"Cẩm y vệ trong kinh thành có hơn vạn, chúng ta chẳng lẽ đi kiểm tra hết từng thanh đao hay sao?" Dương Thu Trì mỉm cười, "Hơn nữa, hung thủ tuy hầu như là cẩm y vệ của Kỷ Cương, nhưng hung thủ tiến hành ám sát không nhất định là đương nhiên sử dụng Tú Xuân đao, nếu như dùng những loại đao khác, cho dù chúng ta kiểm tra hết cả hơn vạn thanh Tú Xuân đao trong kinh thành, cũng chưa chắc là tìm ra người này."

"Hi hi, cái đó cũng phải. Vậy manh mối này cơ bản chẳng dùng được gì hay sao?"

"Cái đó cũng không thể nói như vậy," Dương Thu Trì đáp, "Chí ít, đặc điểm này cũng có thể khiến sau khi chúng ta phát hiện ra hiềm nghi phạm tội rồi, sẽ tiến hành xác định sau. Cẩm y vệ vừa mắc bệnh hoa liễu vừa có vết rạn trên đao, cơ bản có thể xác định là hung thủ rồi."

"Ừ, nhưng mà nếu trên lưỡi đao có chỗ mẻ như hạt gạo, thì đao coi như sắp không dùng được rồi, không có giá trị đánh đấu nữa, phải đi đánh làm lại."

Dương Thu Trì động tâm: "Đúng a, Tú xuyân đao của cẩm y vệ khi phát ra, thu hồi lại để chỉnh sửa đều do quân giới khố của cẩm y vệ quản lý. Nếu như hung thủ sử dụng Tú Xuân đao, hơn nữa lưỡi của thanh đao này bị mẻ, thì không thể dùng nữa, mà đến quân giới khố đăng ký đổi hay sửa lại. Tra một chút sổ sách ghi chép vào tháng chín năm rồi, có thể còn có phát hiện gì đó!"

Hai người tìm được manh mối này, đều vô cùng cao hứng.

Tiếp đó, Dương Thu Trì lấy mẫu máu của người chết, kiểm tra xong, Tiết Lộc liền tới hỏi tình hình kiểm nghiệm, Dương Thu Trì không tiện nói kỹ với ông ta, chỉ đáp là đã phát hiện một số mấu chốt, cần phải tiếp tục theo dấu điều tra.

Trở về Dương phủ, Dương Thu Trì đến thư phòng trước để tiến hành kiểm nghiệm thanh chủy thủ.

Căn thư phòng cũ vốn dùng làm phòng tân hôn cho hắn và Lữ Hoàn Cơ do hoàng thượng tứ hôn, rồi sau đó Lữ Hoàn Cơ dùng làm chỗ ngoại tình... đã khiến Dương Thu Trì cảm thấy bức bối, nên đã ra lệnh phá hủy xây lại, hơn nữa còn án chiếu theo ý hắn mà xây. Hiện giờ, bình điện hấp thu năng lượng mặt trời đã được ẩn giấu rất tốt, và cái tủ hợp kim của hắn cũng được đặt ở vị trí khá an toàn và bí mật.

Dương Thu Trì lấy thanh chủy thủ ra, dùng kính phóng đại nghiên cứu dây thừng quấn quanh cán đao, không phát hiện dấu tay máu, xem ra sau khi hung thủ đâm một đau, trước khi máu ứa ra tay đã buông bỏ cán dao, hoặc có thể thẳng thừng ở cự li nào đó phóng chủy thủ cắm thẳng vào tim nạn nhân.

Như vậy có thể nói, trên chủy thủ không thể lưu lại dấu tay máu, hắn chỉ đành tìm kiếm dấu tay vô hình do mồ hôi để lại thôi.

Dương Thu Trì dùng bàn chảy từ tính lấy dấu tay cẩn thận quét lên cán đao, lấy được mấy dấu tay nhợt nhạt và khiếm khuyết, nhưng cũng khiến hắn cao hứng phi thường. Hắn lập tức tiến hành so sánh dấu vân tay với các bộ khoái của nha môn là những người đến khám hiện trường lúc đó.

Sau khi so sánh một hồi, Dương Thu Trì ngẩn ngơ, vì những dấu tay tàn khuyết trên cán đao đều là của bộ khoái tham gia khám tra hiện trường lưu lại.

Chẳng lẽ hung thủ không hề lưu lại dấu tay trên đao?

