Ngược Về Thời Minh

Chương 1088: Khanh muốn gì? (3)



Dương Lăng cười gượng hai tiếng, nói với lão đầu nhi đang giật mình sững sờ hai mắt trợn trừng:

- Ầy...vị Chu công tử này có bệnh thích tăng giá. Được, một lượng bạc một bức, lão tiên sinh vẽ đi

Lão đầu nhi phấn chấn tinh thân, hôm nay gặp phải hai tên bại gia tử, một lượng bạc một bức, sao còn không chịu chứ. Lão đầu nhi lập tức phân phó hai đệ tử lấy giấy và bút mực, thuốc màu các loại, lão lại lấy trong người ra một vật đưa ngang mắt, sau đó ngồi xuống sau một bàn, mỉm cười nói:

- Vị tiểu thư nào vẽ trước?

Lúc đầu Dương Lăng không để ý, hắn cúi xuống uống hai hớp trà, ngẩng lên nhìn thấy bộ dạng kia của lão giả, một miệng trà lập tức phun vào mặt Chính Đức ngồi đối diện. Dương Lăng ngạc nhiên chỉ vào lão, hỏi:

- Ầy...lão tiên sinh, trên mắt lão mang vật gì vậy?

Lão đầu nhin ngớ ra, còn chưa trả lời, Chính Đức đã cười nói:

- Đây là ái đãi (kính), mang vào có thể nhìn rõ mọi vật, tăng cường thị lực.

Dương Lăng trợn mắt há hốc mồm. Lúc hắn kiến tạo Thủy Sư đã nghĩ đến nếu có kính viễn vọng, thị lực trên địch gấp mấy lần, trên biển rộng chiếm được tiên cơ, tiên phát chế nhân, không biết là có tác dụng bao nhiêu, chỉ là lúc đó hắn còn chưa từng thấy có thủy tinh có thể chế tạo nên kính lúp, nên đành phải từ bỏ.

Ai biết...ai biết thì ra trong nhân gian đã có kính mắt từ sớm rồi, như vậy muốn chế tác kính viễn vọng còn có gì khó chứ? Nếu có thứ này, đâu chỉ trên biển rộng, dù là trên thảo nguyên, quân Đại Minh có thiên lý nhãn nhìn xa chiến đấu với đối thủ, chẳng phải cũng càng chiếm nhiều tiên cơ đó sao.

Kính viễn vọng sở dĩ không được ra đời, là vì thời đại này không ai hiểu nguyên lý của nó mà thôi. Mà Dương Lăng lại hiểu rõ nguyên lý của nó, sẽ không phải làm bằng thủy tinh đấy.

Dương Lăng mừng rỡ, vội bước tới nói:

- Lão tiên sinh, có thể đưa kính mắt này...à, cái ái đãi này cho đệ tử xem qua một chút được không?

Chính Đức cười nói:

- Ngươi thấy thứ này hiếm lạ à? Đợi khi nào quay về cung...à khi quay về, ta sẽ tặng ngươi một cái là được.

Dương Lăng suýt ngất, thì ra thứ này trong cung cũng có ư? Bản thân mình nếu lúc trước nói một câu với người khác về kính viễn vọng thì tốt rồi, nói không chừng đã có người sẽ nhắc nhở cho hắn biết đã có nguyên liệu chế tác được thiên lý nhãn này rồi, bản thân mình bình thường không có cơ hội tiếp xúc với những thứ này, không thể tưởng tượng trong lúc vô tình lại được nhìn thấy.

Dương Lăng không kìm nén được, nhận lấy kính mắt trong tay ông lão, xem kỹ nửa buổi, xác nhận là thấu kính không nghi ngờ gì nữa, lúc này mới trả lại. Lão nhân có hai mảnh thấu kính, dùng thanh sắt cố định thành khung kính, chỉ là chưa phát minh ra chân kính, bên cạnh thấu kinh để trống, chỉ dùng sợi tơ, lúc sử dụng thì treo lên hai tai.

Dương Lăng ngây ra, quay lại ngồi bên cạnh Chính Đức hỏi, thì ra kính mắt đã có từ thời Trung Quốc cổ. Theo ghi chép lộn xộn từ xưa, đầu tiên là có người thấy trong nhựa cây tùng hương kết t*ng trùng hợp có con muỗi, xuyên qua tùng hương mà nhìn, hình thể con muốn phóng đại, bởi vậy làm cho công tượng chú ý, tiến tới sử dụng thủy tinh thiên nhiên mà chế tác thành thấu kính.

