Ngược Về Thời Minh

Chương 375: Giăng lưới đuổi cá (2)



Bến tàu Phúc Châu, thương thuyền của những hào phú Giang Nam là Từ Kinh, Ngô Tế Uyên đang sắp xuất bến.

Trên đai dương bao la, thuyền cày sóng xanh, sóng hoa vẩy ra. Bốn thuyền sáu cột buồm lớn của Tuyết Miêu chở đầy hải tặc và tù binh người Oa đang lái tới cảng Phúc Châu.

Trên dưới hai tầng boong tầu của tám chiến hạm đang bỏ neo trong cảng xếp đầy đặc hỏa pháo kiểu mới. Quan binh, thủy thủ, thương nhân bận rộn, trên bến tàu là một cảnh tượng hết sức thịnh vượng phồn vinh.

Dương Lăng bố trí gặp hải tặc Đông Hải Tuyết Miêu đến hiến tù binh bắt được cùng với ngày vận chuyển số lượng hàng hóa lớn của cự thương Giang Nam rời bến, đồng thời triển lãm đội hình Thủy sư hùng mạnh, dĩ nhiên còn có hàm nghĩa trọng yếu thâm sâu trong đó.

Thủy sư quân Minh ban đầu được trang bị ba chiến hạm kiểu mới, dùng số Phật Lang cơ pháo do tiêu diệt lấy được trang bị cho ba chiếc thuyền này, cộng thêm số đại pháo do Hỏa Khí cục Nam Kinh và Hỏa Khí cục Phúc Châu thời gian này ngày đêm chế tạo ra, đã võ trang đầy đủ cho tám chiến hạm.

Dương Lăng mệnh Thủy sư Chiết Giang phái chiến hạm kiểu mới hộ tống đám người Từ Kinh trên bốn chiếc Thương thuyền lớn đến Phúc Châu, sau đó từ cảng Phúc Châu lại giương buồm rời bến. Đương nhiên, đến lúc đó chân chính phái ra chiến hạm hộ hàng chỉ có hai chiến thuyền hạm pháo kiểu mới và hai chiếc chiến hạm bình thường.

Đồng thời, bởi vì những tư thuyền cự thương trên biển này vốn có công năng tác chiến, thủy thủ trên thuyền kỳ thực cũng đều là chiến sĩ thiện về hải chiến, cho nên thời kỳ phi thường làm những chuyện phi thường, vì an toàn, Dương Lăng lại cho phép trang bị cho những thương thuyền này mỗi thuyền tám khẩu pháo loại thường.

Chỉ có đội hình hỏa lực hùng mạnh như vậy mới có thể chống lại được hải tặc Tây Dương có hỏa khí sắc bén. Hơn nữa trước đó bọn họ còn phải tìm hiểu nhật trình lui tới chuẩn xác của đội tàu, đường biển phải đi qua, đồng thời phái ra quá nửa lực lượng vũ trang. Trong tình huống thương đội chịu cùng quyết chiến, nếu không có vũ lực lớn mạnh như thế, biển rộng mênh mông, thương đội dưới sự yểm hộ của chiến hạm muốn chạy trốn không chiến, trên cơ bản không chịu nổi phong hiểm.

Cuộn sóng trong cảng vỗ nhè nhẹ đập vào mạn thuyền, công nhân bốc vác đang phân loại xếp đặt các loại hàng hóa, nước trong, thịt để ăn, gạo, hoa quả, rau xanh lên thuyền. Lần này ra biển sự việc trọng đại, Bành Sa Ngư cố ý phái con trai cả có kinh nghiệm đi thuyền phong phú của mình, Thủy sư Thiên hộ Chiết Giang Bành Đại Dũng làm Hạm trưởng, thủ lĩnh thương đoàn là Nhị lão gia Từ gia - Từ Luân.

Từ Luân trên ba mươi tuổi, mặc áo cà sa Hồ tơ, đầu đội khăn vuông, hào hoa phong nhã. Bành Đại Dũng khoảng bốn mươi tuổi, mặt đỏ, người thấp, cường tráng nhanh nhẹn dũng mãnh, trong trầm ổn toát lên vẻ khôn khéo dũng mãnh. Hai người đi bên cạh đám người Dương Lăng, Hà Bính Văn, Hàn Vũ, theo sau là quản lĩnh quân quan các hạm và một đám thương nhân.

- Đi một chuyến Lã Tống cũng không quá xa, tuy nhiên đi thuyền trên biển đều cần phải đề phòng thiên tai nhân họa. Nếu chẳng may gặp gió bão, ở trên biển sẽ không biết bị phiêu bạt tới đâu, cho nên khi chuẩn bị đồ vật cũng không thể qua loa được.

