Ngược Về Thời Minh

Chương 127: Động phòng rồi lại động phòng



Tiễn vị Phùng cái gì Cống tài thần ấy về rồi mà Dương Lăng vẫn còn đứng ngây người trong sảnh đường cả nửa buổi. Ông trời thật sự quá chiếu cố mình rồi! Thật đúng là “một khi vận khí lên hương, tràn như nước lũ thành tường khôn ngăn”, bỗng dưng cho mình gặp được một kỳ tài trời sinh về thương mại đến như vậy. Nếu không phải vì ở thời đại này thương nhân bị xem là tiện dân, e rằng Vu Vĩnh đã sớm bỏ quan trường theo thương nghiệp rồi.

Quả thực ý tưởng của Dương Lăng không được hay ho như của Vu Vĩnh. Nhưng ngay khi Vu Vĩnh đưa ra ý tưởng sáng tạo và lập được kế hoạch tầm cỡ như vậy, lại khiến y nghĩ đến mục đích còn cao xa hơn nữa.

Vu Vĩnh nói rất phải! Chỉ cần một thời gian ngắn, lợi dụng quyền lực và phương tiện của Nội xưởng, đích thực tài nguyên sẽ chảy về cuồn cuộn đồng thời có thể xây dựng một mạng lưới tình báo khổng lồ vươn đến mọi ngõ ngách. Nhưng ý nghĩa sâu xa hơn chính là:

Nếu thật sự xây dựng được mạng lưới giao thông thuận tiện khổng lồ đến như vậy thì tài nguyên của cả nước bắt đầu được huy động, những vùng có nhu cầu cấp thiết về những vật tư này sẽ có thể phát triển một cách nhanh chóng. Trong khi đó, vì lưu thông thuận lợi, các vùng miền vốn chỉ dựa vào việc cung cấp tài nguyên để đầu cơ trục lợi sẽ dần dần mất đi ưu thế của mình. Khi đó, bị thôi thúc bởi lợi ích kinh tế, dân chúng sẽ tự động mưu cầu thủ đoạn kiếm lời hoành tráng và lợi hại hơn.

Chính sự phát triển của thương nghiệp có tác dụng lớn nhất trong sự thúc đẩy phát triển công nghiệp. Dựa vào chuỗi phản ứng dây chuyền tác động bởi giao thông thuận lợi, vô hình chung việc giao thông thuận lợi sẽ thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá của Đại Minh.

Đây không phải là một quá trình có thể thấy ngay kết quả trong một ngày một tháng. Nhưng trong cái quá trình diễn biến một cách chậm rãi, nó lại có thể sản sinh ra một sức mạnh khổng lồ: kết nối lợi ích của nó với đông đảo nhân vật thuộc tầng lớp quý tộc, quan viên cao cấp. Như vậy không lo gì bộ phận cản trở sự phát triển kinh tế của thể chế chính trị hiện hữu không bị cải biến. Đến lúc đó cho dù là Hoàng Đế cũng không có cách nào ngăn trở trào lưu này.

Lý tưởng mà mình hằng mơ ước há không phải đã có thể thực hiện rồi sao? Đây đúng là “đạp phá thiết hài vô mịch xử, đắc lai toàn bất phí công phu’ (đi mòn gót sắt nhưng chẳng thấy, đến khi tìm được lại chẳng tốn bao công sức). Ai có thể nghĩ được rằng trong hoàn cảnh hiện tại, sự cải cách hàng loạt về văn hoá, kinh tế và chính trị vốn không thể thực hiện được lại có thể được bắt đầu từ cái nghề đánh ngựa đánh xe này chứ?

Một khi đã biến toàn bộ giai cấp thống trị trở thành những kẻ được hưởng lợi nhiều nhất trong nền kinh tế kiểu mới, để bọn họ cảm nhận được cái "vị ngọt" của nó rồi thì bọn họ còn trở thành chướng ngại vật của lịch sử không? Hay bọn họ sẽ trở thành lực lượng tích cực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử?

Trong quá trình phát triển của lịch sử, bao giờ cũng có những kẻ vốn thuộc giới tinh anh nhưng rốt cuộc không theo kịp sự phát triển của xã hội nên dần dần biến thành trở lực cho sự tiến bộ của xã hội. Như vậy, tạm thời ta có thể dẹp bỏ những kẻ quá sùng tín Nho học sang một bên. Nếu mình đi trước một bước, lôi kéo được đám cường hào có danh vọng và đám hoàng thân quốc thích trọng lợi hơn trọng danh gia nhập vào đại quân thương nhân kiến tạo nhà máy, công xưởng, vậy thì... những hoàng thân quốc thích, thân hào nhân sĩ này sẽ ảnh hưởng đến bao nhiêu người? Những gia tộc cường hào danh tiếng đó có bao nhiêu con cháu đang làm quan làm tướng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi vô tri vô giác của gia tộc bọn họ?

Vừa nghĩ đến đây, lòng Dương Lăng hào hứng hẳn lên. Đương nhiên những chuyện này không thể thực hiện được một cách nhanh chóng. Ngay cả việc xây dựng Nội xưởng trở thành tập đoàn lưu thông lớn nhất toàn quốc cũng không phải là chuyện có thể hoàn thành trong sáu tháng, một năm.

