Nạp Thiếp Ký I

Chương 434: Phong thưởng lớn



Tiến vào hoàng cung, lúc này đã đến thời điểm diễn ra biểu triều sớm ở Cẩn Thân điện.

Chu Cao Hú mang binh từ cửa Đông Hoa đánh vào hoàng thành, thẳng tiến tới Cẩn Thân điện. Đại đội thị vệ trực bản ở Cẩn Thân điện vừa đụng độ là tan, chạy sạch cả. Một vạn nhân mã của Chu Cao Hú nhanh chóng bao vây Cẩn Thân điện kín mít.

Chu Cao Hú mang theo đội hộ vệ xông lên ngọc đài, đến bên ngoài cửa lớn của Cẩn Thân điện. Y thấy cửa lớn đóng chặt, bên ngoài tiếng la hét vang trời, nhưng bên trong thì im phăng phắt. Y cảm thấy rất kỳ quái, ẩn ước cảm thấy có điều gì đó không ổn. Y buông người xuống ngựa, bước tới trước, dùng lực đẩy cửa lớn nặng nề của Cẩn Thận điện, nhìn vào trong, vừa nhìn đã kinh hãi trợn mắt.

Trong Cẩn Thân điện chẳng có bóng người, trước kim loan bảo tọa có một cái biển cực lớn, trên có đề: "Kẻ mưu nghịch, giết không tha!"

Chu Cao Hú hô lên cả kinh, vội vã thối lui.

Chợt nghe bên ngoài có tiếng nổ cực lớn, trong đầu Chu Cao Hú lóe lên ý nghĩ: Xong rồi! Trúng mai phục!

Hắn quay đầu lại nhìn, thấy người ngựa phía mình đã bị nổ ngã rạp loạn lên hết, trên lổ châu mai của hoàng thành hiện ra vô số hỏa pháp. Tiếp theo đó, tên rơi từ trên trời xuống như mua. Tên như giặc châu chấu bay, từ tường thành hoàng cung theo đường cong bắn xuống đội hình binh mã bên dưới.

Một vạn nhân mã của Chu Cao Hú vì muốn hành động nhanh nhẹn đã mặc khải giáp nhẹ, căn bản không thể nào ngăn đỡ được tên phá giáp bay như mưa thế này, đua nhau trúng tên thét gào chết thảm.

Các cung tiễn thủ của Chu Cao Hú cố sức phản kích, nhưng đối phương ở trên hoàng thành, có lỗ châu mai và chỗ nấp, chịu sát thương rất ít, trong khi đó họ không có khí giới công thành và thang dây, cho nên không có biện pháp gì tiếp xúc đánh xáp lá cà. Quân của Chu Cao Hú rơi vào tình thế chỉ bị đánh mà không thể phản kích được gì.

Chu Cao Hú tấy tình thế không xong, ra lệnh lui về phía bắc, toan tính công phá cửa Càn Thanh, đánh giết vào nội đình, hội hợp với Thiên Sách vệ.

Thật không ngờ cửa Càn Thanh không chờ họ đánh, đã tự động mở ra, từ trong đó xông ra vô số thiết giáp kỵ binh, như bầy ong vỡ tổ đánh giết ào về phía họ. Những thiết giáp kỵ binh này có giải giáp nặng đao thương dài, trong khi quân của Chu Cao Hú chỉ có đoản đao căn bản chém không tới và không vào, chỉ phút chốc đã bị đánh loạn hàng ngũ, tử thương vô số.

Chu Cao Hú thấy trọng giáp kỵ binh từ Càn Thanh cung xông ra càng lúc càng nhiều, không có cách gì đề ngự, cho nên lập tức ra lệnh lui về cửa nam, toan tính hội hợp với một vạn cẩm y vệ của Kỷ Cương, rồi cùng đánh giết mở một đường máu ra ngoài.

Bọn họ đội mưa tên và hỏa pháo từ hai bên hoàng thành bắn xuống, phía sau thì bị trọng giáp kỵ binh đánh rát, chỉ hy vọng đánh ra khỏi ngọ môn, cùng với người ngựa của Kỷ Cương hội hợp.

Nhân mã của Chu Cao Hú xông qua Hoa Cái điện, Phụng Thiên điện, đến trước Ngộ môn thì phát giác trong ngộ môn đã bố trí đầy trọng giáp kỵ binh của Minh quân, người nào cũng khoác lên mình khải giáp nặng, chỉ để lộ đôi mắt đầy sát khí ra ngoài.

Không chờ tàn binh bại tướng của Chu Cao Hú nghỉ ngơi chút nào, những kỵ binh đó như nước sóng trào xông tới, hợp thành trọng giáp kỵ binh phía sau thành hai gọng kềm tiền hậu giáp kích, phân cắt, bao vây rồi tiêu diệt từng nhóm quân của Chu Cao Hú.