Chu Hậu Chiếu đọc nhiều sách hỗn tạp, chuyện nghiêm chỉnh không hiểu rõ lắm, nhưng những thứ thượng vàng hạ cám này thì y lại nhìn thấy không ít, trong tàng thư trong cung có nhiều, lập tức vừa uống trà, vừa xem lão giả vẽ Đường Nhất Tiên, vừa khoe khoang một hồi với Dương Lăng.

Thì ra từ thời kỳ Chiến quốc, trong cuốn "Mặc Tử' thứ 15 có ghi chép và phân tích rất nhiều về việc Mặc Tử nghiên cứu kính đeo mắt Quang Hòa, kính lồi, gương lõm. Thời điểm Tần quốc còn chưa thống nhất sáu nước, cổ nhân đã hiểu thông qua thấu kính lấy lửa, những năm đầu Đông Hán Trương Hành phát hiện nguyên nhân sơ bộ của trăng tròn và khuyết cùng với nguyệt nhật thực, cũng là mượn trợ giúp của thấu kính.

Đến Tống Đại, cũng đã có văn nhân mượn nhờ thấu kính thủy tinh nâng cao thị lực. Thời Nguyên Đại ngay cả người Mông Cổ cũng biết lợi dụng vật này, hơn nữa còn được một người tên là Mã Khả Ba La truyền đến Uy Ni Tư, tiến tới truyền vào Châu Âu. Trong năm Tuyên Đức Đại Minh phát minh Lão Hoa kính, nhưng bởi vì Thủy tinh rất quý báu không dễ có được, cho nên trở thành lễ vật trọng yếu, bình thường là do Hoàng đế ban tặng cho đại thần tuổi già, cho nên Chính Đức rất hiểu tường tận vật này.

Chỉ vì vật này không có chân kính khó mang theo, những đại thần kia lúc vào triều cùng mang theo, về nhà lại chỉ sử dụng trong thư phòng nên Dương Lăng mới không biết. Vì không biết mà hắn không hỏi, cũng bởi vậy mà không ai nói cho hắn biết. Dân chúng tầm thường đâu có tiền mua nổi vật này, lão họa sư này là vì vẽ di ảnh lão phu nhân của một vị hào môn thế gia cho nên gia chủ mới tặng cho lão một vật quý giá như thế, nhân duyên trùng hợp, hôm nay mới để Dương Lăng phát hiện ra.

Dương Lăng hân hoan nói với Chính Đức về hiệu quả tác dụng của hai miếng thấu kính kia. Chính Đức nghe được trợn mắt há hốc mồm, y thật sự không nghĩ rằng hai mảnh thủy tinh kia lại có hiệu quả sáng chế ra thiên lý nhãn thần kỳ như vậy. Nếu như không phải lúc này hai chân nhức mỏi đau đớn, hơn nữa Đường Nhất Tiên đang chống má, vui vẻ làm mẫu để lão giả vẽ chân dung, thì y đã kéo Dương Lăng chạy như điên trở về, gọi người lập tức chế tác thứ thần kỳ đó để thưởng ngoạn từ sớm rồi.

Lão giả kia quả thật có sở trường vẽ chân dung, bức họa Đường Nhất Tiên vừa xong, lại nhanh hơn so với dự đoán, đợi màu sắc đã khô, Đường Nhất Tiên thấy dình dáng tướng mạo của mình hiện lên tờ giấy, thần thái vô cùng giống thì hết sức vui mừng. Ba vị công chúa thấy vậy thì càng thích, Vĩnh Phúc đã ngồi ngay ngắn, hân hoan chờ họa sư vẽ chân dung cho nàng.

Dương Lăng và Chính Đức Hoàng đế uống trà trò chuyện, đợi khi vẽ đến Vĩnh Thuần công chúa thì hai người đã lấy lại được tinh thần và sức lực, liền dạo bước trong phòng, thưởng thức các bức vẽ ở trên tường. Dương Lăng ung dung ngắm một bức vẽ sơn thủy ý cảnh thâm sâu đến say sưa, Chính Đức thì thong thả đi dọc qua trên bàn dài xem xem gì đó, đột nhiên bị kích động ngoắc tay, gọi:

- Vạn Niên huynh, tới đây tới đây.

Dương Lăng đi nhanh tới, thấy thần sắc của Chính Đức thần thần bí bí chuyên tâm thưởng thức bức chân dung muội tử và hoàng phi, sau đó làm một động tác ra hiệu. Dương Lăng ngó qua nhìn, thấy trên bàn để hai bản tập, một quyển viết "Xuân thủy phổ", một quyển đang bị Chính Đức lật giở một nửa, bên trên có hai chữ "Uyên ương" rất to.