Nhưng Dương Lăng biết rằng, nếu như có người biết rõ phương hướng phát triển xã hội như y thúc đẩy, thì tốn một năm làm giao thông, ba năm "lôi kéo hủ bại"; chắc chắn sau mười năm trong triều đình và dân chúng sẽ hình thành một tập đoàn quyền lực mới, đủ sức để chống chọi ngang ngửa với những thế lực thủ cựu.

Hơn nữa, đến lúc đó lực lượng này đã không còn có thể bị tiêu diệt bởi bất cứ ai. Theo sự phát triển của thời gian, tất nhiên mặt tiên tiến của nó sẽ khiến nó càng lúc càng chiếm thêm được nhiều ưu thế quyền lực. Lịch sử, sẽ vì thế mà thay đổi.

Nhưng... nếu không còn mình nữa thì sao? Dương Lăng thong thả tản bộ đến ngồi bên một luống hoa. Y nhìn mê mẩn mấy chú ong mật cần cù đang loay hoay trên những nhụy hoa một hồi lâu, ánh mắt dần dần sáng lên: "Hoa nở hoa tàn tự có quy luật, không lẽ sự phát triển của lịch sử không có quy luật của nó ư?"

Cho dù lịch sử không còn sự tồn tại của y, thì thứ gì nên xuất hiện vẫn cứ sẽ nảy sinh. Mình không phải là nhà phát minh, mà chỉ là người phát hiện sớm cái quy luật vốn dĩ tồn tại này mà thôi. Chỉ cần trong những ngày còn sống, mình cố hết sức thúc đẩy cho quy luật đó phát triển, như vậy, sẽ giống như mình cắm một cột mốc phương hướng mới lên trên quỹ đạo phát triển nguyên bản của lịch sử; mở ra một con đường mới, chôn một hạt giống chứa đựng những quan niệm vô cùng khác lạ vào trong thế lực quan liêu thủ cựu. Khi đó, cho dù không có “nhà tiên tri” mình ở đây, lợi ở đâu thì người ta sẽ bu đến đó, sẽ có những người nối gót mình tiếp bước thúc đẩy quy luật phát triển tự nhiên của xã hội, cứ thế cho đến khi nó hội tụ thành dòng thác lũ khổng lồ không gì cản nổi.

Do sự xuất hiện của y, quá trình này sẽ càng diễn ra sớm hơn và nhanh hơn. Dương Lăng có thể tưởng tượng được, nhờ sự xuất hiện của mình, phao tiêu của chiếc tàu khổng lồ cồng kềnh Đại Minh này sẽ nảy sinh một sự biến đổi nho nhỏ. Sự biến đổi vô cùng nhỏ bé này sẽ đẩy bánh lái của con tàu khổng lồ chệch một chút, khiến hướng đi của nó thay đổi vô cùng to lớn.

Sai một ly đi một dặm. Sau khi con tàu khổng lồ này tiếp tục chạy qua con sông dài mấy mươi năm lịch sử, nó sẽ xảy ra biến hoá long trời lở đất như thế nào đây?

Nghĩ đến đây, ân oán được mất của cá nhân đã bị Dương Lăng vứt bỏ sạch. Y biết, với sức lực của một người, nếu gây thù chuốc oán với cả thiên hạ chắc chắn sẽ không có cách nào hoàn thành được mục đích này. Chiếc bánh ngọt này một mình Dương Lăng ăn không trôi, Nội xưởng nuốt không nổi, vậy phải liên lạc với tất cả lực lượng có thể lôi kéo được để cùng tham dự vào.

So với quan viên triều đình, Đông xưởng, Tây xưởng và Cẩm Y vệ dễ tiếp nhận quan niệm tập đoàn quyền lực này hơn. Nếu lôi kéo bọn họ về phía mình, ba xưởng một vệ liên thủ cũng đủ để chống chọi với tập đoàn quan văn rồi. Huống chi, vị tất tập đoàn quan văn toàn đều là những kẻ ngu muội cổ hủ.

Muốn đoàn kết ba xưởng một vệ, phải đấm trước xoa sau. It ra thì loại người như Vương Nhạc và Phạm Đình sẽ không thể nào hiểu được ý tưởng này của y, cũng sẽ không thể tiếp nhận quan niệm này. Phải áp chế đám người này, thay bằng một đám người "thấy lợi là làm". Hiện giờ Đại Minh không thiếu những tài tử tự kiêu tự mãn nhưng lại thiếu những nhân tài dã tâm bừng bừng. Chính bọn họ sẽ phát huy tác dụng to lớn trong việc thay đổi lịch sử.

Dương Lăng càng nghĩ càng hào hứng, thậm chí Liễu Bưu đã đến trước mặt mà y vẫn không hay. Trông thấy đại nhân đang ngồi trên thềm đá, nhìn chằm chằm vào một đoá hoa tươi, ngẩn ngơ như một kẻ si tình, lúc thì mỉm cười rạng rỡ, lúc thì nhíu mày trầm tư, Liễu Bưu không dám quấy rầy, chỉ bước đến bên cạnh chờ đợi.