Trong hoàng thành địa thế bằng phẳng, thích hợp cho kỵ binh tác chiến. Trong khi đó, Chu Cao Hú chỉ mang theo kỵ binh nhẹ với đoản đao, không thể nào là đối thủ của trọng giáp kỵ binh, huống chi số lượng kỵ binh nặng này vượt hẳn họ đến mấy lần. Lấy ít địch nhiều, sau mấy lần xung phong, quân của Chu Cao Hú đã bị đánh tan nát cả, tử thương hơn phân nữa, phần còn lại đua nhau quỳ xuống đất đầu hàng.

Chu Cao Hú ngồi trên ngựa, quay nhìn bốn phía, thấy ngoài mấy trăm người quỳ xuống đầu hàng, trên nền đá xanh cực rộng của hoàng cung nằm ngổn ngang xác chết tướng sĩ của mình. Trong khí đó, xung quanh y, thiết giáp kỵ binh đã bao vây đen nghịch, đưa mũi thương bén ngót chỉ vào người y.

Chu Cao Hú thở dài, quẳng trường kiếm trong tay, nhắm mắt chờ chết.

Chính vào lúc này, kỵ binh dạt ra hai bên, mấy thớt chiến mã nhanh nhẹn chạy về phía y.

Chu Cao Hú từ từ mở mắt, thấy trong mấy kỵ sĩ phía trước có một người quen thuộc - đấy chính là Minh Thành Tổ. Ngoài ra còn có vài vị khác, gồm thái tử Chu Cao Sí, hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ, ngũ quân đô đốc Dương vũ hầu Tiết Lộc, Trấn Viễn hầu Dương Thu Trì. Phía sau họ còn có Liễu Nhược Băng, Tống Vân Nhi, Nam Cung Hùng cùng các hộ vệ.

Tiếp theo đó, hơn năm sáu người bị trói chặt được giải tới, nhìn lại chính là Kỷ Cương, Kỷ Phiếu và những tướng lĩnh do nhị hoàng tử phái đi đánh nội đình và thái tử phủ. Nhìn thấy họ, Chu Cao Hú biết mọi kế hoạch của y đều bị phụ hoàng Minh Thành Tổ Chu Lệ nắm trong tay, và toàn bộ quân phía y đã bị diệt sạch.

Thì ra, kế mưu mà Dương Thu Trì trình bày với Minh Thành Tổ là Minh Thành Tổ sẽ tuyên bố gia lập hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ, từ đó dẫn rắn ra khỏi hang. Quả nhiên, nhị hoàng tử Chu Cao Hú thấy hy vọng đã mất, liền cùng Kỷ Cương phát động mưu phản.

Đêm tuyên bố lập hoàng thái tôn, Dương Thu Trì lại cho Liễu Nhược Băng lẻn vào phủ của Kỷ Cương, lấy đi máy quay phim dùng để giám thị đó. Sau khi xem hết toàn bộ những đoạn phim ghi lại trong đó, biết được kế hoạch an bày của Chu Cao Hú và Kỷ Cương, hắn lập tức tiến vào cung báo cho hoàng thượng. Minh Thành Tổ bấy giờ mới bố trí thiên la địa võng, bắt trọn và tiêu diệt gọn quân đội phản loạn của Chu Cao Hú và Kỷ Cương.

Minh Thành Tổ nhìn con trai Chu Cao Hú, trong mắt đầy thương cảm, sắc mặt như già hẳn đi. Dù sao bình định sự phản loạn của con trai không phải là chuyện vui vẻ gì với bất kỳ ai.

Hai ngươi đều không lên tiếng. Lúc này, ánh ban mai đã chiếu hồng trời không, khẽ chiếu lên từng thi thể nằm ngổn ngang trên quảng trường rộng lớn trước hoàng cung. Bên tai họ không ngớt truyền lại tiếng hí vang của chiến mã cùng tiếng kêu thảm và rên rĩ của tướng sĩ giãy chết.

Dù sao thì Minh Thành Tổ cũng không phải là người đa sầu đa cảm, phất roi ngựa, lạnh lùng hỏi: "Cao Hú, ngươi biết tội hay chưa?"

Chu Cao Hú từ từ xuống ngựa, quỳ sụp xuống đất: "Thần nhi tội không thể tha, thỉnh phụ hoàng cho chết!"

"Người đâu!" Minh Thành Tổ lớn tiếng quát: "Lôi hắn ra ngọ môn chém đầu!"

"Chậm đã!" Thái tử Chu Cao Sí kêu lên, buông mình xuống ngựa, bước tới trước ngựa của Minh Thành Tổ, quỳ gối một chân thưa: "Phụ hoàng, thần nhi thế nhị hoàng đệ cầu tình, khẩn thỉnh phụ hoàng xá miễn tội của hắn." Y là thái tử, theo quy củ, ngoại trừ trong những khánh điển chính quy, không cần phải quỳ gối trước Minh Thành Tổ.

Sắc mặt Minh Thành Tổ tái xám, quát: "Tội mưu nghịch không thể tha..."

"Phụ hoàng!" Chu Cao Sí quỳ luôn hai gối, "Nhị hoàng đệ tuy là mưu nghịch, nhưng dù sao cũng cốt nhục tình thâm, thần nhi không nhẫn nhìn cha giết con, khẩn thỉnh phụ hoàng xá miễn cho hoàng đệ tội chết."