Đừng thấy Từ Luân nho nhã như tú sĩ, khi triều đình cấm biển, Từ gia của y là chủ thuyền buôn lậu thuyền, mặc văn bào thì là tú tài, cởi ra thì chính là thổ phỉ, chẳng những tính cách dũng mãnh, hơn nữa phương diện đi thuyền viễn dương còn quen thuộc hơn so với những đạo tặc trên biển như Bành Đại Dũng.

- Mời đại nhân xem, ngoại trừ nước trong nhất định phải chuẩn bị gấp đôi, hoa quả, các loại đậu cũng không thể thiếu. Thiếu những thứ này nhóm thủy thủ đi thuyền viễn dương sẽ sinh bệnh đó. Hoa quả không nên mang theo, mà chế thành quả khô và mứt hoa quả, còn có rau khô, đồ ăn ướt và cây đậu nữa. Về phần cá tươi có thể bắt bất cứ lúc nào, nên không cần phải chuẩn bị.

Dương Lăng gật gật đầu, cười nói: - Từ công tử hàng năm chạy thuyền, kiến thức quả thật phong phú nha. Phương diện này, không phải là sở trường của Thủy sư chúng ta rồi, trên đường đi còn kính xin Từ công tử chỉ điểm nhiều hơn. Tương lai Thủy sư Đại Minh ta sẽ giương buồm tứ hải, mấy thứ này không chú ý sẽ là thiệt thòi lớn

Từ Luân vừa mừng vừa lo, vội vàng cười nói: - Nên thế, nên thế, không dám nhận từ "chỉ bảo" của đại nhân. Thật ra đi tới Lã Tống, gặp gió gặp bão cũng không cần phải chuẩn bị nhiều như thế, ha hả, chủ yếu là bởi vì hộ tống Thủy sư, gia huynh lo lắng, cho nên mới chuẩn bị mấy thứ này. Cũng bởi vì lo lắng huynh đệ Thủy sư không thích cá tanh, trên thuyền còn chuẩn bị thịt muối, thịt khô.

Dương Lăng cười ha hả nói:

- Tham gia quân ngũ phải có bộ dáng tham gia quân ngũ. Từ công tử đừng quá nuông chiều bọn họ. Chỉ một chuyến đi biển, nếu những binh lính này được nuôi mập mạp, sau này sao còn có thể đánh trận được nữa chứ?

Hắn cười dài nhìn Bành Đại Dũng, nói: - Nuôi binh ngàn ngày, dùng binh một khắc. Ta ngưỡng mộ ý tốt của Từ công tử, hành trình gian nan này phải gửi gắm cho ngươi rồi.

Bành Đại Dũng ôm quyền nói: - Cẩn tuân chỉ bảo của đại nhân. Gia phụ từng nói, lần đi biển này ta phải cẩn thận để ý những người trên thuyền. Người không còn thuyền cũng phải còn, quyết không thể làm mất mặt đại nhân, mất mặt Thủy sư Đại Minh ta.

Dương Lăng hài lòng vỗ vỗ đầu vai y. Đúng lúc này, Lưu Tri phủ vội vàng đi tới, thi lễ với hắn: - Đại nhân, Đông Hải Tuyết Miêu xin hiến tài vật và Oa phu bắt được, bốn chiếc thuyền lớn đã bỏ neo ở ngoài cảng, xin được gặp đại nhân.

Dương Lăng khoát tay, thản nhiên nói: - Bảo hắn chờ đi. Nào, Từ công tử, mời bên này. Nói xong, bình thản ung dung đi, không thèm để ý.

Cự thương Giang Nam lén đi thuyền ở Đông Hải, Nam Hải, tuy nói nhiều tiền thế lớn, trên thuyền cũng có vũ khí, nhưng vì để tránh phiền toái, trước đây buôn lậu đều phải dựa theo quy củ hiến tiền của cho tứ đại khấu.

Bọn họ sớm nghe nói Vương mỹ nhân, Bạch Tiểu Thảo đã quy thuận triều đình, hiện giờ chi Thủy sư này lại do con trai trưởng của lão đương gia Bành Sa Ngư của Phổ Đà Sơn dẫn dắt.

Hiện giờ thấy đạo tặc Tuyết Miêu kính hiến tù binh và chiến lợi phẩm cho khâm sai triều đình, không hề nghi ngờ người này cũng đã hàng rồi. Đông Hải tứ khấu chí ít có ba nhà đã nhận chiêu an của triều đình, nghe phong thanh Hải Cẩu Tử đã mật nghị chiêu an cùng triều đình. Xem ra Đông Hải sẽ rất nhanh được bình định.