Đang suy nghĩ đến nhập tâm chợt thấy có người đến gần, ngẩng đầu nhìn thấy là Liễu Bưu, Dương Lăng không khỏi vui vẻ cười nói:

- Liễu Bưu! Bây giờ ngươi hãy trở về doanh trại, bắt đầu chuẩn bị thu xếp. Ngày mai ta sẽ thỉnh cầu Hoàng Thượng điều Tả tiêu doanh từ Thái Lăng về, mở phủ lập nha môn, càng nhanh càng tốt.

Liễu Bưu thấy y hăng hái, trong lòng cũng cực kỳ hào hứng, gã vội vâng một tiếng rồi cấp tốc trở về quân doanh.

Hàn Ấu Nương nghe nói tướng công đã về, thấy trời đã quá trưa, sợ y vẫn chưa ăn gì, vội buộc váy xắn tay tự mình xuống bếp làm một bát bánh canh, chần bốn quả trứng, điểm chút dầu mè khô rồi đợi. Nhưng chờ một hồi lâu mà vẫn không thấy y quay về, nàng sai tiểu nha hoàn đến phòng chính xem thử, mới hay tướng công vẫn đang bận việc công. Thế là nàng bèn ngồi trong phòng chờ.

Ngoài cửa sổ, tiếng ve sầu vẫn đang ra rả không biết mệt. Tuy cửa sổ phòng ngủ đều mở rộng nhưng khí trời oi bức không một gợn gió. Canh ba hôm trước Hàn Ấu Nương lại phải dậy sớm đến hoàng cung, đến đêm trở về lại bận bịu với lễ nghi đón hai vị muội muội vào nhà nên ngủ trễ. Hiện giờ nàng cũng đã mệt mỏi lắm rồi, chống cằm chờ được một lát thì bất giác ngủ thiếp đi.

Dương Lăng vui vẻ quay về phòng ngủ, nhìn thấy chỉ có Ấu Nương đang ngồi trong phòng, hai tay chống cằm, rèm mi cụp xuống, bộ dáng trông thật hồn nhiên rất đáng yêu. Y liền vội rón rén, từ từ bước đến trước mặt nàng.

“Xuân xanh đôi tám yêu kiều, như bông thược dược mỹ miều dáng tiên”. Tuy đã xuất giá lấy chồng, song Hàn Ấu Nương trông vẫn như một cô bé to xác. Nàng ngủ khép chặt hàng mi, đôi môi đầy đặn đỏ hồng trề ra quyến rũ lòng người, như thể đang lặng thầm mời mọc tướng công.

Dương Lăng lặng lẽ hôn trộm lên môi nàng. Đang mơ mơ màng màng ngủ, bỗng nhiên Hàn Ấu Nương cảm thấy miệng mình bị người ta hôn một cái nhẹ. Đây nào phải chuyện đùa, nàng kinh hoảng mở bừng mắt, nắm tay nhỏ nhắn vung lên theo phản xạ có điều kiện.

Sớm biết vị Cáo Mệnh phu nhân của mình có sức sát thương như thế nào rồi, nên vừa tập kích thành công, Dương Lăng đã lập tức lách mình về phía sau, chạy về phía cửa cười nói:

- Đừng đánh! Đừng đánh! Đánh bản lão gia bị thương thì người đau lòng sẽ là nàng đó.

Nhận ra tướng công, Hàn Ấu Nương không khỏi thở phào một hơi. Nàng quẹt môi, cằn nhằn:

- Xem chàng kìa! Có chút nào dáng vẻ lão gia đâu chứ? Người ngoài trông thấy sẽ cười cho!

Dương Lăng cười đáp:

- Sợ gì? Kẻ nào trước mặt vợ nhà mà vẫn còn ra bộ tịch lão gia mới là người có bệnh.

Y sáp lại ngồi cạnh Ấu Nương, nói tiếp:

- Ấu Nương! Tướng công có ít chuyện muốn thương lượng cùng nàng.

Hàn Ấu Nương đẩy một chiếc bát lại, mở nắp, đưa y đôi đũa:

- Còn nóng đấy, tướng công ăn trước một miếng đi! Trong nhà có chuyện gì mà không do chàng làm chủ? Chuyện gì mà còn phải thương lượng vậy?

Dương Lăng cầm đũa gắp miếng trứng chần nóng hổi thơm phức lên cắn một miếng, rồi úp mở:

- Chuyện này nên báo cho nàng biết một tiếng. Ấu Nương! Tả tiêu doanh sắp được rút về kinh, toàn bộ sẽ được bố trí gia nhập Nội tập sự xưởng(*), ta không muốn mấy người nhạc phụ làm việc trong xưởng vệ.

(*: gọi tắt là Nội xưởng; có nhiệm vụ giám sát Đông xương, Tây xưởng, Cẩm y vệ)

Hàn Ấu Nương nghe vậy liền trở nên căng thẳng, vội vã hỏi:

- Tướng công! Nhưng mà... Nhưng mà cha và đại ca làm việc không chăm chỉ sao?

- Hả? Vớ vẩn! Cái đầu ngốc nàng suy nghĩ gì vậy?