"Cái đồ lòng dạ đàn bà! Ngươi cầu tình thế cho hắn, sau này hắn sẽ không phản lại ngươi sao?"

Mặt Chu Cao Sí hiện nét do dự, dù sao thì hiện giờ có Minh Thành Tổ kềm chế hoàng đệ, không ảnh hưởng gì, nhưng sau này lỡ khi Minh Thành Tổ về tây, nhị hoàng tử trở mặt, bản thân không phải là đối thủ của hắn.

Chu Cao Hú nhìn mặt mà bắt hình dong, thấy có được chút sinh cơ, vội dập đầu, giơ tay cao lên trời: "Phụ hoàng, thần nhi biết tội, tương lai hoàng huynh đăng cơ, thần nhi nguyện một lòng phò trợ, nếu như có ý phản, trời tru đất diệt, chết không toàn thây!"

Thái tử Chu Cao Sí cũng vội nói: "Phụ hoàng, nhị hoàng đệ đã lập lời thề ở đây, xin người xá miễn cho đệ ấy tội chết đi."

Minh Thành Tổ sao có thể tin vào lời thề? Y trong chinh chiến tin vào cái gọi là binh bất yếm trá (dùng binh không nề hà lừa địch), trong đấu tranh chính trị càng tràn đầy âm mưu quỷ kế. Đối với con trai thứ hai, ông ta quá hiểu, lời thề này chẳng khác gì cái đánh rắm.

Quả nhiên, sau khi Minh Thành Tổ mất xong, thái tử Chu Cao Sí tức vị. Chu Cao Hú lại bắt đầu mưu phản, nhưng còn đang chuẩn bị thì làm vua được một năm Chu Cao Sí đã giá băng, hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ tức vị, Chu Cao Sí lại mưu phản lần nữa (*)

Nhưng đó là chuyện sau. Hiện giờ, Minh Thành Tổ tuy biết đức tính của người con thứ hai của mình, nhưng hiện giờ một là thái tử khẩn cầu trước mặt mọi người, nếu ông ta không chuẩn y thì sẽ làm mất uy tín của thái tử, sau này đối với sự tức vị của thái tử sẽ bất lợi. Thứ hai, có câu hùm dữ không ăn thịt con, ông ta ít nhiều cũng vì cái đau cắt núm ruột của mình mà do dự.

Minh Thành Tổ quay sang hỏi hoàng thái tôn Chu Chiêm Cơ: "Chiêm Cơ, cháu nói coi, nên xử trí vị hoàng thúc mưu phản này của cháu thế nào?"

Chu Chiếm Cơ xuống ngựa, đến bên cạnh phụ thân Chu Cao Sí, quỳ xuống thưa: "Hoàng gia gia, Chiêm CƠ nhận thấy, bỏ đi tình thân không bàn tới, năm xưa trong chiến dịch Tĩnh Nạn, nhị hoàng thúc vào sinh ra tử, nhiều lần cứu tính mệnh của hoàng gia gia, lấy công bù tội, nên xá miễn cho tội chết của nhị hoàng thúc, như vậy mới gọi là ân oán phân minh."

Minh Thành Tổ mỉm cười: "Được. Hay cho câu ân oán phân minh, tôn nhi, ngươi có biết rằng, ngươi hiện giờ tha cho hắn, sau này hắn vị tất đã tha cho ngươi không?"

Chu Chiêm Cơ ưỡn ngực thưa: "Chiêm Cơ không sợ...!"

Quả nhiên sau khi Chu Chiêm Cơ tức vị, Chu Cao Hú mưu phản lần nữa, nhanh chóng bị Chu Chiêm Cơ bình định, bắt sống Chu Cao Sí, nhưng không giết hắn, chỉ giam lỏng mà thôi.

Chỉ có điều, Chu Cao Hú đã chứng nào tật nấy, sau đó Chu Chiêm Cơ đến thăm y, Chu Cao Hú lại lần nữa toan tính mưu sát Chu Chiêm Cơ, cuối cùng bị tiểu Chu nổi giận thật sự, ra lệnh cho trói Chu Cao Hú vào cột đồng, bôi dầu bên ngoài, đốt than đá bên trong, cuối cùng nướng chín Chu Cao Hú, ứng với lời thề độc mà y lập ra ngày hôm nay.

Minh Thành Tổ nghe Chu Chiêm Cơ nói vậy, cười ha hả bảo: "Giỏi! Có khí phách! Nhờ câu nói này của cháu, trẫm tha cho hắn một mạng!"

Ba người đồng thời dập đầu tạ ơn.

Minh Thành Tổ lại nói: "Nhưng mà, trẫm không thể để đứa cháu yêu của ta mạo hiểm như vậy được. Cao Hú là con hổ chỉ biết ăn thịt người, trẫm phải nhổ hết răng của hắn, chặt hết vuốt của hắn mới được. Cao Hú, trẫm khi xưa phong cho ngươi làm Hán vương, phong cho ngươi đất Vân Nam, ngươi nói ngươi không có gì sai, không muốn đi chỗ xa như vậy, hiện tại thì sao? Ngươi có bằng lòng đi chỗ đó không?"