- Là tập tranh...

Dương Lăng vừa mới nói ra ba chữ, Chính Đức đã dùng mắt ngăn hắn lai, sau đó ho khan một tiếng, bày ra dáng vẻ chính nhân quân tử nói:

- A, Vạn Niên huynh à, ngươi xem bức họa này thế nào?

Dương Lăng bước đến trước, Chính Đức nhấc tập tranh lên, thì ra đây là một bộ Xuân Cung đồ. Một tiểu học đồ cười hì hì đi đến:

- Nhị vị công tử gia, đây chính là thủ bút của sư phụ ta, cũng chỉ có một Đường Dần nổi danh ngang với sư phụ ta thôi, vẽ cho một người mang đi Đông Doanh, đây là Xuân...

- Khụ khụ...

Sắc mặt Dương Lăng cũng biến đổi, vẻ mặt đầy chính khí nghiêm trang nói:

- Không cần nhiều lời, tự chúng ta thưởng thức là được.

Tiểu học đồ này nhìn bộ dạng hai người giấu đầu hở đuôi mà không khỏi buồn cười. Thực ra Xuân Cung đồ tại triều Minh cũng không phải là không ai không biết, chẳng những văn nhân sĩ tử đều thích thưởng thức, ngay cả tiểu thư khuê các cũng có những bức vẽ dạng như này. Đối với thời đại thiếu giáo dục giới tính mà nói, thứ này chẳng những có tác dụng truyền thụ trí thức, mà có người còn dùng nó để chế thuốc khuê phòng, trị liệu tâm lý một số bệnh lý không thể nói ra.

Lúc ấy đừng nói Giang Nam, dù là phụ cận kinh sư cũng không ai kỳ thị Xuân cung đồ. Nhưng thân phận Chính Đức và Dương Lăng đặc biệt, hơn nữa bên cạnh còn có bốn vị mỹ nữ, nếu bị họ biết sẽ thấy xấu hổ, cho nên hai tên không dám nói, nên bị tiểu học đồ này cười nhạo. Nếu không phải nghe khẩu âm của bọn hắn biết là công tử quý tộc phương bắc, còn tưởng rằng bọn họ đến từ vùng đất hoang dã tây bắc.

Chính Đức cầm một bức lên, chỉ thấy một cây xuân hoa, hàng rào trúc bên dòng nước, mặt trời đỏ tươi, nửa dòng sông gợn sóng, bên bờ đặt một giường trúc có một người đàn ông nằm ngửa, một cô gái thẹn thùng yêu kiều ngồi trên người y, cảnh đẹp người đẹp, bên trên còn đề một câu thơ "Đình xa tọa ái phong lâm vãn."

Chính Đức xem mà mặt đỏ tía tai, y nuốt khan nước bọt, hắng giọng, chìa chìa tập này hỏi:

- Cái này bao nhiêu tiền?

Tiểu học đồ này lập tức tiếp cận, cười nói:

- Công tử gia, tập họa này tổng cộng có mười sáu bức, cần...

Gã vốn định nói năm lượng bạc, lại nhớ ra vị công tử này cực kỳ hào phóng, xả tiền như nước, liền chìa ngón tay ra, liên tục khoa chân múa tay một lúc, nói:

- Là số này.

- Ồ. - Chính Đức mặt không đổi sắc, quay lưng về phía Đường Nhất Tiên và ba vị ngự muội cất tập tranh vào trong tay áo, đưa một ngón tay chỉ vào Dương Lăng, sau đó làm như không có việc gì ngẩng lên tiếp tục ngắm bức Tùng mai tiên hạc, xem vô cùng chăm chú.

Dương Lăng thấy bức vẽ Xuân cung đồ này thì chấn động, vội vàng thò tay tay áo lấy ra một ngân phiếu trăm lượng nhét vào tay tiểu học đồ, quả tim thì nhảy dựng lên, khẽ lẩm bẩm:

- Cầm hết đi, không cần thối lại.

Tiểu học đồ mở ra xem, lập tức há hốc miệng, hai bại gia tử này thật đúng là hiếm thấy nha. Tiểu học đồ không nói hai lời, lập tức lấy từ trong đáy tủ ra thêm ba bản, thần thần bí bí nói:

- Công tử gia, chỗ này còn có ba bản, muốn còn có nhiều hơn, mà muốn vẽ thành sách thì một tháng, ngài muốn không? Ba bản, vẫn là số tiền này.