Dương Lăng giơ đũa cốc yêu lên đầu Ấu Nương một cái, giải thích:

- Ấu Nương! Đối với dân gian, xưởng vệ là loại người "giậm chân một cái, bốn bề run rẩy". Nàng nói nó oai phong cũng đúng, nhưng thanh danh thật sự không tốt. Ta không muốn để các vị ấy giao thiệp với đám người đó của xưởng vệ.

Hơn nữa... Đại tẩu hiền như cục bột, khó mà hoà hợp với các nàng, cả ngày ngồi mãi trong nhà như vậy chẳng khác nào bị cầm tù. Đại ca có gánh nặng gia thất, bôn ba bên ngoài cũng bất tiện. Chốc nữa ta sẽ nhờ Tiêu đại nhân ở bộ Lại kiếm giúp cho anh ấy một chức quan trong nha môn bộ Hình, vừa có thể tiếp tục ổn định trong kinh mà phu thê cũng có thể ở chung một chỗ.

Nhị ca bản tính mê võ, thích ở lại trong quân, ta chuẩn bị điều anh xuôi nam xuống Trực Lệ. Về phần nhạc phụ và tiểu đệ, ta định không để hai người có bất cứ liên hệ gì với triều đình. Nàng yên tâm, tướng công làm vậy là có dụng ý, là vì lo liệu cho mọi người đó, hiểu không?

Hàn Ấu Nương nửa hiểu nửa không, song nghe Dương Lăng giải thích xong, nàng tin y đích thực là có ý tốt với cha và anh.

Dương Lăng chuẩn bị dốc hết vốn liếng tất tay một phen, đương nhiên muốn thu xếp đường lui cho cẩn thận. Y để đại ca đến nha môn, nhị ca ở trong quân đội, nhạc phụ và tiểu đệ thì thu mua ít quán rượu và khách sạn để họ Hàn cũng có sản nghiệp ở địa phương. Như vậy cho dù y có thất bại trên con đường làm quan, miễn không phạm vào những trọng tội như phản nghịch thì người nhà và thân quyến sẽ không bị liên lụy. Nỗi khổ tâm này đương nhiên y không tiện nói rõ cho Ấu Nương nghe.

Dương Lăng vừa ăn vừa chuyện trò với Ấu Nương. Lúc này Cao Văn Tâm bưng chiếc khay từ bên ngoài bước vào, đặt lên bàn, quay sang vái chào Dương Lăng rồi nói:

- Lão gia về thật đúng lúc! Tiểu tỳ dựa theo phương thuốc xưa đã bào chế được bài thuốc cường thân kiện thể, đang chờ người về đây. Lão gia bận bịu việc công cả ngày, hằng ngày dùng thuốc này sẽ rất bổ ích cho thân thể. Mời lão gia tranh thủ dùng nóng.

Dương Lăng biết cái gọi là “cường thân kiện thể” nhất định là bài thuốc nàng dùng để trị chứng vô sinh của mình. Y cầm lấy bát thuốc, vừa uống một ngụm vào thì suýt nữa phun hết cả ra. Y nhăn nhó:

- Mỗi ngày đều phải uống thứ thuốc nước đắng nghét như vầy sao? Có thể bào chế thành thuốc viên để ta nuốt cả viên được không? Như vầy thực đắng quá đi!

Cao Văn Tâm cố nén cười, đáp:

- Là tiểu tỳ hồ đồ rồi! Hôm nay vội vã bào chế cho nên vẫn chưa kịp chế thành thuốc viên, lão gia ráng chịu khó dùng trước vậy. Lần sau tiểu tỳ sẽ làm.

Dương Lăng đành phải miễn cưỡng uống hết bát thuốc đắng nghét, rồi vội vàng súc miệng ngay. Cao Văn Tâm lại lôi ra một cuộn vải bày lên trên bàn, trên cuộn vải cắm chi chít những cây ngân châm. Cao Văn Tâm hơi mất tự nhiên nói:

- Xin lão gia nằm sấp trên giường, cởi áo ra... để trần phần lưng, tiểu tỳ còn phải châm cứu cho người một lát.

Vốn Dương Lăng không ngại trần truồng trước mặt bác sỹ nữ, nhưng phong tục thời này không giống với thời hiện đại, y không thể không kiêng kị. Y không khỏi ngại ngùng hỏi:

- Chuyện này... có bất tiện không? Chỉ uống thuốc thôi không được sao? Ta lại không có bệnh gì, cùng lắm... cùng lắm thì thân thể của người đọc sách hơi yếu một chút thôi.

Cao Văn Tâm mỉm cười nói:

- Đương nhiên lão gia không có bệnh, nhưng bệnh không kị thuốc đâu à. Lão gia yên tâm, sẽ không đau chút nào đâu.

"Ơ... không có bệnh... bệnh không kị thuốc?" Dương Lăng nghe mà thấy lùng bùng, may mà Ấu Nương cũng ở trong phòng nên đỡ lúng túng hơn. Y đứng dậy đến bên giường nằm sấp xuống, vén áo bào và áo trong lên, để trần lưng và hông. Cao Văn Tâm ngồi bên cạnh, nhón lấy ngân châm, châm một cây vào phần lưng y, mỗi lần rút ra liền dùng ngón tay day nhẹ lên huyệt vị một lát.