Chu Cao Hú biết là Minh Thành Tổ đang cho hắn cơ hội cuối cùng, điều đi xa kinh thành, để tránh khỏi mang tới cho thái tử nhiều phiền phức. Chu Cao Hú đã không còn lựa chọn nào, dập đầu thưa: "Thần nhi nguyện ý đi."

"Được! Trẫm cấp cho ngươi Thiên Sách vệ khi xưa hôm nay tham dự mưu phản, đã bị diệt hết. Trẫm sẽ thu hồi tổ chức lại. Ngươi tự chiêu thu một vạn binh mã, cũng bị diệt gần hết, chỉ còn mấy tàn binh bại tướng, ngươi có định mang tới Vân Nam không?"

Chu Cao Hú vui mừng vô cùng, ngước mắt định nói tạ ơn, chợt thấy ánh mắt đầy sự trào phúng của Minh Thành Tổ, tức thời cả kinh, dập đầu thưa: "Đây đều là phản tặc, tội đáng muôn giết, sao có thể theo thần nhi đi Vân Nam được. Thần nhi chỉ mang theo gia quyến đến Vân Nam mà thôi."

Minh Thành Tổ cười cười, lại nói: "Ngươi đến Vân Nam rồi hãy thật thà mà ở đó yên tâm làm hán vương của ngươi, không được sự cho phép của trẫm không được rời khỏi Vân Nam, cũng không được nghĩ này nọ gì nữa. Thân binh hộ vệ của ngươi từ này không được có hơn trăm người. Trẫm sẽ cho quan lại ở Vân Nam báo cáo thường xuyên hoạt động của ngươi ở đó. Nghe rõ chưa?"

"Nghe rõ rồi. Thần nhi tạ ân phụ hoàng không giết!" Chu Cao Hú cười thảm trong lòng: lần này là đến đất phong của mình, thế mà chẳng cho mang theo được một tên quân nào. Nhưng có thể bảo vệ tính mệnh thì cũng quý lắm rồi. Hắn quay sang dập đầu nói với thái tử Chu Cao Sí: "Đa tạ hoàng huynh cầu tình cho Cao Hú."

Chu Cao Sí bước tới đỡ hắn dậy.

Minh Thành Tổ lại nói: "Cao Hú, nếu như cần phải đi thì đi sớm hơn là đi muộn, quay về thu thập nhanh rồi tức khắc khởi hành, không cần đến từ biệt nữa."

Chu Cao Hú khom người: "Thần nhi lĩnh chỉ tạ ân!" Rồi lui mấy bước, nhảy lên lưng ngựa, chuyển thân lão đảo bỏ đi.

Minh Thành Tổ ra lệnh áp giải Kỷ Cương, Kỷ Phiếu lên phán xét. Hai người này biết tội không thể miễn, quỳ xuống nhắm mắt chờ chết.

Chú thích:

Chu Chiêm Cơ, con trai của Minh Nhân Tông (Tức Chu Cao Sí) lên ngôi gọi là Minh Tuyên Tông, tức Tuyên Đức Hoàng đế, (25 tháng 2, 1398 - 31 tháng 1, 1435) là vị vua thứ năm của triều đại nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1425 đến 1435. Ông kế vị Minh Nhân Tông, và ở ngôi trong một thời kì thịnh trị của Đại Minh. Theo sử sách, tháng 8 âm lịch năm 1426, chú ông là Hán Vương Chu Cao Hú (朱高煦), vốn là người con trai được Minh Thành Tổ Chu Lệ yêu quý do có công cứu giá; nhưng do bất chấp quân pháp nên năm 1417 đã bị đày tới một thái ấp nhỏ ở Lạc An (Quảng Nhiêu, Sơn Đông). Khi Chu Cao Hú làm loạn, Hoàng đế mới Minh Tuyên Tông đã đem 20.000 quân tấn công ông ta tại Lạc An. Chu Cao Hú bị phế làm thứ nhân (thường dân) và chết do bị tra tấn. Sáu trăm quan lại theo Hán Vương cũng bị tử hình và 2.200 người khác bị lưu đày.

Sau khi hai chú cháu Kỷ Cương đến quỳ chờ nghe phán xét, Dương Thu Trì bẩm báo với Minh Thành Tổ là có vài vấn đề cần hỏi hai người họ. Minh Thành Tổ gật đầu tán thành, Dương Thu Trì hỏi Kỷ Cương trước: "Các ngươi dùng thi thể ở đâu để hãm hại Vân Lăng vậy?"

Kỷ Cương chết đến nơi, cố cứng đầu chỉ rước thêm khổ, liền như thật mà đáp: "Tên đó là tiều phu đến hẻm núi Hạnh Tử chặt củi, đến gần quân doanh bị bắt, để bảo mật đã giết hắn chết. Ta liền dùng xác chết của hắn để hãm hại Vân Lăng."