Hôm nay lại thấy Thủy sư Đại Minh thuyền tốt pháo mạnh. Có Thủy sư hùng mạnh như vậy bảo hộ, chân trời góc biển nào mà không đến được chứ? Tương lai số lần đi biển sẽ gia tăng rất lớn, bốc xếp và vận chuyển thương phẩm càng ngày càng thịnh, lợi nhuận thu được khó có thể tưởng tượng. Đám thương cổ phú thân nghĩ đến đây, trong lòng vô cùng phấn chấn.

Có một số phú hào bình thường vô cùng cẩn thận ban đầu thấy Từ Kính, Ngô Tể Uyên hăng hái đầu tư hải vận, tham gia làm việc cho Thủy sư triều đình, cho nên cũng đầu tư vào một chút tài chính, vì thế thấp thỏm bất an, rất sợ khoản tiền này đi mà không về. Giờ thấy tình hình này, không khỏi âm thầm hối hận trước đây đầu tư quá ít vào xưởng đóng tàu Long Giang và nha môn Hải sự Giang Nam, sau này muốn mò thêm lợi ích lại không biết nói thế nào.

Những người này khứu giác linh mẫn, giỏi suy luận trong gió thổi cỏ lay, tìm kiếm cơ hội buôn bán. Giờ gặp tình hình này một đám bắt đầu tính toán, chuẩn bị trở về Tô Châu, Hàng Châu sau đó vận động thật nhiều tài chính đầu tư vào nha môn Cốc Đại Dụng, nhằm giành được lợi ích lớn nhất.

Dương Lăng đứng trên bến tàu cùng đám người Từ Luân, tận đến khi hàng hóa xếp xong, nhổ neo giương buồm, lúc này mới chắp tay tiễn họ đi. Một dãy thuyền lớn chậm rãi khởi hành.

Dương Lăng đưa mắt nhìn đội tàu rời khỏi, rồi mới quay sang nói nhỏ với Hàn Vũ: - Ta ở phòng trà nhập hàng bến tàu chờ gã, không được có hành động ngăn trở. Còn nữa, không cần phái binh canh gác, không cần lên thuyền kiểm tra. Chỉ cần không mang vũ khí, cho phép thủy thủ rời thuyền.

Lúc hơn mười chiếc quân hạm hộ về mấy chiếc thương thuyền lớn trùng trùng điệp điệp giương buồm rời bến, đội tàu của Tuyết Miêu vừa lúc tiến vào. Miệng pháo đen ngòm trên dưới hai tầng ở hai bên mạn chiến thuyền thủy sư quân Minh gần trong gang tấc, đám hải tặc nhìn thấy mà sợ hãi, lập tức thu lại vẻ ngả ngớn cuồng ngạo.

Tuyết Miêu họ Văn, con trai trưởng của y tên là Chí Viễn. Vị Văn Chí Viễn này tên dù hay, lại không hề có chí hướng cao xa như kỳ vọng của cha mình, mà là một tên chí lớn nhưng tài mọn.

Gã rõ ràng là hải tặc, nhưng lại thích học đòi văn vẻ, xưa nay thường mặc khinh bào, tay cầm cây quạt nhỏ, rất thích đóng hình tượng tao nhã. Có điều hình thức xấu xí nhìn thế nào cũng thấy giống y quan mộc hầu.

Gã là con trai của Tuyết Miêu, bộ hạ của Tuyết Miêu không dám bất kích, những hải tặc các đảo khác tặng cho gã biệt hiệu: Tiện Miêu Nhi.

Tiện Miêu Nhi được tướng tá Thủy sư dẫn vào phòng trà bến tàu. Vừa nhìn thấy vị Tổng đốc đại nhân chạc tuổi với mình, ánh mắt lập tức nhìn chăm chú. Một lúc mới cầm cây quạt, tiến lên thi lễ thật sâu, nói:

- Tiểu sinh Văn Chí Viễn, xin chào Tổng đốc đại nhân.

Dương Lăng hiên ngang ngồi ở ghế chủ phẩm trà. Một cô gái xinh đẹp mặc áo khởi la đỏ đang ngồi xổm mềm mại đấm đùi cho hắn. Nghe gã chào hỏi, Dương Lăng nhướng mắt lên nhìn gã một cái, khoát tay nói: - Đây không phải công đường, không cần giữ lễ tiết, nào, ngồi đi.

Nói xong, hắn thuận tay đưa chén trà cho cô gái trước mặt. Cô gái kia duyên dáng đứng lên, sóng mắt buông xuống. Thừa dịp người bên ngoài không để y, hờn giận lườm hắn một cái rất nhanh, khi nhận chén trừa, tay cấu vào lòng bàn tay hắn một cái, lúc này mới cầm chén trà lui sang một bên.