Lúc nàng châm cứu Dương Lăng không hề cảm giác đau nhức chút nào. Nhưng khi nàng dùng ngón tay day lên huyệt vị, y lại có cảm giác tê nóng. Một lúc sau y nghe Cao Văn Tâm nói với Hàn Ấu Nương:

- Phu nhân! Xin... xin cởi giúp quần áo của lão gia xuống... xuống thêm một chút.

"Hả?"

Không đợi Dương Lăng phản đối, sớm được nghe Cao Văn nói đến việc châm cứu huyệt đạo nên Hàn Ấu Nương đã kéo tuột quần của y xuống. Hai cái mông “bầu bĩnh” tròn tròn mềm mại được "bảo dưỡng tốt" của Dương đại tú tài liền lộ hẳn ra, khiến Dương Lăng nằm đờ tại chỗ, căng thẳng đến độ rắm cũng không dám đánh. Ừm... thực sự là không dám đánh!

Khuôn mặt trắng trẻo như ngọc của Cao Văn Tâm cũng đỏ tía, có nguy cơ sắp vỡ mạch máu. Nàng vội hít một hơi, khẩn trương cầm cây ngân châm ngắm trúng vị trí, vê tròn cắm vào đốt xương cụt, rồi quay mặt đi nói với Hàn Ấu Nương:

- Phu nhân, xin hãy vê nhẹ ngân châm, đến khi nào lão gia cảm thấy... cảm thấy khó chịu thì ngừng.

“Cảm thấy khó chịu thì ngừng là cái gì vậy?” Dương Lăng đang khó hiểu, Hàn Ấu Nương đã rụt rè bảo:

- Muội... muội không dám hạ thủ. Cha nói huyệt vị không thể đụng bậy vào, chỗ đó nhẹ thì tàn phế, nặng thì vong mạng. Tỷ tỷ, hay là tỷ cứ làm đi!

Cao Văn Tâm đành phải xoay người lại dùng hai ngón tay giữ lấy cây ngân châm, ba ngón tay còn lại khẽ rung theo quy luật.

Dương Lăng chỉ cảm thấy nơi bị châm tê tê, cả người lại vô cùng thoải mái, tựa như được mát-xa. Liền sau đó một luồng khí nóng từ xương cụt ở đáy xương chậu xông thẳng lên dương căn (gốc dương v*t). Mới đầu y còn cố kiềm chế được, song chỉ lát sau “thằng nhỏ” đã dựng thẳng lên. May mà y nằm sấp trên giường nên cái vật xấu xa ấy được che khuất. Lúc này Dương Lăng mới hiểu nghĩa cái gì gọi là “cảm thấy khó chịu”, y vội kêu cuống lên:

- Khó chịu rồi, khó chịu rồi! Tướng công khó chịu rồi! Ừ ừ! Lão gia cảm thấy khó chịu rồi.

Cao tiểu thư không nén được xấu hổ bèn rút châm ra. Thực sự Hàn Ấu Nương không dám qua loa chuyện quan trọng hàng đầu này của nhà họ Dương, nàng thấy hình như còn thiếu một trình tự gì đó, liền vội hỏi dồn:

- Văn Tâm tỷ tỷ, không cần xoa bóp à?

Cao Văn Tâm ngập ngừng:

- Xoa bóp thì vẫn phải xoa bóp! Chuyện này không có gì nguy hiểm cả, chỉ cần nhìn nhận đúng huyệt đạo là được. Hay là phu nhân... phu nhân làm đi!

Lúc này Hàn Ấu Nương mới nhớ ra là để người ta xoa bóp cho tướng công mình thì thực sự là làm khó người ta nên không khỏi che miệng cười, nói với Dương Lăng:

- Tướng công đừng động đậy! Ấu Nương xoa bóp cho chàng một chút rồi hẵng nói.

Dương Lăng nào dám động đậy? Cái chỗ đó của y vẫn không ngừng "lắc đầu vẫy đuôi", bảo y đứng dậy y cũng không dám nữa là. Y nghiêm chỉnh nằm sấp tại chỗ, nghĩ thầm trong bụng: "Trị liệu mỗi ngày? Ý... sau này... bản lão gia phải tắm rửa mỗi ngày, nhất định phải tắm rửa mỗi ngày!!"

*****************

Không khí oi ả đã hoàn toàn tan biến. Đến hoàng hôn, trời bỗng nổi gió to rồi trút xuống một trận mưa như thác. Cơn mưa này tới mau, đi cũng mau, tuy rằng mưa như trút nước nhưng chỉ nửa canh giờ sau thì đã dứt. Mây tan mưa tạnh, trên bầu trời xanh thẳm chỉ còn lại ráng chiều rực rỡ.

Những cánh sen trong ao nước nhà họ Dương trông như những chiếc mâm ngọc mới được gột rửa, vài chú ếch ngồi xổm bên trên cao hứng ca hát. Từng hạt nước trong vắt đọng trên nụ sen xinh tươi nhỏ xuống mặt ao tạo nên những gợn sóng lăn tăn. Một tầng sương mù mỏng manh bọc quanh những lá sen vươn cao, tỏa hơi nước mát rượi.