Dương Thu Trì gật gật đầu, lại quay sang Kỷ Phiếu: "Là ngươi gian sát ái thiếp của Tiết đô đốc, đúng không?"

Dù sao cũng chết, Kỷ Phiếu cũng không chối cãi làm gì, ngẩn đầu đáp: "Đúng, là thúc phụ ta sai ta đến đó."

"Ngươi lúc đó có mang găng tay hả?"

"Có mang, ta sợ đánh nhau với hộ vệ của Tiết phủ, nên mang găng tay bọc sắt để đề phòng."

"Có người đi cùng với ngươi hả?"

"Có, Cổ đại lực, hai chúng ta lẻn vào Tiết phủ, là hắn chém chết hai nha hoàn."

Dương Thu Trì cả kinh, hỏi: "Hắn có gian ô Hư Linh Tử không?"

"Không có, hắn chém nha hoàn xong, ở ngoài chờ."

Cổ Đại Lực là thiếp thân hộ vệ của Kỷ Cương, đã từng bị liệt vào đối tượng hiềm nghi, bắt điều tra. Dương Thu Trì có kiểm tra qua Tú Xuyên đao của hắn, phát hiện đích xác là có vết mẻ, nhưng rất nhỏ, không thể nào tạo thành vệt xé rách bằng hạt gạo ở vết thương khi chém vào.

Hiện giờ hồi tưởng lại, có thể giải thích điều này: dù gì thì hai nha hoàn đó đã chết gần nửa năm, tuy thời gian chôn cất là vào mùa đông, thi thể thối rữa rất chậm, nhưng dù gì thì cũng bắt đầu mục ruỗng, thân thể phình thối ra, khuếch đại vết rách, tạo cho vệt xé rách chỗ vết thương lớn hơn, gây ra nhận định sai lần là ở đao có vết mẻ khá lớn. Từ đó, hắn không hoài nghi Cổ Đại Lực, lại nhân vì Cổ Đại Lực không có hãm hiếp Hư Linh Tử, do đó nhóm máu không tương đồng. Từ đó, hắn bài trừ khả năng gây án của Cổ Đại Lực. Hiện giờ xem ra, do lúc đầu suy xét có sai lầm, đã không nghĩ tới trường hợp có hai hung thủ gây án.

Minh Thành Tổ cũng lười nói lời thừa với Kỷ Cương, hạ chỉ đem giải Kỷ Cương, Kỷ Phiếu cùng các bè đảng cẩm y vệ của Kỷ Cương, và toàn bộ mấy trăm tướng sĩ bị bắt vào đại lao Hình bộ, chờ lăng trì xử tử. Ông ta còn ra lệnh tru du cửu tộc, nam thì xử trảm hết, mẹ con thê thiếp tỉ muội và nữ giới đều cấp cho công thần làm gia nô. Công thần này đương nhiên là Dương Thu Trì. Mọi gia sản của Kỷ Cương đều sung thường cho Dương Thu Trì.

Ngoài ra, Minh Thành Tổ còn hạ chỉ cho Đốc sát viện tập nã hết các bè đảng của nhị hoàng tử Chu Cao Hú và Kỷ Cương, chém đầu xử tử toàn bộ. Lần chém giết những kẻ liên can này lên đến hai vạn năm nghìn người.

Sau khi Kỷ Cương cùng mọi người bị áp giải đi, Minh Thành Tổ mỉm cười nói với Dương Thu Trì: "Dương ái khanh, ngươi trinh phá án mưu phản của Chu Cao Hú và Kỷ Cương, công cao vô cùng, trẫm muốn thưởng cho người thật hậu. Kỷ Cương chết rồi, chức cẩm y vệ sau này do ngươi chấp chưởng, cái này không thể coi là thưởng, còn muốn cái gì nữa, thì cứ nói với trẫm!"

Lần này có thể nói Dương Thu Trì cứu mạng của Minh Thành Tổ, nếu không ai thắng ai bại vẫn còn chưa chắc. Do đó, Minh Thành Tổ đã định chủ ý, quyết thỏa mãn yêu cầu của Dương Thu Trì, cho dù hắn mở miệng đòi Vân Lộ công chúa làm tiểu thiếp, trong lúc cao hứng có dư cũng đáp ứng luôn. Dù sao thì Vân Lộ cũng chỉ là con gái nuôi của Minh Thành Tổ, là con ruột của Miêu vương, Miêu vương là cha ruột mà đã đáp ứng đem Vân Lộ gả làm tiểu thiếp cho Dương Thu Trì, Dương Thu Trì lại lập nhiều công lao như vậy, ông ta cứ mở một mắt nhắm một mắt đáp ứng luôn là được.

Không ngờ, Dương Thu Trì không hề muốn Vân Lộ. Hắn ngẫm nghĩ một chút, thưa: "Vi thần muốn toàn lực quản cẩm y vệ cho tốt, phụ lo cho hoàng thượng, còn Ứng Thiên phủ có nhiều sự vụ hành chính, vi thần lo liệu không xuể..."

