Người Tìm Xác

Chương 1030



Nhưng Wulan không biết không có nghĩa là người khác cũng thế, tôi hỏi anh ta có quen người ngư dân già nào ở trên biển vài chục năm rồi hay không. Wulan thấy tôi hỏi2thì có vẻ không được tự nhiên, chắc anh ta cảm thấy tôi không TV tin vào kinh nghiệm nhiều năm trong nghề của mình.

Tôi đành phải kiên nhẫn giải thích, đây không phải là chất5vấn tiêu chuẩn làm việc chuyên nghiệp của anh ta, mà là Indonesia có hơn mười nghìn hòn đảo, anh ta có thể cam đoan mình biết hết chúng không?

Người Trung Quốc chúng tôi có câu,6“Sống đến già học đến già”, hỏi thăm những người ngư dân già cũng không phải là chuyện xấu hổ gì, dù sao bọn họ sống lâu hơn chúng ta nhiều, có thể họ có những5kiến thức mà chúng ta không biết thì sao?

Wulan cười nói: “Tiếng Trung của tôi học ở học viện Khổng Tử, cho nên tôi biết câu nói này, được thôi, chuyện tìm người ngư dân già3để tôi lo.”

Nghe anh ta nói câu đó, tôi thầm thở phào, dù gì chúng tôi cũng đang ở địa bàn của người ta, vừa đến đã làm mất lòng họ là không tốt. Vả lại, mục đích của mọi người đều giống nhau, là cùng muốn tìm được chiếc máy bay bị mất tích, cho nên giữa cái đội nhỏ này của chúng tôi không xuất hiện mâu thuẫn gì là tốt nhất.


Sau khi đến Surabaya, khí hậu nơi này làm tôi nhớ tới chuyến đi Philippines, hi vọng lần này không trở thành cơn ác mộng giống lần trước. So sánh với chúng tôi thì Viên Mục Dã bình tĩnh hơn nhiều, tôi hỏi cậu ta trước kia đã từng tới Indonesia hay chưa? Kết quả cậu ta nói mình chưa từng đi nước ngoài, đây là lần đầu tiên.

Có lẽ do từ nhỏ đã biết mệnh cách mình kì lạ, nên từ trước đến giờ Viên Mục Dã gần như không có bạn bè, ngay cả những chuyện mà cậu ta kể với tôi, cũng chỉ mới nói với mỗi một mình ông Chu mà thôi...

Tôi hơi xúc động, tuy tôi không biết hiện giờ cậu ta có coi tôi là bạn bè hay không, nhưng tối thiểu nhất thì cậu ta cũng thấy tôi là một người đáng để tin tưởng.

Hai ngày sau đó, Wulan thực sự tìm được mấy ngư dân lớn tuổi, tôi đưa tấm bản đồ đã vẽ cho bọn họ xem, đa số họ đều không biết đây là hòn đảo nào. Nhưng trong đó có một người ngư dân sắp được trăm tuổi nói dường như đã gặp hòn đảo này ở đâu đó, nhưng nhất thời không nhớ ra được.

Tôi thấy ông lão này có chút ấn tượng với hòn đảo, tức là có hi vọng, tôi bèn để Wulan tiễn những người khác về, sau đó tận tình tiếp đãi ông lão này...

Cuối cùng ông ta cũng nhớ ra, ba mươi năm trước đã từng đi qua hòn đảo này, lúc đó ông ta và con trai ra biển đánh cá, chẳng may gặp thời tiết xấu, suýt thì không về được. Với kinh nghiệm đi biển bao năm qua của mình, ông ta biết trời gió bão thế này nhất định phải tìm một hòn đảo nhỏ để tránh bão, thể là ông ta cùng con trai vội vàng trốn tới một hòn đảo không biết tên.

Bởi vì lúc đó bọn họ chỉ vào tránh bão, cho nên cũng không đi vào giữa đảo, nhưng ông ta đã từng đứng ở chỗ cao quan sát hòn đảo đó, trên đảo thực sự có một chỗ lõm vào. Đại đa số các ngư dân không nhận ra hình vẽ hòn đảo không phải vì tôi sẽ không giống, mà vì phần lớn mọi người đều chưa chính thức đặt chân lên đảo, cho nên họ không biết nó có một chỗ lõm hình vòng khuyên...


Tôi gật đầu lia lịa, tôi biết mà, những người cao tuổi thường có những kiến thức mà chúng tôi không theo kịp! Không cần biết người ta có biết chữ hay không, có dùng smartphone không, nhưng trong những vấn đề như thế này, họ luôn có nhiều kiến thức hơn bọn trẻ chúng tôi.