Hai tiểu nha hoàn đang ngồi tán gẫu trên thành lan can bằng đá đã được lau khô nơi hành lang uốn khúc, chân đong đưa trên mặt nước. Một nha hoàn áo xanh nói:

- Đêm nay lão gia sẽ động phòng. Nếu thời tiết vẫn nóng đến độ đi đứng cũng đổ mồ hôi, cho dù Ngọc phu nhân và Tuyết phu nhân xinh đẹp tựa thiên tiên, sợ rằng lão gia cũng chẳng có hứng thú động đậy gì đâu. Muội xem, ông trời liền trút ngay một trận mưa đúng lúc, ta phải nói thực, lão gia của chúng ta là Phúc thần* từ thiên giới hạ phàm, không ai sánh bằng.

(*: vị thần mang lại điều tốt)

Tiểu cô nương có khuôn mặt tàn nhang cười khúc khích đáp lời:

- Nè, cái gì mà động đậy với không động đậy đó? Hình như chuyện gì Thúy Nhi tỷ cũng biết cả nhỉ. Mau khai ra, sao tỷ lại biết mấy chuyện này?

Thị tỳ áo xanh nọ "ý da" một tiếng, tuy mắc cỡ nhưng vẫn tiếp tục đùa nghịch không thôi:

- Chỉ có muội mới không biết à? Muội không hiểu thì sao ta nói muội hiểu ngay được? E rằng muội đã động xuân tình, nên mới xoi mói lời của ta. Muội nói đi, lúc nằm mơ có nghĩ đến không? Hử... hử...

Tiếng cười đùa khúc khích của hai thị tỳ đã kinh động đến "ngài tướng quân" ếch đang phồng bụng một cách oai phong lẫm liệt. Nó trừng cặp mắt ếch dè dặt nhìn quanh, đạp mạnh cặp chân sau, "ộp" một tiếng rồi nhảy tùm xuống ao.

Lúc này, vị Phúc thần Dương đại lão gia được trời giáng xuống trần đang ngồi uống trà trong thư phòng. Ngay sau buổi ăn tối, Ngọc Đường Xuân và Tuyết Lý Mai đã thẹn thùng vái lão gia, dâng trà rồi trốn về phòng chờ đợi, còn Dương Lăng vẫn ngồi ỳ uống trà trong thư phòng nhỏ. Tối nay y đã uống hết hai ấm trà, vào nhà xí đến sáu lần.

Ăn tối xong, lúc đầu y chần chừ đứng ngoài cửa phòng đã đóng chặt của Hàn Ấu Nương một lúc, rồi chạy đến trước cửa phòng Ngọc Đường Xuân và Tuyết Lý Mai, cuối cùng lại lủi thủi đến thư phòng ngồi uống trà.

Cưới một lúc hai cô gái vào nhà đã là một sự thật không thể chối cãi. Dương Lăng chần chừ do dự không phải là vì muốn làm bộ làm tịch cho Ấu Nương xem, mà vì trong lòng y tuy đã tiếp nhận sự thật này, nhưng sự giáo dục và ảnh hưởng được tiếp thu từ tấm bé đã ăn sâu vào tâm thức y. Muốn phá bỏ lớp phòng ngự này của con tim, yên tâm thoải mái hưởng thụ niềm hạnh phúc "thê thiếp đầy nhà", nào phải là chuyện tỉnh bơ, dễ dàng như không?

Ngoài trời đã tối. Đã cưới về nhà, trở thành vợ của mình rồi, còn có thể tiếp tục ra vẻ khác người hay sao? Dương Lăng gom hết dũng khí đến trước phòng hai người, ngó trái, nhìn phải như một tên trộm, lưỡng lự không biết nên đột nhập vào phòng ai trước. Bỗng y nghe thấy trong phòng Ngọc Đường Xuân vang lên một tiếng "coong".

Dương Lăng bèn thừa cơ đi tới đẩy cửa ra nhìn. Y thấy một chiếc gương đồng đang lăn lông lốc trên mặt đất, Ngọc Đường Xuân đang đuổi theo sau. Thấy y bước vào, thoạt tiên nàng lộ vẻ mừng rỡ, kế đó đỏ bừng hai má, bối rối thẹn thùng đứng ỳ tại chỗ.

Dương Lăng lượm chiếc gương đồng lên đưa cho nàng, ngạc nhiên hỏi:

- Làm sao mà... đánh rơi cả gương xuống đất thế?

Vừa rồi Tô Tam ngó qua khe cửa thấy lão gia đứng bên ngoài lượn qua lượn lại như u hồn bất tán nhưng thủy chung không dám bước vào phòng nào, thế là nàng nhất thời lanh trí nghĩ đến biện pháp "lấy gương dụ người" này. Không dám nói thật, nàng vội e thẹn cầm lấy chiếc gương, khẽ đáp:

- Nô gia... Nô gia nhất thời sơ ý...

Cũng không biết tiểu cô nương này vô tình hay cố ý, lúc đưa tay ngọc đón lấy chiếc gương, bàn tay thuận thế khẽ chạm vào tay Dương Lăng. Bàn tay nhỏ nhắn của nàng mịn màng mềm mại, ngón tay thon dài linh hoạt trơn nhẵn như ngọc chuốt, khiến Dương Lăng nhìn mà tim đập thình thịch.