Minh Thành Tổ cười ha ha: "Cái này dễ tính mà, Ninh Quốc phủ Tống tri phủ đem hai con gái và một cháu gái gả cho ngươi, đặc biệt là con gái Liễu thị trong lần phá án mưu phản lần này có công đầu, Liễu thị không thể làm quan, công lao này cứ tính lên người Tống tri phủ. Như vầy đi, trẫm phân y làm phủ doãn của Ứng Thiên phủ, cho ngươi an tâm chấp chưởng cẩm y vệ. Ngươi thấy thế nào?"

Dương Thu Trì mừng rỡ, quay đầu lại nhìn Liễu Nhược Băng và Tống Vân Nhi, thấy hai người cũng mừng rỡ vô cùng, vội kéo nhau quỳ xuống khấu đầu tạ ơn Minh Thành Tổ.

Minh Thành Tổ cười ha hả, lại bảo: "Dương ái khanh, trẫm thăng ngươi làm cẩm y vệ chỉ huy sứ, ngoài ra, còn gia phong cho ngươi làm Trấn quốc công, lộc hai nghìn năm trăm thạch. Mẹ và vợ ngươi cũng thăng phong làm Trấn Quốc thái phu nhân và Trấn quốc phu nhân."

Dương Thu Trì vội khấu đầu tạ ơn.

Minh Thành Tổ lại ngẫm nghĩ, bảo Liễu Nhược Băng: "Liễu thị, lần bình loạn này ngươi có công thật lớn, có thể nói là công lao của ngươi đã nhường cho lão gia và phụ thân hưởng dụng hết rồi. Như vậy là không công bình, như vầy đi, trẫm phong cho ngươi làm nhất phẩm phu nhân."

Liễu Nhược Băng có thân phận là thiếp thất, không thể sánh vai với vợ nguyên phối, án chiếu theo quy củ, thì nếu sắc phong, chỉ phong tới hàng tam đẳng. Dương Thu Trì nếu như đã phong làm Trấn Quốc công, vợ Phùng Tiểu Tuyết được phong theo cùng, đương nhiên là Trấn quốc phu nhân, hàng tam đẳng. Cho nên, Liễu Nhược Băng được phong, chỉ phong tới hàng nhất phẩm phu nhân là cao nhất.

Liễu Nhược Băng tuy nhiên không quan tâm đến sắc phong hạo mệnh phu nhân gì, nhưng dù sao cũng rất cao hứng, vội vã dập đầu tạ ơn.

Minh Thành Tổ lại hỏi Dương Thu Trì: "Dương ái khanh, ngươi còn có yêu cầu gì?"

Dương Thu Trì vẫn không nghĩ tới Vân Lộ, dù gì, hắn cũng đã hứa với Liễu Nhược Băng và các nàng là không nạp thiếp nữa. Hắn ngẫm nghĩ, thưa: "Băng đảng của Kỷ Cương sau khi bị xử tử hết, các cao quan trong cẩm y vệ khuyết thiếu rất nhiều, vi thần muốn đề bạt một số người."

"Được, từ cẩm y vệ thiên hộ trở xuống, đề bạt thế nào do ngươi quyết định là được."

"Đa tạ hoàng thượng. Thiếp thân hộ vệ của vi thần là Nam Cung Hùng, Từ Thạch Lăng, Thạch Thu Giản, Hạ Bình bốn người từng cộng sinh tử với vi thần, tình đồng thủ túc. Hiện giờ Kiến Văn trốn ra hải ngoại, Kỷ Cương bị diệt, vì thần đã không còn cường địch nào uy hiếp, không cần nhiều hộ vệ như vậy. Hơn nữa, vi thần còn có thiếp thất Liễu thị, Tống thị tỷ muội, vũ công cao tuyệt, đủ bảo hộ cho sự an nguy của vi thần. Do đó, vi thần tấu thỉnh hoàng thượng, đề bạt Nam Cung Hùng cùng ba người khác đó lên hàng cao quan của cẩm y vệ."

Minh Thành Tổ gật đầu bảo: "Được, Nam Cung Hùng cùng mọi người nghe phong thưởng!"

Bốn người Nam Cung Hùng vội xuống ngựa, đến trước mặt Minh Thành Tổ, quỳ xuống dập đầu. Minh Thành Tổ bảo: "Trẫm phong Nam Cung Hùng, Từ Thạch Lăng hai người làm cẩm y vệ tòng tam phẩm đồng tri; Phong Thạch Thu Giản, Hạ Bình làm tứ phẩm thiêm sự!"

Bốn người mừng rỡ, dập đầu tạ long ân.

Bốn người họ theo hầu Dương Thu Trì, đồng sinh tử, cộng hoạn nạn, có thể coi là tình như tay chân, lúc này Dương Thu Trì khởi tấu xin hoàng thượng trực tiếp đề bạt bọn họ lên làm cao quan của cẩm y vệ, không khỏi khiến bốn người lòng như hoa nở. Minh Thành Tổ cho bốn người bình thân, bốn người lập tức đến quỳ gối một chân trước mặt Dương Thu Trì, biểu đạt sự cảm kích.

