tháng Mười hai, hồi V Sau khi (lại) thay đổi nơi làm việc, Nhạc Khê Minh đã dần quen với cuộc sống hiện tại.
Bà bắt đầu hình thành đồng hồ sinh học mới, nếp sinh hoạt mới và thỉnh thoảng gọi điện cho Dịch A Lam để báo cho nhau biết rằng mình vẫn an toàn.
Ngoại trừ đôi khi lo lắng cho tình hình của Dịch A Lam, những vấn đề khác trong cuộc sống không mang lại cho bà cảm giác khó chịu, thậm chí có thể nói là yên bình.
Có lẽ vì bà chẳng lưu luyến nơi mình từng sống. Một ngày giữa tháng Mười hai, Nhạc Khê Minh như thường lệ tan sở, cởi blouse trắng, mặc vào chiếc áo ấm dày dặn, bước ra khỏi cổng Bệnh viên Quân đội đi tới khu ký túc xá nhân viên.
Dưới chiều gió ngược hướng, cách năm trăm mét tòa ký túc xá, Nhạc Khê Minh nhận được một cuộc gọi từ số lạ. Có lẽ bệnh nhân chăng? Bà vội nhấc máy, và nội dung trong cú điện thoại này còn khiến tim bà lạnh hơn cả ngọn gió đầu đông. "Chị Nhạc Khê Minh đúng không? Tôi là Diệp Chu." Đó là giọng một người đàn ông. Nhạc Khê Minh chưa từng quen biết người đàn ông nào tên Diệp Chu, song cái tên này như cái gai đâm vào da thịt bà.
Bà từng cố phớt lờ nó; nhưng mỗi khi nhắc đến, nỗi đau ấy vẫn cứ âm ỉ trong tim. Khi Dịch Vân Sơn – cha của Dịch A Lam và chồng bà – qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, hai từ "Diệp Chu" được hiển thị trên màn hình cuộc gọi của chiếc điện thoại di động mà ông nắm chặt.
Người tình mà ông muốn chúc mừng sinh nhật đầu tiên, chính là Diệp Chu. Nhạc Khê Minh đứng sững tại chỗ.
Diệp Chu lại nói: "Chị còn nhớ tôi không.
Tôi và Dịch..." Nhạc Khê Minh ngắt lời ông ta: "Tôi biết anh." "À." Diệp Chu khẽ nói, sau đó là một quãng im lặng nặng nề. Ngọn gió cào nhẹ lên mặt, Nhạc Khê Minh kéo khăn choàng cổ lên.
Bà hỏi: "Anh muốn gì?" "Tôi..." Diệp Chu nói.
"Tôi có lời muốn nói với chị." "Không có gì cần nói cả.
Tôi còn việc, cúp máy đây." "Đợi đã!" Diệp Chu vụt kêu.
"Chị không muốn biết Vân Sơn trước khi chết nói gì với tôi sao? Anh ấy có lời muốn nói với chị và A Lam..." "Đừng gọi con trai tôi như vậy." Nhạc Khê Minh sẵng giọng.
"Anh không xứng." "Xin lỗi, xin lỗi.
Vân Sơn hay nhắc với tôi về...!con trai của hai người như thế." Diệp Chu liên tục xin lỗi.
Ông ta thở gấp, "Mấy năm nay tôi vẫn luôn canh cánh chuyện này.
Là tâm nguyện cuối cùng của Vân Sơn.
Nhưng trước kia tôi không đủ dũng khí đối mặt với chị, tôi thành thật xin lỗi." "Chết là hết, để lại mấy câu có gì hay." Nhạc Khê Minh kéo mũ xuống chắn gió tạt vào mắt.
Bà quấn chặt áo khoác đến nỗi như muốn nhét mình vào cái lồng kín kẽ.
"Tôi không quan tâm." "Tôi biết chuyện ngày đó đã tổn thương đến chị, không cách nào bù đắp.
Nhưng," Diệp Chu nói.
"Đã hai mươi năm rồi, chúng ta đều bắt đầu già đi.