Ngọc Đường Xuân bẽn lẽn bước tới khép cửa lại, lúng túng chận tay lên cửa, cố trấn tĩnh lại rồi nói:

- Mời lão gia ngồi, để nô gia châm trà cho người.

Dương Lăng vội ngăn:

- Ngọc Nhi! Không cần đâu. Ta... ta đã uống trà cả đêm ở thư phòng rồi.

Nghe thấy thế Ngọc Đường Xuân bật cười, khuôn mặt trắng ngần lập tức ửng đám mây hồng. Nàng nhẹ nhàng rút tay về, mỉm cười nói:

- Vậy thì... Lão gia, sắc trời... sắc trời cũng không còn sớm nữa. Để nô gia cởi áo cho người nghỉ ngơi nhé.

Trên bàn trang điểm là một cặp nến "HỶ" đỏ đang cháy sáng, Ngọc Đường Xuân vận quần áo lụa đào giản dị, khi nàng bước đi, dáng người uyển chuyển trông như một bức tranh mỹ lệ.

Hàn Ấu Nương non nớt thuần khiết, tươi mát trẻ trung tựa như cô bé láng giềng, còn khí chất cổ điển của Ngọc Đường Xuân lại khiến nàng trông giống như người ngọc trong tranh, mờ ảo không thật. Hai người sở hữu hai vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt.

Dương Lăng nhìn mà trong lòng nóng ran, cầm lòng không được bèn ôm choàng lấy nàng. Ngọc Đường Xuân vừa mới cởi dây thắt lưng giúp y thì bị y ôm lấy, bộ ngực mềm mại nhởn nhơ vừa lọt vào tay y, đôi mắt lóng lánh như mặt nước hồ lập tức trở nên mờ mịt, cả người mềm nhũn tựa vào lòng y.

Dương Lăng "khám phá kỹ lưỡng" người ngọc trong lòng. Ngọc Đường Xuân ở trước mặt và hình tượng vai đào đeo cùm lê xích trên sân khấu hát khúc "Tô Tam đã rời khỏi huyện Hồng Động"(1) kia thay đổi luân phiên, thuỷ chung không cách nào hợp chung lại thành một hình ảnh trong lòng Dương Lăng.

Đúng vậy, bọn họ không giống nhau. Ngọc Đường Xuân trên sân khấu là một cô gái số khổ rơi vào chốn phong trần, còn số mạng của người con gái xinh đẹp mê người y đang ôm vào lòng đây đã biến đổi lớn. Trừ cái tên ra, nàng và cô Ngọc Đường Xuân đó đã không còn chút quan hệ nào. Nhưng nàng sẽ hạnh phúc không? Hay là sẽ lại đón nhận một nỗi bi hoan ly hợp khác?

Trong lòng Dương Lăng dâng lên một niềm yêu thương kèm ray rứt. Tô Tam được y ôm vào lòng, cõi lòng dạt dào niềm vui và sự e thẹn, nhắm mắt đón chờ giây phút hạnh phúc. Nhưng chờ mãi mà không thấy phu quân có động tĩnh gì, nàng ngạc nhiên mở mắt nhìn.

Thấy nam nhân mà sau này mình sẽ hầu hạ cả đời dường như không hề hứng thú gì, tâm tư lơ đãng tận đâu đâu, trong lòng Ngọc Đường Xuân không khỏi dâng lên một nỗi niềm u uất pha lẫn không cam lòng: “Chẳng lẽ dung mạo của mình không thể khiến phu quân vừa ý sao?”

Nàng cắn môi, ai oán liếc Dương Lăng rồi lùi lại vài bước, đưa tay rút cây trâm ngọc cài sau đầu. Mái tóc mềm mại lập tức trút xuống khiến khuôn mặt thanh tú của nàng đột nhiên tăng thêm vài phần quyến rũ. Thấy thế, Dương Lăng liền lập tức hoàn hồn.

Ngọc Đường Xuân mỉm cười duyên dáng hài lòng, dịu dàng bước đến bên giường, cởi đôi hài cong. Nàng lên giường, tháo tấm màn mắc hai bên chiếc giường hoa xuống, cả người như bị nhốt vào trong một vầng sương mù đỏ tươi.

Bóng dáng mỹ lệ bên trong vầng sương đỏ hiện rõ những đường cong xinh đẹp. Dương Lăng nhìn nàng sau tấm màn đang gỡ nhẹ vạt áo, từ từ trút bỏ áo lót, quỳ lên cởi váy lụa. Mỗi cái vươn tay, ưỡn ngực đều toát lên vẻ đẹp dịu dàng, u nhã. Trong ánh sáng mờ ảo, thân thể mềm mại của nàng khiến người ta phải phát cuồng thấp thoáng hiện ra, cong có cong, tròn có tròn, vun cao có vun cao...

Dưới ánh nến đỏ nhạt, làn da mịn màng trơn nhẵn của nàng nổi lên một quầng sáng nhàn nhạt. Hình ảnh mỹ lệ đằng sau tấm màn thực khiến người ta hít thở không thông. Ngọc Đường Xuân với hai tay ra sau đầu, hất mái tóc dài lên, rồi như một ma nữ quyến rũ, nàng nhanh nhẹn ngả người xuống giường, kéo tấm chăn gấm phủ lên người, cất tiếng dí dỏm:

- Hôm trước nô gia đã phạm khuôn phép. Đêm nay xin đại lão gia hãy chấp hành gia pháp!