Minh Thành Tổ cười lớn: 'Được, năm người các ngươi tình cảm chân thành đoàn kết nhất trí, thế trẫm cộng đồng chấp chưởng cẩm y vệ, trẫm coi như gối cao ngủ yên rồi, ha ha ha."

Năm người đều quỳ xuống lĩnh chỉ tạ ơn.

Tâm tư của thái tử Chu Cao Sí rất tinh tế, liếc mắt là nhìn thấy Tống Vân Nhi dẩu môi không vui. Lần trước y cùng Tống Vân Nhi lật ngược án oan của Dương Thu Trì bị Kỷ Cương hãm hại, thái tử rất thưởng thức năng lực phá án của Tống Vân Nhi. Tuy năng lực của nàng kém xa Dương Thu Trì, nhưng trong con mắt của thái tử đã khiến người ta phải kinh ngạc rồi. Cho nên y mỉm cười hỏi Tống Vân Nhi: "Tống thị, ngươi sao lại không cao hứng vậy?"

Tống Vân Nhi cong môi đáp: "Tôi từ đầu đã theo ca của tôi, vào sinh ra tử còn nhiều hơn họ, vì sao không có phần phân thưởng của tôi?"

Thái tử cười đáp: "Ngươi là nữ mà?"

"Hạ Bình cũng là nữ, vì sao ả có thể làm quan mà tôi không được? Không công bình!" Tống Vân Nhi có vẻ ấm ức vô cùng.

Minh Thành Tổ ngẩn người, tiếp đó nói: "Cẩm y vệ không thể xem như quan lại trong triều, nữ tử mà có năng lực vẫn trọng dụng như thường. Trẫm có thể phá cách cho ngươi trong cẩm y vệ làm chức...."

Tống Vân Nhi ưỡn ngực: "Năng lực tôi không kém hơn ả! So về võ công hay là phá án, tôi cũng hơn hết! Không tin hoàng thượng cứ hỏi a!"

Hạ Binh khom người thưa: "Ti chức đích xác là không bằng ngũ phu nhân, ti chức nguyện ý nhường chức cẩm y vệ thiêm sự cho ngũ phu nhân."

Tống Vân Nhi trừng mắt nhìn Hạ Bình: "Ta đâu có đoạt vị trí của ngươi đâu, ta chỉ nói là không công bình."

Minh Thành Tổ rất thích cá tính thẳng thắn ngây thơ của Tống Vân Nhi, nghe thế cười ha hả: "Đúng đúng, đích xác là không công bình, trẫm đã sớm nghe từ khi Dương ái khanh xuất đạo tới giờ, ngươi nhất mực theo sát bên người, có thể xem là lao khổ công cao. Hơn nữa, trẫm nghe thái tử nói, lần trước lật ngược án oan của Dương ái khanh kỳ thật là công lao của ngươi. Năng lực phá án của ngươi có thể coi là được chân truyền từ Dương ái khanh, không phong thưởng trọng dụng đích xác là không ổn. Ừ... Tống ái khanh bước lên nghe phong thưởng!"

Tống Vân Nhi mừng rỡ chạy lên trước quỳ xuống.

Minh Thành Tổ nói: "Trẫm phong cho ngươi là chánh tam phẩm cẩm y vệ chỉ huy sứ phó sứ, năm người các ngươi hiệp trợ Dương ái khanh chấp chưởng cẩm y vệ!"

Tống Vân Nhi vừa kinh vừa mừng, không ngờ Minh Thành Tổ phong thưởng mình chức vị cao như vậy, trong cẩm y vệ chỉ dưới một mình Dương Thu Trì, trên cả vạn người. Nàng tức thời nở mặt nở mày, vội dập đầu tạ ơn: "Tạ chủ long ân! Ngô hoàng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế!"

Minh Thành Tổ cười lớn, phong quan cho nữ tử chỉ sợ từ cổ đến giờ chỉ có mình ôn gta (Ngoại trừ Vũ Tắc Thiên phong cho Thượng Quan Uyển Nhi thì không kể). Nhưng mà, Minh Thành Tổ kiêu hùng một đời, dám đi trước thiên hạ cũng không có gì là kỳ quái.

Minh Thành Tổ thấy dương Thu Trì mãi không đề cập đến chuyện của Vân Lộ, dù sao cũng không tự lên tiếng trước, đành tạm thời gác qua bên, vì sự tình truy tra đồng đảng của Kỷ Cương và nhị hoàng tử còn rất nhiều, không thể để trể được.

Dương Thu Trì cùng mọi người rời hoàng cung trở về phụ. Hắn rất vui, vì hiện giờ Kỷ Cương đã bị kết án xử tử, vị trí thái tử đã giữ vững rồi, nhị hoàng tử bị đày đi Vân Nam cách hàng ngàn dặm, lại bị khống chế nghiêm mật, cái đầu trên cổ cả nhà hắn coi như an ổn rồi. Cha của Liễu Nhược Băng và Tống Vân Nhi được điều đến kinh thành nhậm chức, mọi người đều ở cùng nhau, lại có thêm mọi gia sản của Kỷ Cương (đương nhiên còn có số mỹ nữ gia nô đếm không xuê), sao không khiến Dương Thu Trì vui sướng dị thường chứ.