Ông lão đó cũng nói tuổi tác mình lớn rồi, không thể đưa chúng tôi đi tìm hòn đảo đó. Nhưng con trai lớn của ông ta vẫn đang kiểm sống bằng nghề đi biển, chú ấy có thể dẫn chúng tôi đến đó.

Hai ngày sau, con trai cả tên là Rudy của ông lão dẫn chúng tôi ra biển tìm hòn đảo mà ba mươi năm trước họ đã đến... Chú Rudy năm nay cũng đã sáu mươi, bởi vì đánh cá trên biển lâu ngày nên thân thể vô cùng khỏe mạnh, đến giờ vẫn chưa nghỉ hưu. Đánh cá là một công việc cường độ cao và tốn thể lực, nếu thân thể không khỏe mạnh, chắc chắn không làm nổi.

Chú Rudy nói với chúng tôi, thật ra bình thường có rất ít người đi qua hòn đảo đó, bởi vì nó khá xa xôi hoang vắng, nếu như không phải ngẫu nhiên đến đó tránh bão, những ngư dân bình thường sẽ không qua đó. Giống như những người lấy đánh cá làm nghiệp sống như chú ấy và cha mình, trong ba mươi năm cũng chỉ một lần tránh bão mà vào đó. Cho dù sau này họ không đi đến đó nữa, nhưng vẫn biết đường đi thế nào.

Dưới sự hướng dẫn của chú Rudy, vào ngày thứ năm khi đến Surabaya, chúng tôi đã đến hòn đảo trong ký ức của Thẩm Văn Văn và Ngô Thiến Thiến... Tuy nhóm Wulan không hiểu tại sao chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng máy bay rơi trên hòn đảo này, thế nhưng so với việc tìm kiếm một cách mù quáng, thì có mục tiêu vẫn tốt hơn.. Chú Rudy nói với chúng tôi, hiện giờ bọn họ ra biển đánh cá đều phải xem trước dự báo thời tiết, không giống như trước đây toàn dựa vào kinh nghiệm để phán đoán thời tiết tốt hay xấu. Bởi vì có thể biết trước thời tiết, nên hiện giờ rất ít trường hợp phải lên đảo tránh bão.

Trong lúc chúng tôi ngồi thuyền đánh cá hướng về hòn đảo đó, đội trưởng tổ cứu viện A Quảng bàn bạc với đội trưởng đội bảo an là đội trưởng Trịnh về phương án bố trí sau khi lên đảo. Ở phương diện này lời nói của chúng tôi đều không có sức nặng, vì dù sao bọn họ mới là người chuyên nghiệp, việc chúng tôi có thể làm là giúp họ xác định vị trí đại khái...


Vì dự tính khả năng lên đảo có thể gặp phải động vật hoang dã, cho nên đội trưởng Trịnh đề nghị nếu không bị uy hiếp tính mạng, thì hết sức tránh phát sinh xung đột với động vật nơi đó.

Đáng tiếc đội trưởng Trinh không có súng lục, đây là điểm yếu của các công ty bảo an Trung Quốc so với các công ty bảo an của phương Tây. Các công ty Trung Quốc đành chú trọng tuyển người có kỹ năng cao... Đặc biệt trong đấu tay đôi. Nhìn cơ bắp trên người đội trưởng Trinh và nhân viên thì biết, bọn họ cũng không phải hạng người dễ chọc. Sau khi lên đảo, trước tiên tổ tìm kiếm cắm trại trên một khoảng đất trống, bởi vì kiểu gì chúng tôi cũng phải ở đây vài ngày, cho nên tìm chỗ nghỉ rất quan trọng. Hòn đảo này mặc dù nhìn qua không lớn lắm, nhưng nếu muốn lục soát toàn bộ, cũng phải mất nhiều ngày.

Sau khi hoàn thành cắm trại, A Quảng mang theo flycam và hai đồng đội đi kiểm tra hòn đảo, nhìn xem đây có phải hòn đảo chúng tôi muốn tìm hay không. Chúng tôi trả trước tiền thuê cho chú Rudy, hẹn ông ấy nếu ở đây có kết quả, thì sẽ quay lại đón chúng tôi.

Chú Lề cầm la bàn kiểm tra vòng quanh khu trại, xem thử có thứ ma quỷ nào ở gần không. Tôi thì giống như khách du lịch, liên tục cầm máy ảnh tự sướng...