Dương Lăng bước tới trước giường, vén rèm lên. Trên mặt chăn gấm hồng thêu uyên ương xanh biếc là một tấm thân mềm mại như dòng suối quyến rũ lòng người. Mái tóc dài đen nhánh xoã trên lưng như một đám mây, bên dưới lờ mờ lộ ra làn da trắng ngà như ngọc, cặp đùi ngọc tròn trịa đã bị chăn gấm che đi. Đập vào tầm mắt và không hề bị che đậy chỉ có một bờ mông thơm uốn lượn, tròn lẳn và trắng ngần, tựa như mảnh ruộng màu mỡ phì nhiêu ấy...

Dương Lăng nhìn đến hoa mắt, mất cả tự chủ. Cuối cùng dục vọng trong lòng đã lấn át một chút do dự và thương cảm còn lại trong lòng, y phóng người lên giường hoa.

Bóng nến đong đưa sắc hồng. Trên chiếc giường hoa bằng gỗ tử đàn chạm trổ tinh tế, tấm màn run rẩy như dòng suối uốn lượn. Những tiếng rên rỉ thỏ thẻ và yêu kiều theo nhau tuôn ra từ trong màn hoa. Từng vần từng tiếng tựa như dòng suối mát chảy róc rách.

- Lão... lão gia..., chàng thương tình chút đi mà. Nô gia mới là lần đầu, chịu không nổi lão gia trừng phạt...

Từ bóng người nhấp nhô uyển chuyển, tiếng nỉ non của Ngọc Đường Xuân nghe như một cơn gió dịu dàng, mơ hồ kèm theo tiếng thút thít.

Giọt nến hoá thành màu đỏ sặc sỡ, rực rỡ và tươi đẹp hệt như người con gái trên giường. Không biết qua bao lâu, tiếng rên rỉ nỉ non khe khẽ ấy bỗng nhiên trở nên gấp gáp và vui sướng. Cuối cùng, chim hót suối reo, róc rách rồi ngừng, giường hoa đã yên tĩnh trở lại...

Thì thầm an ủi một lúc, qua một lúc sau, có lẽ do trong màn oi bức, Dương Lăng kéo tấm màn bên giường lên. Trên chiếc giường hoa xuân sắc vô biên, thân ngọc Ngọc Đường Xuân nằm ngang, cánh tay ngó sen duỗi nhẹ dưới cổ Dương Lăng, khuôn mặt xinh xắn mướt mồ hôi ngập tràn niềm vui sướng và thoả mãn. Nàng nép vào ngực Dương Lăng, thì thầm trong hạnh phúc:

- Lão gia, Ngọc Nhi rất yêu chàng, chàng đã khiến Ngọc Nhi lên mây rồi... Ơ... Đừng cử động mà, người ta muốn ôm chàng, ôm chàng...

Âm thanh càng lúc càng nhỏ. Sau khi triền miên lên đỉnh, Ngọc Đường Xuân đang uể oải nép vào lòng Dương Lăng, trên môi còn mang theo nụ cười ngọt ngào, tựa chừng đã hơi mỏi mệt. Dương Lăng đét lên bờ mông căng tròn của nàng một cái, cô nàng chỉ dùng giọng mũi phát ra một tiếng kháng nghị mê hồn, thân thể rã rời, ngay cả ngón tay cũng lười chẳng muốn cử động.

Nàng vùi đầu vào lòng Dương Lăng, mái tóc mượt mà như mây phủ lên tấm lưng trần trơn như thoa mỡ. Đen có, trắng có, rất nhạt mà lộng lẫy. "Ôi! Có hiền thê mỹ thiếp như vầy, có cho vương hầu cũng không đổi." Nghe tiếng thở nhẹ nhàng như của chú mèo nhỏ từ trong vòng tay mình từ từ vang lên, Dương Lăng hài lòng suy nghĩ.

Nến đỏ cũng đã cháy hết, tim nến nổ lốp đốp, thoạt mờ thoạt tỏ. Trong trời đêm tĩnh mịch, không biết từ đâu đột nhiên vọng đến những tiếng than khẽ. Đang đắm chìm trong cảnh bồng lai, vừa định gối mỹ nhân say giấc nồng, tim Dương Lăng liền đập đánh thịch, y sực nhớ đêm nay vẫn còn một lần động phòng nữa...

(Hết quyển ba)

Chú thích:

(1) Trích từ một hí khúc về Ngọc Đường Xuân (Tô Tam). Lời rằng:

苏三离了洪洞县,

将身来到大街前。

未曾开言心好惨,

过往君子听我言。

Hán Việt:

Tô Tam li liễu Hồng Động huyền,

Tương thân lai đáo đại nhai tiền。

Vị tằng khai ngôn tâm hảo thảm,

Quá vãng quân tử thính ngã ngôn。

Đến năm 1920, tại huyện Hồng Động, tỉnh Sơn Tây vẫn còn lưu hồ sơ vụ án Tô Tam.