Cả nhà nghe tin Dương Thu Trì phá đại án mưu phản, gia quan tấn tước, Dương mẫu, Phùng Tiểu Tuyết và Liễu Nhược Băng đều được phong thưởng. Tống Vân Nhi còn làm cẩm y vệ cao quan. Tống tri phụ thăng lên làm phủ doãn Ứng Thiên Phủ... nên đều mừng quá đỗi, tự nhiên phải ăn mừng một phen, người đến chúc mừng dĩ nhiên cũng liên miên không ngớt.

Đại thù của ngũ quân đô đốc Tiết Lộc được báo, ông ta đối với Dương Thu Trì càng sung mãn kính trọng và cảm kích, kéo hắn đòi phải kết nghĩa kim lan, thành huynh đệ, dĩ nhiên vui càng vui hơn.

Hôm sau, thư nhậm mệnh cho Dương Thu Trì, Tống Vân Nhi, Nam Cung Hùng đến làm cao quan ở cẩm y vệ và Tống tri phủ lên làm phủ doãn của Ứng Thiên phủ được chính thức phát ra.

Đồng thời, Minh Thành Tổ điều 5600 Vũ lâm hậu vệ làm thân binh hộ vệ đội cho Dương Thu Trì, bảo hộ Dương Thu Trì và Dương quốc công phủ, rồi cho thành lập lại đội thiếp thận hộ vệ cho hắn.

Đêm đó, Tống Tình hạ sinh một con gái, tuy nàng rất thất vọng, nhưng lại khiến Dương Thu Trì mừng như điên, ôm con gái bảo bối reo mừng hết cỡ.

Tiếp đó mấy ngày, nhà Dương Thu Trì nhất mực bận rộn tiếp thu gia sản của Kỷ Cương, không thu không biết, thu rồi mới giật nẫy mình: gia sản của Kỷ Cương còn nhiều hơn gia sản mà Dương Thu Trì đã tiếp thu từ ba đại tài chủ. Hiện giờ có thể nói hắn giàu nứt bố đổ vách rồi.

Sau khi Kỷ Phiếu bị bắt, từ trên người hắn lục soát lấy được bao tay có thể phòng đao kiếm. Nếu như hoàng thượng đã thưởng hết mọi thứ của Kỷ gia cho Dương Thu Trì, đôi bao tay này đương nhiên là của hắn, cho nên cũng được đưa tới Dương gia.

Tống Vân Nhi rửa sạch đôi bao tay đó xong, bỏ vào lòng Dương Thu Trì, để hắn giữ mà phòng thân. Tuy mấy tháng nay, Dương Thu Trì được thiên hạ đệ nhất cao thủ Liễu Nhược Băng chỉ điểm, võ công tiến bộ thần tốc, nhưng dù sao hắn khởi đầu quá muộn, chỉ đạt đến cảnh giới nhị lưu. Do đó, có đôi bao tay này phòng thân, là có thêm một phần bảo vệ.

Mọi chuyện xử lý xong, Dương gia phái người đến Ninh Quốc phủ nghênh đón Tống tri phủ tiến kinh thành.

Trong đoạn thời gian này, Vân Lộ nhất mực đưa Dương mẫu tới lui trong ngoài hoàng cung, triển khai "đại vận động". Minh Thành Tổ vốn có lòng gả con gái, nói đi nói lại cuối cùng cũng đồng ý, và thế là hoàng thượng hạ chỉ, tứ hôn Vân Lộ cho Dương Thu Trì làm thiếp.

Hoàng thượng tứ hôn dĩ nhiên là náo nhiệt dị thường. Dương Thu Trì không còn cách nào khác, vì đây là lệnh hoàng thượng, hơn nữa Vân Lộ có ân cứu mạng với hắn, hai người tình nghĩa cũng đậm sâu, cho nên không tiện cự tuyệt.

Hoàng đế gả con gái, tự nhiên là một đại ân, làm lễ lớn vô cùng. Vân Lộ đạt được tâm nguyên, vui sướng như điên.

Trong ngày hôn lễ, hoàng thượng tự thân đến mừng, lệnh cho Vân Lộ hát một bài sơn ca. Vân Lộ mặc đồ cô dâu người Miêu, vui vẻ thân thiện, kéo tay Dương Thu Trì đầy thâm tình, mở miệng xinh hát:

"Sống cũng muốn gần chết cũng gần,

Không sợ ca chàng biến thần tiên

Ca biến thần tiên muội biến quỷ,

Thần tiên chỉ sợ quỷ quấn xiềng.

Ca biến gỗ to trong núi lớn

Muội biến dây rừng quấn chặt ca.

Chàng cao một chút quấn một chút,

Quấn ca sống chết đến trăm năm."