Khi còn trẻ, tôi cho rằng những gì quan trọng nhất đối với mình chỉ là tầm thường; tôi cứ ngỡ mình có thể cáng đáng nhiều thứ, hóa ra là chẳng kham nổi.
Từ hôm ấy, ngày nào tôi cũng trằn trọc không ngủ được.
Tôi luôn hối hận, có cái gì đó nặng trĩu đè lên người tôi.
Đến bây giờ tôi mới nhận ra, rằng mình cần nói chuyện với chị; nói từ việc tôi và Vân Sơn gặp nhau như thế nào, cho đến cái chết của anh ấy.
Nếu chị biết Vân Sơn từng đấu tranh lắm lần, biết sự thật khi anh ấy hấp hối, có lẽ cả hai chúng ta đều có thể được giải thoát."
Nhạc Khê Minh nghiến răng: "Anh muốn nói, hai người các anh có nỗi khổ ư? Dù đã làm nhiều chuyện ghê tởm, cũng có nỗi khổ ư? Tôi phải tha thứ cho hai anh đúng không?" Diệp Chu nghẹn ngào: "Tôi nói giải thoát, không có nghĩa là chối bỏ hoàn toàn những chuyện quá khứ.
Tôi chỉ muốn hai chúng ta không cần sống quá chật vật như vậy." Ông ta bật khóc.
"Tôi xin lỗi...!Xin lỗi chị." Nhạc Khê Minh nói, sau một đỗi im lặng dài đến mức khiến Diệp Chu tưởng rằng bà đã dập máy: "Anh muốn như thế nào?" Diệp Chu thở hắt: "Chị chọn thời gian và địa điểm thuận tiện đi.
Tôi đến tìm chị, chúng ta nói chuyện trực tiếp với nhau.
Tôi cũng trả cho chị một ít đồ mà Vân Sơn để lại." Nhạc Khê Minh nói: "Chủ nhật này, tại Công viên Nhân dân thành phố Bắc Sơn." "Được." Song ngay khoảnh khắc đạt được mục đích, Diệp Chu bỗng nghĩ: tại sao Nhạc Khê Minh vẫn đồng ý gặp ông? Phải chăng bà luôn đau đáu về sự phản bội của Dịch Vân Sơn và muốn tìm một lời giải thích hợp lý nào đó? Hoặc là, bà đã chẳng còn quan tâm Dịch Vân Sơn có yêu mình không; chẳng còn đoái hoài vì sao Dịch Vân Sơn lại phản bội; cũng chẳng buồn đếm xỉa Dịch Vân Sơn là đồng tính, hay song tính luyến ái; chỉ là đúng như lời ông nói, bà muốn giải thoát.
Bà đã sống một cuộc đời quá chật vật, nay bà sẵn lòng để đượcgiải thoát. Lời Diệp Chu nửa giả nửa thật; nhưng hoàn toàn là thật khi ông nói rằng mình trằn trọc, có cuộc sống khó khăn.
Ký ức ấy nom như vũng lầy, khiến hiện tại và tương lai của ông bị mắc kẹt trong đó, không sao thoát ra.
Trong một thoáng đau đớn nhất ông đã nghĩ, rằng dù thế nào chăng nữa cũng đến lúc phải nguôi ngoai rồi.
Giờ khắc này, ông bỗng hiểu được những gì mà Nhạc Khê Minh đã và đang trải qua.
Cái sự hiểu này hệt như một chuông đồng cực lớn đang không ngừng ầm ĩ trong ngực ông. Diệp Chu sững người, mặt mày tái nhợt.
Ông ngẩng đầu lên, thôi nhìn chiếc điện thoại đang bật loa ngoài mà hướng ánh mắt về họng súng đen ngòm đang chĩa vào mình. Ông đã có thể được giải thoát. Chiếc chuông đồng bật ra từng tiếng thét từ cổ họng: "Báo cảnh sát! Có người muốn hại chị!" Rồi một âm thanh chói óc kết thúc mọi thứ. Đó là tiếng súng gắn ống giảm thanh.