Con người ta không phải khi sờ chạm vào bất kỳ cái gì cũng lưu lại dấu tay. Để có thể lưu lại dấu tay, hay là có thể lưu lại dấu vân tay mà kỹ thuật hiện hữu có thể thu lấy được, thì phải chịu rất nhiều nhân tố ảnh hưởng, chủ yếu là do đặc tính của bản thân vật thể tiếp xúc, sau đó là tình huống mồ hôi tay của con người. Đương nhiên, còn có sự ảnh hưởng của kỹ thuật và thủ đoạn thu mẫu vân tay này. Nhân tố ảnh hưởng đến việc lấy mẫu vân tay quá nhiều, do đó lấy không được dấu vân tay cũng là chuyện rất đỗi bình thường.

Đương nhiên, còn có một số tình huống khác, ví dụ như hung thủ sử dụng bao tay hay các công cụ che phủ bàn tay lại, ngăn trở lưu lại dấu vân tay này. Rốt cuộc là nguyên nhân gì thì chưa thể biết được, nhưng hiện giờ chưa lấy được dấu tay của hung thủ là sự thật bày ra trước mắt Dương Thu Trì.

Dương Thu Trì lấy mẫu máu xét nghiệm nhóm máu trên dao, thấy phù hợp với người chết, đều là nhóm B, trong khi phân tích tinh dịch thu được ở hiện trường, thì hung thủ có nhóm máu A, nhưng vậy cho thấy trên đao không hề lưu lại máu của hung thủ (nếu có trường hợp ẩu đả hay chống cự xảy ra).

Việc làm này trông có vẻ vô ích, nhưng kỳ thật không phải vậy. Nếu như trên đao phát hiện máu có nhóm khác, thì đó ắt là một manh mối trọng yếu, điều tra hình sự thường phải tận hết khả năng phát hiện manh mối, rồi căn cứ manh mói tìm kiếm người hiềm nghi. Cho nên, công tác kiểm nghiệm pháp y quy định rất rõ các hạng mục kiểm nghiệm thường quy, chính là đề phòng bỏ qua những manh mối quan trọng. Những kiểm tra xem ra vô dụng căn cứ vào án tình thế này tuyệt đối không được bỏ qua, nhân vì không ai có thể ngờ trong đám mây lại có nước mưa, manh mối trọng yếu để phá án biết đâu sẽ nằm đâu đó trong số chi tiết vô dụng này.

Chiều tối hôm đó, Mã Độ và Ngưu Đại Hải mang theo một tập tờ ghi chép thật dày tới Dương phủ.

Mã Độ khom người nói: "Đại nhân, ti chức và Ngưu thiên hộ mang theo người đến các lang trung của cẩm y vệ ở kinh thành tiến hành điều tra cẩn thận, tra hỏi mọi lang trung, và tra xét sổ đăng ký trị liệu tương ứng, xác định vào tháng chín năm rồi có tổng công 127 cẩm y vệ đến lang trung trị bệnh. Ti chức đã lấy những chỗ đăng ký và phương thuốc kê khai đến đây."

Mẹ! Dương Thu Trì mắng thầm một câu, sao nhiều cẩm y vệ bị bệnh hoa liễu vậy trời! Thật là đám sắc lang quỷ đói mà! Nhân vì Minh triều việc ca xướng chơi lầu xanh là công khai và hợp pháp, mại dâm chơi hoa là hợp pháp nên loại bệnh này không húy kỵ gì như thời hiện đại, cùng không hề có chuyện thẹn thùng giấu giếm không đi khám chữa bệnh (Xem thêm chú thích (*)). Do đó,con số này xem ra là chuẩn xác, đối với việc tra án rõ ràng là vô cùng có ích.

Nhưng trong hơn trăm người này, làm sao tra ra hung thủ đây?

Chú thích:

Nghề ca kỹ và Bệnh hoa liễu:

Nghề ca kỹ ra đời trước cả nghề con hát và là một trong ba ngành nghề (thầy giáo, thầy thuốc, con đĩ) ra đời sớm và tồn tại trong mọi thời đại. Nghề này có từ thời Xuân Thu bên Tàu, do tướng quốc Quản Trọng khai sáng. Thuở xưa, khi Tề Hoàn công mới làm vua nước Tề, Quản Trọng có dâng một kế sách nhằm tăng thu ngân sách. Một trong những điểm của kế sách là việc lập nên những nhà Nữ Lưu, dùng ca nữ phục vụ múa hát và tình dục cho quân lính và mọi người vào vui chơi thu tiền (Thời đó chưa hề có khái niệm về “thanh lâu” hay “hồng lầu” gì cả). Đại ý của việc lập ra nhà Nữ Lưu này như sau:

- Không ai muốn cưới xin gả bán, nạp thiếp, thêm hầu chỉ vì một chuyện trăng hoa. Vì cưới xin đụng chạm nhiều tới quyền lợi của các bên liên quan trong một gia đình họ tộc, phát sinh ra đủ thứ chuyện lằng nhằng rắc rối. Giải quyết những vụ lằng nhằng này ngay sau những lần trăng hoa với một số bạc nho nhỏ thì quả là hợp tình hợp lý.

- Nếu chỉ vì chuyện trăng hoa mà phải tăng thê tăng thiếp, thì nó sẽ là nguyên nhân gia tăng mâu thuẫn trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào thì người giàu cũng chiếm tỷ lệ thấp; người nghèo chiếm tỷ lệ cao. Người giàu sẽ lấy nhiều vợ (nếu được phép); người nghèo chỉ còn cách xem xem rước dâu và mơ tưởng, hoặc ở vậy suốt đời, chỉ cưới được vợ xấu. Và nếu không có cách giải quyết hợp lý, các cuộc chiến sẽ nổ ra nhằm thay đổi sự bất công xuất phát từ phân phối phụ nữ trong xã hội phong kiến này.

Trong văn học, người Trung Quốc gọi các cô làm nghề xướng ca là kĩ nữ. Kĩ nữ nguyên nghĩa chỉ là người con gái làm nghề ca xướng, múa hát. Chữ kĩ (bộ nữ) của tiếng Hán được Việt Nam ta đọc Nôm thành đĩ. Kĩ nữ của Tàu trở thành Con đĩ của ta. Kỹ nữ lúc đầu chỉ có nghĩa là người con gái làm nghề hát xướng chứ không phải là con đĩ làm nghề mại dâm như ngày nay! Đó là một nghề rất lịch sự, các quan ăn uống vui chơi, các cô hầu rượu, múa hát những bài do các quan yêu cầu. Nhưng sau đó, những chầu hát dần dần bị biến thành nơi cợt nhả, bá vai gối đùi, là cái cớ cho những trận trác táng, tằng tịu, dâm loàn. Sự biến chất này cũng tương tự như ý nghĩa của từ Thanh lâu (lầu xanh) và Hồng lâu (lầu hồng). Lầu xanh lúc đầu dùng để chỉ nhà sang trọng. Đến khoảng đời Đường thì được dùng đển chỉ nơi ở của kĩ nữ, và cuối cùng trở thành:

"Lầu xanh có mụ Tú bà,

Làng chơi đã trở về già hết duyên" (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Và kèm theo hiện tượng kỹ nữ, khách làng chơi, dâm loàn và tình dục không an toàn này, đã phát sinh những bệnh hoa liễu từ ngày xưa. Bệnh phổ biến nhất đề cập từ thời xưa là bệnh lậu (có nhiều truyền thuyết liên quan đến Dương Quý Phi, thời Đường) (?).

Bệnh lậu (gonorrhea) là một bệnh lây qua đường sinh dục, gây ra bởi vi trùng có tên là Neisseria Gonorrhoeae. Bệnh lậu đã được biết đến từ hàng nghìn năm nay. Các thầy thuốc thời cổ đại Hy Lạp gọi lậu là căn bệnh của những người ăn chơi trác táng, chìm đắm trong nhục dục. Vi trùng lậu có thể truyền từ người này sang người khác trong khi giao hợp (qua âm đ*o, miệng, hoặc hậu môn), và gây ra nhiễm trùng ở cổ tử cung, âm đ*o hoặc niệu đạo (đường dẫn nước tiểu từ bọng đái, bàng quang, ra ngoài).

Việc điều trị các loại bệnh này hiện nay chủ yếu là dùng kháng sinh, trị dứt hoàn toàn theo chỉ định của bác sĩ. Ngày xưa, chưa có kháng sinh thì làm thế nào? Có nhiều bài thuốc trị bệnh này, các vị chủ yếu từ diêm sinh (muối lưu huỳnh), bản lam căn, thù lũ... có tác dụng sát trùng mạnh, có vẻ như trị chứng (biểu hiện ngoài ra) chứ không trị căn (vi trùng), cho nên khó có thể dứt hẳn bệnh.