Sau khi nhận được tin tức, Nghiêm Phi tức tốc bay thẳng đến nơi ở của Diệp Chu. Trịnh Đạc sắp xếp các đặc vụ hộ tống Dịch A Lam đến chỗ Nhạc Khê Minh. Trong xe, Trịnh Đạc an ủi Dịch A Lam: "Mẹ cậu vẫn an toàn.
Vì mục đích bảo vệ, các cuộc gọi của bà ấy đều được nghe lén.
Chúng tôi biết bà ấy đã nói chuyện với ai.
Ngay cả khi bà ấy đồng ý gặp Diệp Chu, chúng tôi cũng cử đặc vụ đi theo bảo vệ, sẽ không để bà ấy rơi vào nguy hiểm." Dịch A Lam gục gặc đầu, những suy nghĩ hỗn loạn giày vò y thành con rối vô hồn. Sau một giờ bay, Nghiêm Phi đến hiện trường vụ án. Diệp Chu bị trói vào ghế với hai tay quặp ra sau, viên đạn ghim thẳng vào giữa hàng lông mày, làm ông tử vong tại chỗ.
Pháp y đã cẩn thận thu thập dấu vân tay, dấu chân và các manh mối khác, song không phát hiện được gì. Nghiêm Phi hỏi đội trưởng đội cảnh sát đến hiện trường đầu tiên, sau đó đi vào căn phòng riêng báo cáo với La Thái Vân: "Hẳn là gián điệp nước khác, tạm thời chưa biết thuộc quốc gia nào.
Tôi chỉ phát hiện thủ pháp rất chuyên nghiệp, không để lại dấu vết gì.
Thoạt nhìn, họ đến vì Nhạc Khê Minh, nhưng chắc chắn là muốn bắt cóc bà ấy hòng uy hiếp Dịch A Lam...!Cái phường khốn nạn! Chúng ta cố tình tiết lộ chuyện Joker, để bọn khốn đó tập trung vào việc tìm ra danh tính thực sự của hắn trong phạm vi nước mình, chứ chẳng phải chĩa mũi nhọn vào Dịch A Lam! Nếu Dịch A Lam biết thì chúng ta cũng biết rồi, còn tới lượt bọn khốn đó hả?" Nghiêm Phi nổi nóng, liên tục "bọn khốn" này "bọn khốn" nọ. Khi mở cửa bước vào, Dịch A Lam suýt hụt chân ngã xuống. Trong phòng khách chỉ còn mỗi bà nội đang thất thần đi lại; thấy Dịch A Lam rốt cục đã đến, cụ bà mím môi nén nước mắt, chỉ vào một phòng ngủ. Dịch A Lam nhẹ nhàng ôm bà nội, đoạn sải bước về phía phòng mẹ. Nhạc Khê Minh ngồi ở mép giường; nghe tiếng mở cửa, bà chậm rãi ngước mắt: "Ông ta chết rồi?" Dịch A Lam chỉ có thể nói: "Vâng.
Chết rồi." Nhạc Khê Minh gật đầu, rồi lại gật đầu. Dịch A Lam bước tới, tránh chiếc khăn quàng và mũ len nằm dưới đất rồi ngồi xổm trước mặt mẹ. "Hình như con gầy đi một chút." Nhạc Khê Minh vuốt nhẹ mái đầu Dịch A Lam. "Không đâu ạ." Dịch A Lam lắc đầu.
Con không có gầy đi đâu mẹ." Nhạc Khê Minh gượng cười.
Như thể không kiềm được nước mắt, bà bắt đầu sụt sùi: "A Lam ơi, họ chết rồi, họ chết cả rồi..." "Con biết, mẹ ạ." Dịch A Lam khẽ nói. Nhạc Khê Minh bỗng dưng cao giọng, gần như cuồng loạn: "Tại sao họ chết cả rồi! Họ là những người có lỗi với mẹ, vậy tại sao họ đều chết cả? Không được so đo với người chết, còn mẹ thì sao? Những gì mẹ chịu, mẹ phải nói cùng ai? Chưa từng có ai hỏi mẹ cảm thấy thế nào.
Họ lừa gạt mẹ, làm mẹ bẽ mặt, làm mẹ xấu hổ như một kẻ ngốc!" "Mẹ ơi..." "Họ làm tổn thương mẹ khi còn sống, và bây giờ tiếp tục làm tổn thương mẹ khi đã chết!" Nhạc Khê Minh nghiến răng.
"Dịch Vân Sơn đã chết, và mẹ phải mang tiếng xấu cho hết phần còn lại của cuộc đời mình...!Còn Diệp Chu, thật nực cười, ông ta chết vì mẹ? Ông ta nghĩ rằng làm vậy là có thể chuộc lỗi ư? Ông ta cho rằng tội ác mà mình và Dịch Vân Sơn phạm phải có thể được bù đắp bằng cách này ư? Sao ông ta ích kỷ vậy! Sao họ lại ích kỷ vậy chứ! Mẹ không cần ông ta bố thí.
Mẹ chỉ muốn hận ông ta mãi mãi, không bao giờ tha thứ cho họ." "Mẹ! Mẹ không cần phải tha thứ cho họ." Dịch A Lam quỳ xuống đất, ôm chặt Nhạc Khê Minh.
"Không ai có quyền yêu cầu mẹ tha thứ, không ai có thể, mẹ ạ." Trên đời này không có Thượng đế, không có ơn toàn xá (1), không có quy tắc buông bỏ và làm hòa. (1) Ơn toàn xá (ân xá/ indulgentia plenria): ân xá tha hoàn toàn hình phạt tạm thời phải chịu vì tội (GL 993; GLCG 1471; EI, "Normae de Indulgentiis", N.
2). Sống với hận thù là cách sống vất vả, nhưng không phải (vất vả) vì hận thù mà vì tổn thương.
Dẫu không hận, thì vết thương vẫn luôn tồn tại.
Vậy nếu đã không muốn thoát khỏi nó, tốt hơn là làm cho sự thù hận trở nên thuần khiết, để những cơn đau như giòi bọ được trút bỏ cùng với sự thù hận không thể nào quên. Nhạc Khê Minh bật khóc: "A Lam ơi, mẹ mệt quá rồi.
Mẹ không quên được những việc khiến mẹ phát ốm! Nhưng Diệp Chu đã chết vì mẹ.
Ông ta có cần dùng tính mạng của mình để bù đắp không? Mẹ có lỗi với Diệp Chu, nhưng mẹ vẫn hận ông ta! Mẹ không cách nào thôi hận, cũng chẳng có cách nào buông bỏ lòng thù hận này.
Nếu không, tất cả những gì mẹ trải qua sẽ ra sao? Rốt cục, mẹ là gì? Một trò đùa ư?" Đáng thương thay, bà thậm chí không thể thù hận một cách hoàn toàn, sự thù hận của bà còn phải nằm dưới cái cảm giác tội lỗi. "Là tại con." Dịch A Lam ứa nước mắt.
"Diệp Chu chết là vì con, đừng tự trách mình nữa mẹ ơi." Nhạc Khê Minh ôm lấy Dịch A Lam, "Con là con trai của mẹ." Rất nhiều nỗi đau đến từ con, đến từ việc Dịch A Lam là con trai của Nhạc Khê Minh. Dịch A Lam thầm nghĩ, thận phận nhạy cảm của con đã khiến những người xung quanh trở thành mục tiêu hàng đầu cho hàng tá việc khủng khiếp.
Ngay cả Diệp Chu – một người xa lạ từng vướng mắc trong những năm đầu cuộc đời con, cũng bị liên lụy.
Và mẹ à, nếu con thích con gái, nếu con không dùng sự im lặng để bảo vệ cho xu hướng tính dục của mình mẹ đã không phải khổ sở như vậy. "Ghét người đó đi." Dịch A Lam vùi mặt vào đầu gối của Nhạc Khê Minh, ôm lấy người thân yêu nhất của mình như khi cha mất năm y lên tám, như khi y vừa vô tri vừa hiểu chuyện, như khi y là một đứa trẻ bướng bỉnh không chịu hòa giải với thế giới này. "Con cũng ghét ông ta, con sẽ luôn ghét ông ta.".